Phân tích tuổi thai phụ thai chết trong tử cung

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết trong tử cung và phương pháp xử trí tại bệnh viện phụ sản thái bình trong 5 năm (2006 - 2010) (Trang 52 - 93)

Thai phụ thai chết trong tử cung ở độ tuổi 20-34 chiếm tỷ lệ cao nhất là 74,9%.

Trong đó thai phụ ở độ tuổi 20-24 chiếm tỷ lệ cao là 29,3%. So với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác:

- Nguyễn Đức Hinh [19]: Nhóm tuổi 25-29 tỷ lệ cao nhất là 33,7%. - Phạm Xuân KhôI [24]: Nhóm tuổi 25-29 tỷ lệ cao nhất là 33,4%. - Lê Văn Thơng [38]: Nhóm tuổi 25-29 tỷ lệ cao nhất là 34,2%. - Phùng Quang Hùng [23]: Nhóm tuổi 25-29 tỷ lệ cao nhất là 35,6%. Qua so sánh với các nghiên cứu của các tác giả ở các Bệnh Viện khác nhau tôi cũng có một tỷ lệ thai phụ thai chết trong tử cung tập trung cao nhất ở nhóm tuổi 20-34. Có thể lý giải rằng ở nhóm tuổi 20-34 hoạt động tình dục và sinh đẻ nhiều nhất.Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của tôi tại Bệnh Viện Phụ Sản Thái Bình nhóm tuổi thai chết trong tử cung cao nhất ở độ tuổi 20-24 chiếm tỷ lệ cao nhất là 29,3%.Kết quả này khác so với các tác giả khác vì theo suy nghĩ của tôi Thái Bình là một Tỉnh nông nghiệp, ngời nông dân chiếm đại đa số nên thờng có xu hớng xây dựng gia đình sớm và sinh đẻ sớm hơn so với ngời dân ở các thành phố công nghiệp khác. Tuy vậy ở Thái Bình nhóm tuổi dới 20 tuổi cũng có một tỷ lệ thai chết trong tử cung đáng kể là 5,3%. Theo tôi đây là lứa tuổi vị thành niên cơ quan sinh dục cha phát triển hoàn thiện tốt nhất để sẵn sàng mang thai, mặt khác có thể do tình trạng mang thai ngoài ý muốn, thai phụ cha có nghề nghiệp ổn định cuộc sống kinh tế phụ thuộc có ảnh hởng trực tiếp đến tâm lý, sức khoẻ và sự phát triển của thai trong cơ thể ngời mẹ dẫn đến nguy cơ cao thai chết trong tử cung

Theo các nghiên cứu ở nớc ngoài thai nghén ở những thai phụ trên 35 tuổi có tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể cao hơn nhiều so với các thai phụ dới 35 tuổi [5]. Hơn nữa những thai phụ trên 35 tuổi cũng có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý khác nh các bệnh tim mạch, cao huyết áp, nội tiết Những bệnh…

lý này ảnh hởng trực tiếp đến sự phát triển của thai trong tử cung làm nguy cơ thai chết trong tử cung tăng cao.

Theo tài liệu giảng dạy của bộ môn Sản phụ-Đại học Y Hà Nội cho biết tỷ lệ thai chết trong tử cung tăng cao dần ở những ngời mẹ trên 40 tuổi, nguy cơ thai chết trong tử cung cao gấp 5 lần so với nhóm phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ [5], [6].

4.1.3. Phân tích nghề nghiệp thai phụ TCTTC

ở bảng 3.3: Tôi thấy thai phụ thai chết trong tử cung có nghề nghiệp là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất là 69,9%.

Kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác:

- Tác giả Lê Văn Điển và Nguyễn Huy Cận thai chết trong tử cung là nông dân là 43,8% [13].

- Tác giả Phạm Bá Nha, Nguyễn Thị Ngọc Khanh là 42,6% [33]. - Tác giả Phùng Quang Hùng là 57,3% [23] .

Tỷ lệ những thai phụ thai chết trong tử cung có nghề nghiệp là nông dân vào điều trị tại Bệnh Viện Phụ Sản Thái Bình cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả khác tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương là một điều dễ hiểu vì Thái Bình là một Tỉnh nông nghiệp ngời nông dân chiếm phần lớn dân số.

Tuy vậy tại Bệnh Viện Phụ Sản Thái Bình tỷ lệ những thai phụ thai chết trong tử cung là nông dân giảm dần theo các năm nghiên cứu. Đây có thể do tình trạng đô thị hoá tại Tỉnh Thái Bình ngời nông dân có xu hớng đi làm công nhân ở các xí nghiệp, khu công nghiệp đã và đang hình thành tại Thái Bình.

