Thể nhân là cá nhân, không phải là một doanh nghiệp hoặc một quan hệ hợp tác.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế (Trang 54 - 58)

C. NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

22. Thể nhân là cá nhân, không phải là một doanh nghiệp hoặc một quan hệ hợp tác.

Thời hạn nộp đơn PCT

Dưới đây là các bước cơ bản để nộp đơn PCT.

Bắt đầu

Thông thường, các thời hạn của đơn PCT phát sinh khi người nộp đơn nộp đơn đăng ký sáng chế quốc gia ở nước sở tại. Trong đơn PCT tiếp theo, người nộp đơn có thể yêu cầu hưởng ngày nộp đơn quốc gia là “ngày ưu tiên”. Ngày ưu tiên là ngày nộp của đơn sớm nhất mà sẽ làm phát sinh quyền ưu tiên. Để được hưởng ngày ưu tiên, phải nộp bản sao có xác nhận của đơn trước khi kết thúc tháng thứ 16 kể từ ngày ưu tiên. Nếu đơn không yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì ngày nộp đơn PCT sẽ là được coi là ngày ưu tiên (mới) của đơn.

Tháng thứ 12

Theo Công ước Paris, người nộp đơn có 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn PCT cho cùng sáng chế. Đơn này thường được nộp vào Cơ quan sáng chế quốc gia giống như đơn quốc gia, nhưng cũng có thể được nộp vào Văn phòng quốc tế WIPO.

Tháng thứ 16

Sau khi nộp đơn PCT, Cơ quan tra cứu quốc tế (ISA) – một Cơ quan sáng chế có đủ điều kiện mới được chỉ định làm Cơ quan tra cứu quốc tế của đơn PCT và được người nộp đơn chọn thực hiện việc tra cứu - sẽ thực hiện tra cứu quốc tế về tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế đó và đưa ra báo cáo tra cứu quốc tế, cũng như ý kiến bằng văn bản về khả năng cấp bằng độc quyền đối với sáng chế. Nếu muốn chọn ISA, đại diện sáng chế phải ghi rõ việc chọn ISA vào Mẫu tờ khai (Mẫu PCT/RO/101) mà được nộp cùng với đơn quốc tế23. Báo cáo này sẽ được cung cấp cho người nộp đơn trong vòng bốn hoặc năm tháng sau khi nộp đơn quốc tế. Báo cáo tra cứu quốc tế không được có ý kiến về giá trị của sáng chế nhưng phải có danh mục các tài liệu giải pháp kỹ thuật đã biết liên quan đến yêu cầu bảo hộ trong đơn, chỉ rõ các yêu cầu bảo hộ sáng chế tương ứng với tài liệu giải pháp kỹ thuật đã biết. Thông báo bằng văn bản chủ yếu đưa ra ý kiến ban đầu về khả năng bảo hộ của sáng chế dựa trên những dữ liệu có trong báo cáo tra cứu. Báo cáo tra cứu và ý kiến bằng văn bản rất có giá trị đối với người nộp đơn vì giúp người nộp đơn biết được cơ hội nhận được bằng độc quyền sáng chế của mình ở các quốc gia có liên quan. Một báo cáo tra cứu thuận lợi có thể khích lệ người nộp đơn theo đuổi đơn trong giai đoạn quốc gia. Tuy nhiên, nếu báo cáo tra cứu không thuận lợi (danh mục tài liệu về giải pháp kỹ thuật đã biết làm mất tính mới và/hoặc trình độ sáng tạo của sáng chế) thì người nộp đơn có thể sửa yêu cầu bảo hộ trong một thời hạn nhất định (để phân biệt tốt hơn sáng chế với giải pháp kỹ thuật đã biết) hoặc có thể rút đơn trước khi được công bố. Yêu cầu bảo hộ được sửa đổi tại thời điểm này sẽ được công bố cùng với đơn quốc tế.

23. Dưới đây là các Cơ quan tra cứu quốc tế: Các Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Úc, Áo, Canada, Trung Quốc, Phần Lan (chưa thực hiện) Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hoa Kỳ và EPO. Viện Sáng chế Bắc Âu (một Cơ quan liên hiện) Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hoa Kỳ và EPO. Viện Sáng chế Bắc Âu (một Cơ quan liên chính phủ được thành lập bởi Chính phủ Đan Mạch, Iceland và Na Uy) cũng đã được Hội đồng PCT chỉ định và bắt đầu hoạt động như một ISA và IPEA trong tương lai gần.

