Có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng khác nhau để nuôi trồng tảo lục
Chlorella đạt hiệu quả cao. Đó là môi trường vô cơ thuần khiết, môi trường phân hóa học…Môitrường hữu cơ như chiết suất phân gia cầm, phân tằm, bột cá, n ước thải sinh hoạt, bột nhộng tằm, nước tiểu…Bên cạnh đó có thể dùng hỗn hợp vô cơ lẫn hữu cơ.
Muzapharov (năm 1974), đã sử dụng môi trường 04, môi trường Lênigrat, môi trườngMyers và môi trườngTamiya … Trongcác môi trường trên đều có đạm ở dạng nitrat hoặc ở dạng amôni v à có hàm lượng phôt pho ở dạng PO4-. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, lúc đầu tảo sử dụng ở dạng amôn, sau đó là dạng nitrat (Muzapharov và ctv, 1961. Trích Theo Trần Thị Tho, 1999) [9].
Bằng nhiều thí nghiệm các nhà khoa học đã tìm ra hàm lượng dinh dưỡng cho môi trường 04 cải tiến thích hợp nhất để nuôi trồng Chlorella (g/1lit dung dịch nuôi) [9] là: (NH4)2SO4 0.3 Ca(NO3)2 0.007 MgSO4.7H2O 0.12 FeCl2 (dung dịch 1%) 0.0003 KH2PO4 0.45 NaHCO3 0.1 KCl 0.037 dịch chiết đất 0.5
Người ta thường áp dụng môi trường 04 cải tiến này cho các thí nghiệm trong các dụng cụ thủy tinh hoặc nuôi ở diện hẹp. Việcbổ sung các chất hữu c ơ vào môi trường vô cơ làm tảo phát triển mạnh mẽ, làm tốt trạng thái chung và tăng năng suất của tảo (trích theo Trần Thị Tho, 1999) [9].
Ở Việt Nam, một số môi trường dinh dưỡng được coi là thích hợp cho
Chlorella như môi trường Provasoli, L; môi trường McLauhglin, J.J.A; và môi trường M.R. (1957) (theo Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv, 2004) [6]. Tuy nhiên, trong một số báo cáo gần đây về phân lập v à lưu giữ giống tảo thuần chủng thì môi trường TH.04 được coi là môi trường dinh dưỡng thích hợp nhất đối với Chlorella
(theo Vũ Thị Thùy Minh, 2006) [12], ngoài ra môi trường dinh dưỡng Eminson cũng được Trần Thị Thanh Nga sử dụng để phân lập Chlorella sp thuần chủng và cũng cho hiệu quả rất cao .