Để giải thích điều này có lẽ do những thai phụ thai chết trong tử cung là nông dân có thu nhập thấp, cờng độ lao động cao, môi trờng lao động độc hại, tiếp xúc với các loại hoá chất nh thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ mà không có bảo hộ lao động an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm kém.Vì vậy cần phải tuyên truyền giáo dục nhiều hơn nữa cho ngời dân đặc biệt là phụ nữ lúc mang thai

khi lao động , tiếp xúc với môi trừơng độc hại phải nâng cao ý thức trang bị bảo hộ lao động an toàn và ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm.Trong nghiên cứu này tôi không thể tổng kết đợc số thai phụ là nông dân đã tiếp xúc trực tiếp với hoá chất, thuốc trừ sâu , thuốc diệt cỏ do thiếu sót trong khai thác và không ghi chép đầy đủ trong bệnh án .Đây là hạn chế của nghiên cứu hồi cứu.

Tỷ lệ thai phụ thai chết trong tử cung là công nhân viên chức có xu hớng tăng dần theo các năm nghiên cứu ở Tỉnh Thái Bình. Điều này có lẽ do Thái Bình trong những năm gần đây đã có thêm các khu công nghiệp, nhà máy nên tỷ lệ công nhân viên chức cũng tăng lên, ngời công nhân hiện nay có cờng độ lao động cao, thu nhập còn thấp nhất là công nhân trong các xí nghiệp dày da liên doanh với nớc ngoài tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại mà vấn đề bảo hộ lao động không đợc quan tâm đúng mức.

Nh vậy không còn là vấn đề của cá nhân mà là vấn đề chung của toàn xã hội quan tâm hơn đến những đối tợng thai nghén nhất là những đối tợng thai nghén có nguy cơ cao mà các dấu hiệu bệnh lý thờng tiềm tàng khó phát hiện.

4.1.4. Phân tích tiền sử của thai phụ TCTTC

4.1.4.1. Số lần đẻ của thai phụ

ở bảng 3.4: Tôi thấy rằng thai phụ thai chết trong tử cung con so chiếm tỷ lệ là 37,4%.

Thai phụ thai chết trong tử cung con rạ chiếm tỷ lệ là 62,6%.

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tơng đơng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác:`

- Tác giả Nguyễn Huy Bạo tỷ lệ con so là 30,8% và con rạ là 69,2% [1]. - Tác giả Phạm Xuân Khôi tỷ lệ con so là 46,6% và con rạ là 53,4% [26]. - Tác giả Phùng Quang Hùng tỷ lệ con so chiếm 37,8% và con rạ là 62,2% [23].

Tác giả Phùng Quang Hùng có nhận xét:Những thai phụ đẻ một lần nguy cơ bị thai chết trong tử cung gấp 1,4 lần với thai phụ cha đẻ , những thai phụ

đẻ từ 2 lần trở lên nguy cơ tăng gấp 2,29 lần so với thai phụ đẻ một lần, những thai phụ đẻ trên 3 lần nguy cơ tăng 2,53 lần so với thai phụ đẻ ít hơn [23].

Qua nghiên cứu này của tôi cũng thấy rằng những thai phụ đẻ càng nhiều nguy cơ thai chết trong tử cung càng cao. Do vậy vấn đề sức khoẻ sinh sản cần phải đợc quan tâm nhiều hơn nữa là đẻ ít, đẻ tha sẽ làm giảm nguy cơ thai chết trong tử cung.

4.1.4.2. Phân tích tiền sử nạo hút thai

ở bảng 3.5: Những thai phụ thai chết trong tử cung có tiền sử nạo hút thai chiếm tỷ lệ là 19,6%.

Kết quả của nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả của các tác giả khác: - Tác giả Phạm Xuân Khôi là 5,3% [26].

- Tác giả Phùng Quang Hùng là 8% [23].

Nhng kết quả của tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả An Thị Thu Hà là11,4% [15] (Tác giả nghiên cứu thai chết trong tử cung có sẹo mổ tử cung cũ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nạo hút thai không những ảnh hởng đến sức khoẻ của thai phụ mà còn là điều kiện dễ viêm nhiễm niêm mạc tử cung gây cho thai làm tổ không tốt, dinh dỡng cho thai kém có thể dẫn đến thai chết trong tử cung.

Do vậy để hạn chế nạo hút thai các cán bộ y tế cần t vấn, hỗ trợ các biện pháp tránh thai cho cả nam và nữ, cho mọi lứa tuổi để hạn chế mang thai ngoài ý muốn nhất là lứa tuổi vị thành niên. Đặc biệt vấn đề vô khuẩn đảm bảo vô trùng khi làm thủ thuật nạo hút thai tại các cơ sở y tế nhất là các cơ sở y tế t nhân cần đợc thực hiện nghiêm chỉnh.Nếu không không những ảnh hởng đến sức khoẻ của thai phụ mà còn ảnh hởng xấu đến lần mang thai sau của họ.

