5 ngày sau khi nuôi cấy trên môi trường đặc, quan sát trên bề mặt thạch xuất hiện các quần lạc tảo màu vàng xanh mọc rải rác, trải đều, dạng váng trên bề mặt thạch (hình 4.2) mà không mọc thành từng cụm riêng biệt do đó không xác định được
Chlorella sp thuần chủng thu được sau phân lập.
Tảo giống thu ngoài tự nhiên sau khi đã nhân sinh khối.
số quần lạc tảo trung bình trên một đĩa petri cũng như số tế bào tảo trung bình trên một quần lạc. Theo chúng tôi, nguyên nhân của nó thuộc về chất lượng thạch. Agar làm môi trường thạch không phải là agar chuyên dùng cho nuôi cấy (bacter agar), agar đã sử dụng là agar thực phẩn, do đó hình dạng các quần lạc tảo trong thí nghiệm trên cũng có nhiều điểm khác biệt so với hình dạng quần lạc tảo trong một số báo cáo đã công bố (Vũ Thị Thùy Minh, 2006) [12].
Quan sát trên kính hiển vi thấy: Đại đa số quần lạc tảo mọc trên bề mặt thạch
là Chlorella sp. So sánh trên 2 môi trư ờng dinh dưỡng là F/2 và TH.04 thì các quần
lạc tảo trên môi trường TH.04 ít tạp hơn nhiều so với môi trường F/2).
Hình 4.2: Quần lạc tảo mọc trên các đĩa thạch.
Sau khi đã lấy được các quần thể tảo Chlorella sp đang phát triển, đem hòa tan vào trong các lọ thủy tinh (có nút bông cách ly với môi trường bên ngoài nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn) chứa 9 ml n ước biển lọc sạch (đã bón môi trường dinh dưỡng). Sau 2 ngày, tảo đã phát triển, dịch tảo có màu xanh tươi hơi vàng. Tuy nhiên, do tảo sau khi phân lập đôi khi còn bị nhiễm tạp, vi khuẩn, vì vậy chúng tôi tiến hành thuần chủng lại bằng cách nuôi tảo trong các lọ thủy tinh khoảng 5 ngày, lọc lấy phần dịch tảo v à đưa vào nuôi cấy lại trên môi trường thạch.
Kết quả của phân lập tảo giống Chlorella sp bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường đặc ở 2 môi trường dinh dưỡng được thể hiện chi tiết qua bảng d ưới đây:
Bảng 4.2. Độ thuần chủng của Chlorella sp (%) bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch ở các môi tr ường dinh dưỡng khác nhau.
Môi trường dinh dưỡng Cấy lần đầu Cấy lại
Môi trường F/2 90.57±0.76 94.73±0.83
Môi trường TH.04 99.03±0.16 100±0.00
Qua bảng 4.2 Chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
Ởcác lần phân lập (lần đầu và sau khi cấy lại) mức độ thuần tr ên môi trường TH.04 đều cao hơn môi trường F/2.
Do vậy, phân lập Chlorella sp bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường đặc (thạch) ở môi trường dinh dưỡng TH.04 đạt hiệu quả cao h ơn trên môi trường dinh dưỡng F/2. Kết quả này cũng tương tự như kết quả mà Vũ Thị Thùy Minh (2006) [12] thu được khi phân lập Chlorella sp tạo ra dòng thuần khiếtChlorella sp
để phục vụ những nghiên cứu của mình.
Hình 4.3: Kết quả phân lập Chorella sp thuần chủng bằng phương pháp nuôi
cấy trên môi trường đặc (ảnh được chụp dưới độ phóngđại 40×10 lần).
Như vậy sau khoảng thời gian 10 ngày tiến hành nuôi cấy trên môi trường đặc với môitrường dinh dưỡng là TH.04 thì từ mẫu tảo thu ngoài tự nhiên (sau khi đã nhân sinh khối) thì thuđược tảo giống Chlorella sp có độ thuần chủng100%.
Với đối tượng là Chlorella sp thì phân lập thuần chủng giống tảo này bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường đặc là rất hiệu quả. Sở dĩ như vậy là do đặc điểm cấu tạo của Chlorella sp không có phần phụ.Do đó, các thao tác như cấy tảo, tách quần lạc tảo ra khỏi đĩa thạch ít gây tổn th ương cơ học đến cơ thể cũng như sự sinh trưởng và phát triển sau này. Đồng thời, Chlorella sp có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường sống cộng với mức độ chiếm ưu thế của loài trong mẫu (mẫu tảo thu ngoài tự nhiên sau khi đã nhân sinh khối) là tương đối lớn. Bên cạnh đó, môi trường thạch không phải l à điều kiện lý tưởng cho vi tảo sinh tr ưởng và phát triển chính từ lý do này làm cho các loài tảo khác không có điều kiên để phát triển mạnh. Do đó thí nghiệm đã đạt độ thuần chủng của Chlorella sp đạt rất cao trong thời gian tương đối ngắn.
Như vậy, trong 2 thí nghiệm về phân lập, dựa v ào độ thuần chủng của
Chlorella sp và thời gian phân lập thì môi trường TH.04 là môi trường dinh dưỡng thích hợp hơn so với F/2 còn giữa 2 phương pháp phân l ập pha loãng và nuôi cấy trên môi trường đặc thì nuôi cấy trên môi trường đặc cho hiệu quả cao nhất.