D. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN KHÍCH TÁC GIẢ SÁNG CHẾ TẠO RA VÀ BÁO CÁO VỀ SÁNG CHẾ
E. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Nhiều nước duy trì bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà tất cả tổ chức đại diện sáng chế và người đại diện sáng chế phải tuân thủ trong quá trình hành nghề. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp ở một số nước được xây dựng dựa trên các chuẩn mực đạo đức dành cho những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực pháp lý. Một số nước cũng tham khảo những ý kiến phàn nàn mà Cơ quan sáng chế nhận được hoặc có trực tiếp từ khách hàng hoặc thông qua tham khảo ý kiến các tổ chức pháp lý khác, như hiệp hội luật sư. Ví dụ, một đại diện sáng chế bị tước giấy phép hành nghề luật thì cũng bị tước giấy phép đại diện cho khách hàng trước Cơ quan sáng chế.
Đại diện sáng chế phải biết và hiểu các quy tắc đạo đức nghề nghiệp có liên quan ở nước mình. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thường có ý nghĩa phổ biến. Nếu đại diện sáng chế tự vấn “Điều này có phù hợp hoặc hợp lý hay không?” và câu trả lời là “không” thì họ cần nghĩ lại trước khi thực hiện, bất kể đó là việc gì (Dù là một tình huống không được điều chỉnh quy tắc đạo đức nghề nghiệp thì vẫn bị coi là hành động sai trái).
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp có sự khác nhau giữa các nước, do vậy đại diện sáng chế cũng cần lưu ý đến những khác biệt của các quy tắc đạo đức khi nộp đơn ở nước khác. Dưới đây là một số quy tắc đạo đức nghề nghiệp phổ biến, thường được coi là các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp:
1. Đại diện sáng chế không được cố ý nộp đơn đăng ký sáng chế vô hiệu (sáng chế hết thời hạn đăng ký, sáng chế không có khả năng áp dụng, v.v.). Đôi khi, đại diện sáng chế có thể cần nộp một đơn mà sẽ tạo ra thách thức cho chính phủ không có khả năng áp dụng, v.v.). Đôi khi, đại diện sáng chế có thể cần nộp một đơn mà sẽ tạo ra thách thức cho chính phủ và kết quả là đơn không được chấp nhận. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, nhiều đơn đăng ký sáng chế về công nghệ ở giai đoạn đầu bị đặt câu hỏi về khả năng bảo hộ sáng chế. Trên thực tế, vấn đề về khả năng bảo hộ cho các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học được quyết định bởi Toà án tối cao Hoa Kỳ, chứ không phải Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ. Đây hoàn toàn là vấn đề đạo đức đối với đại diện sáng chế khi nộp đơn dẫn đến phản đối đó; tuy nhiên, nó có thể là vấn đề đạo đức đối với đại diện sáng chế khi không sớm tư vấn cho khách hàng rằng đơn sẽ tạo ra sự phản đối.