4.1.4.3. Phân tích theo số lần sẩy thai

ở bảng 3.6 có kết quả: Tỷ lệ thai phụ thai chết trong tử cung có tiền sử sẩy thai là 24%.

So với các tác giả khác:

- Tác giả Nguyễn Huy Bạo là 11,2% [1]. - Tác giả Phạm Xuân Khôi là 10,8% [24]. - Tác giả An Thị Thu Hà là 10,2%[15].

- Tác giả Phùng Quang Hùng là 14%, tỷ suất chênh(OR) tăng dần theo số lần sẩy thai và nh vậy có sự liên quan giữa nguy cơ thai chết trong tử cung và tiền sử sẩy thai ,ở những thai phụ có tiền sử sẩy thai nhiều lần thì nguy cơ thai chết trong tử cung càng cao [23].

Kết quả nghiên cứu này về tiền sử sẩy thai cao hơn nhiều so với các tác giả khác. Điều này có thể do ở Thái Bình đời sống ngời dân còn nhiều khó khăn,làm việc lao động vất vả, nặng nhọc nên nguy cơ sẩy thai là rất lớn.

Ngày nay nguyên nhân sẩy thai đã đợc biết khá nhiều nhng nguy cơ thai chết trong tử cung liên quan đến tiền sử sẩy thai cha đợc giải thích thoả đáng.

Theo Bài giảng sản phụ khoa (1993) số lần sẩy thai càng nhiều thì nguy cơ chảy máu cao hơn rất nhiều so với những thai phụ đẻ lần đầu [5].

Chính vì thế chúng ta cần chăm sóc tốt cho thai phụ , cố gắng tránh sẩy thai, tìm hiểu nguyên nhân gây sẩy thai một cách kỹ lỡng để dự phòng và điều trị cho những lần mang thai tiếp theo.

4.1.4.4. Phân tích theo tiền sử thai chết trong tử cung:

ở bảng 3.7:

Theo nghiên cứu của tôi thai phụ thai chết trong tử cung có tiền sử thai chết trong tử cung chiếm 10,1%.

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả:

- Tác giả Trần Ngọc Kính và Bùi Xuân Quyền thai phụ thai chết trong tử cung có tiền sử thai chết trong tử cung là 8,0% [21].

- Tác giả Phùng Quang Hùng:Tỷ lệ thai phụ thai chết trong tử cung có tiền sử TCTTC là 5,6%,nguy cơ các thai phụ có tiền sử thai chết trong tử cung cao gấp2,39 so với thai phụ không có tiền sử thai chết trong tử cung [23].

Kết quả nghiên cứu này của tôi cao hơn của các tác giả khác.

Theo tác giả Đỗ Thị Huệ [22]: Những thai phụ thai chết trong tử cung có tiền sử thai chết trong tử cung thì nguy cơ chảy máu cao gấp nhiều lần so với những thai phụ thai chết trong tử cung cha có tiền sử thai chết trong tử cung do đã có những can thiệp vào buồng tử cung làm cho tử cung bị tổn thơng gây viêm nhiễm, nuôi dỡng kém...

Theo Phùng Quang Hùng: Tác giả Korina cũng thừa nhận sự gia tăng tỷ lệ thai chết trong tử cung ở những thai phụ có tiền sử thai chết trong tử cung [23].

Nh vậy nếu hiểu rõ đợc nguyên nhân thai chết trong tử cung và những vấn đề liên quan thì chúng ta có thể dự phòng và điều trị đợc tình trạng thai nghén tiếp theo. Tuy nhiên cũng không ít những thai phụ thai chết trong tử cung có tiền sử thai chết trong tử cung không xác định đợc nguyên nhân. Đây chính là nỗi lo của ngời bệnh cũng nh của ngời bác sỹ sản khoa đòi hỏi ngời bác sỹ sản khoa phải suy nghĩ tìm mọi cách để chẩn đoán nguyên nhân thai chết trong tử cung. Chính vì vậy cần phải có những xét nghiệm thăm dò chuyên sâu đợc áp dụng một cách rộng rãi để góp phần vào việc chẩn đoán nguyên nhân thai chết trong tử cung. Khi đã đợc chẩn đoán là thai chết trong tử cung thì cần phải đợc chủ động xử trí tích cực, đúng đắn và có sự chuẩn bị tốt để đề phòng các biến chứng nặng nề có thể sảy ra nhất là biến chứng chảy máu.

