Hình 3.8: Lưu giữChlorella sp
ở nhiệt độ 7 – 80C (trong tủ lạnh)
Nhân sinh khối Chlorella sp thuần chủng đã phân lập được. Đến khi đạt được thể tích cung cấp đủ cho lưu giữ và mật độtế bào cao (tảo đang ở gần cuối pha logarit) tiến hành bổ sung muối dinh dưỡng vào dung dịch tảo rồi đem đi lưu giữ. Hàm lượng muối dinh dưỡng cần bổ sung là 1 mL dung dịch mẹ cho 1 l dung dịch tảo.
Lưu giữ tảo lục Chlorella sp trên 2 điều kiện nhiệt độ là 7 – 80C trong tủ lạnh, và 300C trong tủ ấm, ở 2 môi trường dinh dưỡng (F/2 và TH0.04) với 2 dạng dịch nuôi là bán lỏng và lỏng. Các thí nghiệm đ ược tiến hành đồng thời.
Bảng3.1 Thí nghiệm lưu giữChlorella sp trongđiều kiện dịch nuôi dạng lỏng
với nhiệt độ và môi trường dinh dưỡng khác nhau.
Lô thí nghiệm Điều kiện lưu
giữ
Lô 3 Lô 4 Lô 7 Lô 8
Nhiệt độ 7-80C 300C 7-80C 300C
Môi trường
dinh dưỡng TH.04 F/2
Bảng3.2 Thí nghiệm lưu giữChlorella sp trongđiều kiện dịch nuôi dạng bán
lỏng với nhiệt độ và môi trường dinh dưỡng khác nhau.
Lô thí nghiệm Điều kiện lưu
giữ
Lô 1 Lô 2 Lô 5 Lô 6
Nhiệt độ 7-80C 300C 7-80C 300C
Môi trường
dinh dưỡng TH.04 F/2
Điều kiện lưu giữ:
Mật độ: 12.8×106 tb/mL. Độ mặn: 200/00.
Thí nghiệm 1: Lưu giữ trong điều kiện dịch nuôi dạng lỏng.
Chuẩn bị các lọ thuỷ tinh có dung tích l à 150 mL, nút được làm bằng bông gòn, bên ngoài được bọc bằng giấy bạc.
Lấy 100 mL dung dịch Chlorella sp đã được bổ sung muối dinh d ưỡng cho vào lọ thuỷ tinh có dung tích 150 mL.
Đậy nút lại và đưa đi lưu giữ ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Thí nghiệm 2: Lưu giữ Chlorella sp trong điều kiện dịch nuôi dạng bán
lỏng.
Chuẩn bị các lọ thuỷ tinh có dung tích 150 mL, nút lọ làm bằng bong gòn, bên ngoài được bọc bằng giấy bạc.
Chuẩn bị môi trường thạch: Pha môi tr ường thạch giống như môi trường thạch đã sử dụng trong thí nghiệm phân lập bằng ph ương pháp cấy trong môi trường thạch. Sau khi thạch được đun sôi (tan hết agar), để nguội tự nhiên cho đến khi thạch gần đông thì cho vào các lọ thuỷ tinh (150 mL) với 50 mL/1 lọ
Để nghiêng các lọ thuỷ tinh một góc khoảng 450 tạo ra bề mặt thạch nghiêng trong các lọ lưu giữ tảo.
Để thạch nguội tự nhiên đến khi thạch đông cứng, lấy dung dịch tảo Chlorella sp (như ở thí nghiệm 1 lưu giữ) có bổ sung dinh dưỡng cho vào các lọ này (50 mL dung dịch tảoChlorella sp/ 1 lọ)
Đậy nút lại và đem đi lưu giữ.
Cả hai Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức, tương ứng với thang nhiệt độ lưu giữ là 7 – 8 0C (trong tủ lạnh) và ở 300C (trong tủ ấm), trên 2 môi trường dinh dưỡng là F/2 và TH.04. Số lần lặp lại thí nghiệm là 3 lần.
Sau 14 ngày lưu giữ, tiến hành nuôi nhân giống trở lại để kiểm tra sự phát triển của tảo ở các điều kiện lưu giữ khác nhau: Chuyển tảo Chlorella sp từ tủ lưu giữ giống sang phòng nuôi tảo (nhiệt độ khoảng 20-220C) trong các lọ có dung tích 250
mL. Với mật độ banđầu 1.6×106 tb/mL và môi trường dinh dưỡng tương tự như môi trường dinh dưỡng đã sử dụng trong lưu giữ. Cácđiều kiện thí nghiệm còn lại giống với điều kiện trong lưu giữ.
Các chỉ tiêu đánh giá: Các chỉ tiêu so sánh để đánh ảnh hưởng của các điều kiện lưu giữ đến sự sinh trưởng và phát triển của tảo ở các lô thí nghiệm sau khi lưu giữ là: Hình dạng đường sinh trưởng củaChlorella sp, mật độ cực đại, thời gian đạt cực đại, thời gian duy trì cực đại (độ dài của pha cân bằng) và tốc độ sinh trưởng hàng ngày củaChlorella spở các lô thí nghiệm.
Qua 2 thí nghiệm trên đánh giá được điều kiện (dạng dịch nuôi tảo, nhiệt độ và môi trườngdinh dưỡng)lưu giữ thích hợp nhất cho tảo lục Chlorella sp.