Phân lập bằng phương pháp pha loãng

Một phần của tài liệu phân lập và lưu giữ tảo giống thuần chủng chlorella sp nước mặn làm thức ăn cho các đối tượng nuôi thủy sản (Trang 50 - 53)

Kết quả phân lập tảo giống thuần chủngChlorella sp bằng phương pha loãng trên 2 môi trường dinh dưỡng (môi trường dinh dưỡng F/2 và TH.04) được thể hiện như sau:

Bảng 4.1: Mức độ thuần chủng (%) của tảo giống Chlorella sp nước mặn bằng

phương pháp pha loãng:

MT Độ pha loãng F/2 TH.04 Tảo giống (tạp) 62.32±0.36 62.32±0.36 10-1 86.43±0.97 92.07±0.79 10-2 88.01±0.54 95.04±0.34 10-3 89.01±0.81 97.49±0.25 10-4 63.69±0.38 100±0.00

Môi trường dinh dưỡngTH.04

 Độ thuần chủng của Chlorella sp tăng lên nhanh qua các lần phân lập pha loãng và tăng nhanh nhất sau lần phân lập thứ nhất (độ pha loãng 10-1). Qua lần phân lập này (10-1) độ thuần chủng của Chlorella sp tăng lên từ 62.32±0.36 % (mức độ chiếm ưu thế củaChlorella sp trong mẫu tảo giống thu ngoài tự nhiên và đã nhân sinh khối) đến 92.07±0.79 %. Nguyên nhân là do trong hỗn hợp tảo giống thu ngoài tự nhiên thì Chlorella sp có mật độ cũng như mức độ chiến ưu thế của loài là khá cao (mật độ 3.2×106 tb/ml và chiếm 62.32±0.36 % thành phần các loài tảo có trong

mẫu). Đồng thời, vi tảo đã qua giai đoạn thích nghi với điều kiện môi tr ường sống mới(điều kiện phòng thí nghiệm).

 Ở độ pha loãng 10-4 thì từ mẫu tảo thu ngoài tự nhiên đã phân lập được tảo giống Chlorella sp có độ thuần chủng 100%, quan sát trên kính hiển vi thấymật độ của chúng trong mẫu còn lại cũng rất cao, do đó ở các độ pha loãng về sau (từ 10-5 trở đi) vẫn thu được tảo giống thuần chủng 100%.

Môi trường dinh dưỡng F/2

 Diễn biến độ thuần chủng của Chlorella sp qua các lần pha loãng cũng có nhiều điểm tương tự như ở môi trường dinh dưỡng TH.04 nhưng ở mức độ thấp hơn. Độ thuần chủng của Chlorella sp trong thí nghiệm này cao nhất có thể đạt đến 89.01±0.81 %ở lọ cóđộ pha loãng 10-3.

 Từ độ pha loãng 10-4 trở đi, độ thuần chủng của Chlorella sp có xu hướnggiản xuống. Theo chúng tôi có 2 nguy ên nhân chính như sau: (1) mật độ củaChlorella sp

còn lại sau 3 lần pha loãng là rất thấp, do đó ở độ pha loãng sau (10-4 trở đi) mật độ quá thưa sẽ là điều kiện bất lợi cho vi tảo sinh tr ưởng và nhân tăng sinh khối, ngoài ra ở một số lô thí nghiệm tảo có dấu hiệu suy tàn.(2) môi trường dinh dưỡng F/2 là môi trường thích hợp cho nhiều loài tảo mà không thật sự thích hợp vớiChlorella sp. Nên

trong mẫu Chlorella sp không phát triển lấn át các loài tảo khác. Vì vậy trong mẫu vẫn xuất hiện một số loài tảo tạp đặc biệt là một số tế bào có khả năng thích nghi cao. Chính vì những lý do này làm cho độ thuần chủng của Chlorella sp trong lô thí

nghiệm này không những không tăng lên mà còn có xu hướng giảm đi.

 Kết quả của thí nghiệm cho thấy mật độ của loài tảo phân lập và mức độ chiếm ưu thế của loài trong mẫu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân lập (độ thuần chủng,thời gian phân lập cũng nh ư độ pha loãng cần thiết).