Nộp đơn quốc gia (ngày ưu tiên)

tháng

Nộp đơn PCT Báo cáo tra cứu quốc tế & ý kiến bằng văn bản

(Tùy chọn) Yêu cẩu thẩm định sơ bộ quốc tế

(Tùy chọn) Báo cáo quốc tế về khả năng được cấp bằng độc quyền của sáng chế

Vào giai đoạn quốc gia Công bố đơn

Tháng thứ 18

Nếu đơn quốc tế không bị rút thì WIPO sẽ công bố đơn ngay sau 18 tháng kể từ ngày ưu tiên, cùng với báo cáo tra cứu quốc tế và yêu cầu bảo hộ được sửa. Việc công bố sẽ bộc lộ sáng chế theo một mẫu thống nhất về nội dung của đơn quốc tế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ý kiến bằng văn bản của Cơ quan tra cứu quốc tế sẽ không được công bố.

Tháng thứ 22

Bước tiếp theo là người nộp đơn có thể yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế đơn của mình bằng cách nộp đơn yêu cầu (Mẫu số PCT/IPEA/401) và nộp các khoản phí liên quan. Việc thẩm định sơ bộ sẽ đánh giá tính mới, trình độ sáng tạo (tính không hiển nhiên) và khả năng áp dụng công nghiệp (tính hữu ích) của sáng chế và do một Cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế thực hiện (đây chính là các Cơ quan sáng chế thực hiện cả việc tra cứu quốc tế). Đối với đơn quốc tế nộp vào ngày hoặc sau ngày 01/01/2004 thì thời hạn để nộp yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế là sau (a) 03 tháng kể từ ngày Cơ quan Tra cứu quốc tế đưa ra báo cáo tra cứu/ý kiến bằng văn bản, (b) 03 tháng kể từ ngày tuyên bố theo Điều17(2)(a) rằng chưa có tra cứu nào được thực hiện, hoặc (c) 22 tháng kể từ ngày ưu tiên.

Tháng thứ 28

Báo cáo thẩm định sơ bộ quốc tế phải được công bố vào tháng thứ 28 kể từ ngày ưu tiên. Mặc dù báo cáo này không có tính ràng buộc đối với Cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực nhưng lại rất có giá trị đối với người nộp đơn vì nó cung cấp những cơ sở vững chắc để đánh giá các cơ hội có được bằng độc quyền sáng chế. Quy trình thẩm định sơ bộ quốc tế tạo cơ hội cho người nộp đơn sửa đơn toàn diện hơn, bao gồm việc sửa bản mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ trong đơn. Người nộp đơn thường yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế khi muốn sửa đơn đang được xem xét. Điều quan trọng cần lưu ý là việc cấp bằng độc quyền sáng chế vẫn thuộc thẩm quyền của Cơ quan Sáng chế quốc gia hoặc khu vực có liên quan.

Tháng thứ 30

Người nộp đơn phải vào giai đoạn quốc gia trước khi kết thúc thời hạn quy định tại Điều 39(1) Hiệp ước PCT. Thời hạn này là 30 tháng kể từ ngày ưu tiên, nhưng nhiều quốc gia thành viên kéo dài thời hạn này đến 31 tháng hoặc thậm chí dài hơn24. Các cơ quan sáng chế được chỉ định thường không nhắc người nộp đơn rằng thời hạn vào giai đoạn quốc gia sắp hết (hoặc vừa hết), mà đó là trách nhiệm của người nộp đơn phải theo dõi các thời hạn để đơn không bị mất hiệu lực trước Cơ quan được chỉ định. Nếu người nộp đơn không hoàn thành tất cả công việc cần thiết để vào giai đoạn quốc gia trước khi hết thúc thời hạn nêu trên thì đơn quốc tế sẽ mất hiệu lực và thủ tục trước mỗi Cơ quan sáng chế sẽ không được thực hiện. Việc khôi phục quyền trong trường hợp người nộp đơn không đáp ứng thời hạn để vào giai đoạn quốc gia được quy định trong Hiệp ước PCT và trong pháp luật của một số quốc gia.

Khi vào giai đoạn quốc gia, người nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu nhất định của quốc gia liên quan. Đó có thể bao gồm việc nộp lệ phí quốc gia và nộp bản dịch của đơn, nếu cần. Nhiều quốc gia yêu cầu thực hiện thêm một số công việc trong giai đoạn quốc gia như chỉ định đại diện sáng chế ở nước sở tại. Xem các Chương quốc gia liên quan đến từng Cơ quan sáng chế được chỉ định trong Tài liệu hướng dẫn về PCT để biết thêm thông tin25.

Để có thông tin đầy đủ về việc nộp đơn PCT, hãy xem Tài liệu hướng dẫn dành cho người nộp đơn PCT và Bản tin điện tử PCT.26 Các thông tin khác có trên trang web PCT, tại www.wipo.int/pct/en/.