4.1.4.5. Phân tích tiền sử mổ đẻ cũ ở tử cung của thai phụ TCTTC

ở bảng 3.8: Tại nghiên cứu này của tôi thai phụ thai chết trong tử cung có tiền sử mổ cũ ở tử cung là 5,2%.Có xu hớng tăng nhanh trong thời gian nghiên cứu(Năm2006 chỉ có1,9% đến năm 2006 đã là 6,8%)

- Tác giả An Thị Thu Hà (2004) là 9,01% [15].

- Tác giả Phùng Quang Hùng (2006) là 11,96% [23].

Kết quả nghiên cứu của tôi cũng gần tơng đơng với các tác giả khác. Trong nghiên cứu này có 20 trờng hợp thai chết trong tử cung có sẹo mổ cũ ở tử cung thì 18 trờng hợp là mổ đẻ(Đều trên 24 tháng) và 2 trờng hợp là mổ bóc nhân xơ.Trong đó có 3 trờng hợp chuyển dạ tự nhiên và 17 trờng hợp đợc gây chuyển dạ thành công là 16 trờng hợp nhng đã có 3 trờng hợp có biến chứng chảy máu nhng trong đó chỉ có 1trờng hợp phải truyền 3 đơn vị máu còn 2 trờng hợp chỉ truyền 2 đơn vị máu là ổn định.Điều này cho thấy thai phụ có sẹo mổ cũ thờng quan tâm đến tình trạng thai nghén của mình hơn và kỹ thuật chuẩn đoán trớc sinh ngày càng phát triển, hoàn thiện đã phát hiện bệnh sớm giúp cho xử trí thai chết trong tử cung ngày càng chủ động và đạt kết quả tốt tránh đợc những tai biến biến chứng nặng nề cho các thai phụ thai chết trong tử cung.

Những năm gần đây xu hớng mổ lấy thai tăng cao ở các Bệnh Viện lớn nh: Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội có tỷ lệ 30-40%[15].Bệnh Viện Phụ Sản Thái Bình cũng có tỷ lệ 34-37%. Tử cung có vết mổ cũ là nguyên nhân dẫn đến bất thờng về vị trí bám của bánh rau, sự nuôi dỡng kém và chảy máu diện rau bám. Theo nghiên cứu của tác giả An Thị Thu Hà: Kết quả nghiên cứu của Smit G-C và cộng sự tại Scotland trên 120.633 thai phụ đã đa ra nhận xét là : Sự tăng lên có ý nghĩa của nguy cơ thai chết trong tử cung theo tuổi thai các thai phụ có tiền sử mổ cũ [15].

Thai nghén ở thai phụ có mổ cũ ở tử cung hiện nay đợc coi là thai nghén có nguy cơ cao cần đợc quản lý và theo dõi chặt chẽ [22], [23].

Vì vậy vấn đề mổ lấy thai đợc giải quyết nh thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ tay nghề và trách nhiệm của ngời bác sỹ sản khoa nhằm giảm thiểu nguy cơ thai chết trong tử cung cho lần mang thai sau.

4.1.4.6. Phân tích các bệnh lý của thai phụ TCTTC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo bảng 3.9: Có kết quả 24,9% thai phụ thai chết trong tử cung có tiền sử bệnh lý trong đó cao nhất là nhóm tiền sản giật là 65 tr ờng hợp chiếm 17,4%.Trong xử trí thai chết trong tử cung tiền sản giật có đến 19 trờng hợp có biến chứng chảy máu trong đó có 2 trờng hợp con rạ sau khi thai ra chảy máu nhiều đã đợc điều trị nội khoa tích cực nhng không kết quả phải cắt tử cung bán phần và 2 trờng hợp phải truyền 3 đơn vị máu mới ổn định.

Bệnh lý của ngời mẹ luôn có liên quan đến nguy cơ thai chết trong tử cung.

Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân đợc biết đến gây nên thai chết trong tử cung. Nếu đợc quản lý, phát hiện và điều trị tốt bệnh có thể khỏi chính vì vậy việc tuyên truyền giáo dục để thai phụ đi khám thai định kỳ có nhiều ý nghĩa to lớn trong phòng nguy cơ thai chết trong tử cung.

4.1.5. Phân tích triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán thai chết trong tử cung

4.1.5.1. Phân tích theo triệu chứng lâm sàng

ở bảng 3.10: Có 353 trờng hợp thai phụ thấy mất cử động thai chiếm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết trong tử cung và phương pháp xử trí tại bệnh viện phụ sản thái bình trong 5 năm (2006 - 2010) (Trang 52 - 93)