 Qua thí nghiệm trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Phân lậpChlorella sp bằng phương pháp pha loãng trên môi trường TH0.04 là hiệu quả hơn so với môi trường F/2. Biểu hiện ở mức độ thuần chủng đạt đ ược

cao hơn và ở độ pha loãng thấp hơn. Ngoài ra, trong cùng m ột độ pha loãng thì thìở môi trường TH.04 có độ thuần chủng của Chlorella sp cũng lớn hơn trên môi trường F/2.

Điểm khác biệt lớn nhất và mang tính quyết định đến sự phát triển của

Chlorella sp là hàm lượng N có trong 2 loại môi trường dinh dưỡng này. Theo TS Hoàng Thị Bích Mai (1999) [4] thì Chlorella sp là một loài tảo ưa môi trường sống có hàm lượng đạm cao. Mặt khác, so sánh 2 môi trường dinh dưỡng (TH.04 và F/2) thì môi trường TH.04 có hàm lượng đạm cao hơn môi trường F/2. Chính vì vậy mà

Chlorella sp phát triển tốt trong môi trường TH.04 hơn là trong môi trường F/2. Sau khoảng thời gian 20 ngày tiến hành pha loãng thì từ mẫu tảo thu ngoài tự nhiên (đã nhân sinh khối) thu được tảo giống Chlorella sp thuần chủng 100% bằng phương pháp phân lập pha loãng trên môi trường dinh dưỡng TH.04. Hay nói cách khác với điều kiện tự nhiên vùng ven biển Khánh Hòa thì môi trường TH.04 là rất thích hợp với tảo lục Chlorella sp. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thu được trong một số công trình nghiên cứu như: của TS Hoàng Thị Bích Mai, 1999 “Môi trường sử dụng trong nuôi trồng một số tảo lục đơn bào” và Vũ Thị Thùy Minh, 2005 trong việc phân lập Chlorella sp để nghiên cứu vai trò của vi tảo này trong xử lý nước thải ao nuôi trồng thủy sản…

Trong quá trình thực hiện các thí nghiệm này, chúng tôi nhận thấy thành phần các loài tảo tạp xuất hiện trong mẫu chủ yếu là Cosmarium, Phormidium,

Anabecna, một số tảo silíc lông chim Navicula sp…..Song nhiều nhất là Cosmarium

và Phormium và 2 loài tảo tạp này cũng là vấn đề khó khăn nhất gặp phải trong quá

trình thực hiện phân lập thuần chủng Chlorella sp. Cosmarium là loài tảo có nguồn gốc nước ngọt, Phormium lại ưa môi trường nước có độ mặn trên dưới 200/00 (theo Hoàng Thị Bích Mai, 1995). Dựa vào đặc điểm này, trong quá trình nhân sinh khối trước khi đưa vào phân lập, để giảm mật độ Cosmarium chúng tôi nâng dần độ mặn môi trường nước nuôi từ 20 0/00 lên 300/00 400/00 500/00 và hạ dần xuống

400/00 30 0/00 20 0/00 10 0/00 sau đó nâng trở lại lên 200/00để giảm mật độ củaPhormium. Kết quả cho thấy phương pháp này cũng đạt hiệu quả khá cao.

Ngoài ra, so sánh với kết quả của một số báo cáo về phân lập tảo giống thuần chủng đã công bố, chúng tôi nhận thấy thời gian phân lập để tạo ra Chlorella sp

thuần chủng (20 ngày) dài hơn một số loài tảo khác như Nizschia sp (15 ngày), và Naviculla sp (12 ngày) (theo Bùi Thị Vân, 2007) [1]. Nguyên nhân chính là ở mỗi độ pha loãng chúng tôi nhân sinh khối tảo với một thời gian t ương đối dài (5 ngày). Cơ sở của việc bố trí thí nghiệm nh ư trên là Chlorella sp có chu kỳ sinh trưởng tương đối dài (theo Nguyễn Thị Xuân Thu, 2004) [6]. Do đó, thời gian 5 ng ày để nhân sinh khối sau mỗi lần pha loãng là khoảng thời gian cần thiết cho thí nghiệm.

Hình 4.1: Hình Chlorella sp trước và sau khi phân lập.

Một phần của tài liệu phân lập và lưu giữ tảo giống thuần chủng chlorella sp nước mặn làm thức ăn cho các đối tượng nuôi thủy sản (Trang 50 - 53)