24. Cho đến tháng 8/2006, Cơ quan Sáng chế quốc gia của các nước sau không áp dụng thời hạn 30 tháng đối với việc vào giai đoạn quốc gia theo Chương I như được quy định tại Điều 22(1) Hiệp ước PCT: Thụy Sỹ, Luxembourg, Thụy Điển, Tanzania và Uganda quốc gia theo Chương I như được quy định tại Điều 22(1) Hiệp ước PCT: Thụy Sỹ, Luxembourg, Thụy Điển, Tanzania và Uganda [được công bố trong Bản tin điện tử PCT tháng 11 năm 2005). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với việc chỉ định khu vực của những quốc gia đó, thời hạn theo Điều 22(3) Hiệp ước là 31 tháng.

25. The PCT Applicant’s Guide exists as a free, online publication at http://www.wipo.int/pct/guide/en/.

5. So sánh quy định pháp luật và các yêu cầu về việc nộp đơn

Đại diện sáng chế phải có khả năng nghiên cứu và hiểu được các yêu cầu khác nhau về đơn và việc nộp đơn của các hệ thống pháp luật khác nhau. Bảng dưới đây sẽ chỉ ra một số khác biệt giữa ba hệ thống pháp luật - EPO, Mỹ và Ấn Độ. Các thông tin dưới đây không hoàn toàn đầy đủ nhưng sẽ chỉ ra những điểm khác biệt chính của ba hệ thống pháp luật này.

So sánh các yêu cầu về việc nộp đơn đăng ký sáng chế và các vấn đề về bảo hộ sáng chế giữa các Cơ quan Sáng chế của Ấn Độ, châu Âu và Hoa Kỳ

VẤN ĐỀ CÔNG ƯỚC EPC HOA KỲ ẤN ĐỘ

CƠ QUAN SÁNG CHẾ EPO USPTO IPO

Điều kiện nộp đơn

Ai là tác giả sáng chế Người nộp đơn đầu tiên Người sáng chế đầu tiên Người nộp đơn đầu tiên Thời hạn Tính mới tuyệt đối; tuy nhiên có

một số linh hoạt trong pháp luật quốc gia hoặc thực tiễn của các nước thành viên Công ước

Ân hạn 1 năm Tính mới tuyệt đối Xem Phần 29-32 Thời hạn do việc bán sáng chế Không Có, ân hạn 1 năm Không Đơn Đơn nộp trực tiếp;

Đơn khu vực nộp theo Công ước Paris và/hoặc PCT

Đơn nộp trực tiếp

Đơn quốc gia nộp theo Công ước Paris và/hoặc PCT

Đơn nộp trực tiếp

Đơn quốc gia nộp theo Công ước Paris và/hoặc PCT

Nộp đơn quốc tế trong trường hợp không nộp đơn quốc gia

Không quy định, tuy nhiên, Vương quốc Anh và Pháp (và có thể các nước khác) có yêu cầu như vậy

Yêu cầu kiểm soát đơn nộp ra nước ngoài

Phải được phép của Chủ tịch Cơ quan sáng chế đối với tất cả các đơn nộp ra nước ngoài, xem Mục 8

Loại đơn

Tạm thời Không Có, nhưng đơn tạm thời không được hưởng quyền ưu tiên

Có, cho phép nộp nhiều đơn tạm thời, nhưng đơn tạm thời không được hưởng quyền ưu tiên

Giải pháp hữu ích Có Có

Có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ ngày nộp đơn tạm thời

Có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ ngày nộp đơn tạm thời Đơn tách Có Có, (“tách đơn” nếu không có tính

thống nhất với đơn gốc Tách đơn nếu có nhiều điểm yêu cầu bảo hộ)

Đơn tiếp theo Không Có Có, sáng chế bổ sung là sự cải

tiến so với sáng chế hiện có Kiểu dáng công nghiệp Không, nhưng có kiểu dáng cộng

đồng châu Âu

Có Có, Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp

Giải pháp hữu ích Có, tại Áo, Đức, Ý và Pháp EPO không bảo hộ, nhưng các quốc gia khác bảo hộ

Không Có

Ngày nộp đơn Ngày nộp bản mô tả, yêu cầu bảo hộ và Tờ khai đăng ký sáng chế tại Cơ quan Sáng chế châu Âu. Lưu ý: không yêu cầu phải nộp lệ phí để có được ngày nộp đơn

Ngày nộp bản mô tả, yêu cầu bảo hộ và tờ khai của sáng chế Lưu ý: không yêu cầu phải nộp phí để có được ngày nộp đơn

Ngày nộp bản mô tả, yêu cầu bảo hộ và tờ khai

VẤN ĐỀ CÔNG ƯỚC EPC HOA KỲ ẤN ĐỘ

CƠ QUAN SÁNG CHẾ EPO USPTO IPO

Công bố 18 tháng, thường được công bố cùng báo cáo tra cứu

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế (Trang 54 - 58)