a, Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thu mẫu: Lưới vớt động vật, thực vật nổi
Dụng cụ chứa: Chai, lọ, can nhựa có dung tích từ 0.5 – 10 lít
Các dụng cụ trong phân lập: Đĩa pertri, ống nghiệm 30 mL, lọ thuỷ tinh có dung tích 50 mL, các bình nón có dung tích 100 mL, 250 mL, 500 mL, 1 l.
Dụng cụ trong lưu giữ: Các lọ thuỷ tinh có dung tích 150 mL.
Hình 3.3 Hìnhảnh cân điện tử (trái) và kính hiển vi (phải) phục
vụ cho nghiên cứu.
Ngoài ra còn có các dụng cụ khác như: Hệ thống kính hiển vi quang học, buồng đếm hồng cầu, buồng đếm hồng cầu Neubauer, cân điện tử, lam, lam men, giá để ống nghiệm, pipet 0. 5mL 1mL, 3mL, 10mL, ống đong 50 mL, que cấy, đũa khuấy thủy tinh, nồi nấu aga. Các dụng cụ thí nghiệm đ ược rửa sạch bằng xà phòng, nước máy, để khô, nút bông, quấn báo, đem sấy ở 1050C trong 12giờ.
Toàn bộ các thí nghiệm được tiến hành trong Phòng thí nghiệm Sinh lý – Sinh thái, Bộ môn Cơ sở sinh học nghề cá, Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, Tr ường Đại Học Nha Trang. Nhiệt độ phòng được duy trìở khoảng20-220C bằng hệ thống máy điều hòa.
Cường độ ánh sáng được điều chỉnh nhờ hệ thống đèn neon.
Thiết bị phục vụ cho phân lập v à lưu giữ còn có: Tủ nuôi cấy là tủ kính khung kim loại, bên trong có chia các ngăn và đư ợc bố trí hệ thống đèn neon và đèn cựu tím. Có hệ thống giá kim loại phục cho việc nhân sinh khối. ngoài ra còn có hệ thống tủ lạnh, tủ sấy dụng cụ.
c, Nguồn nước
Nước ngọt: Nước cất, tại phòng thí nghiệm môi trường, khoa Nuôi Trồng Đại Học Nha Trang.
Nước mặn: Nước biển lọc sạch, đã qua xử lý hóa chất tại Trại Sản xuất giống nuôi trồng thủy sản – Trường Đại Học Nha Trang.
Độ mặn môi trường nuôi: Sử dụng nước có độ mặn 200/00. Nước mặn được pha theo quy tắc sau (Quy tắc đường chéo).
Hình 3.4: Cách pha độ mặn.
Trong đó:
a ppt (c-b)Va ppt
b ppt (a-c)Vb ppt
a, b, c tương ứng với độ mặn của nước mặn, nước ngọt và nước sau khi pha. Va, Vbthể tích nước ngọt và nước mặn cần sử dụng.