HÌNH THỨC CỦA YÊU CẦU BẢO HỘ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế (Trang 70 - 80)

V. SOẠN THẢO YÊU CẦU BẢO HỘ

B. HÌNH THỨC CỦA YÊU CẦU BẢO HỘ

Trong hầu hết các hệ thống pháp luật, yêu cầu bảo hộ sáng chế thường được viết bằng một câu đơn. Mỗi câu được bắt đầu bằng một con số mà sau đó sẽ trở thành con số định danh của điểm yêu cầu bảo hộ, ví dụ, “điểm yêu cầu bảo hộ 1”. Điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế là câu đơn, kết thúc bằng một dấu chấm câu. Yêu cầu bảo hộ thường có ở phần cuối của đơn hoặc bằng độc quyền sáng chế được cấp.

1. Các nội dung của yêu cầu bảo hộ: Phần giới hạn, cụm từ chuyển tiếp và phần khác biệt

Một yêu cầu bảo hộ sáng chế gồm ba phần: phần giới hạn, cụm từ chuyển tiếp và phần khác biệt.

Phần giới hạn: là một cụm từ giới thiệu nhằm xác định đối tương của sáng chế sẽ được bảo hộ bởi điểm yêu cầu bảo hộ. Ví dụ, sáng chế có thể là thiết bị, sản phẩm, chế phẩm, phương pháp hoặc quy trình sản xuất. Sẽ là lý tưởng nếu phần mở đầu

của điểm yêu cầu bảo hộ phù hợp với tên gọi của sáng chế. Phần giới hạn thường đề cập đến mục đích của sáng chế, nhưng vì những lý do tương tự nêu ở phần soạn thảo bản mô tả sáng chế, đại diện sáng chế phải cẩn trọng để tránh hạn chế phạm vi bảo hộ của sáng chế một cách vô ý.

Hãy xem một số ví dụ.

Ví dụ 1. Người nộp đơn đã sáng chế ra nồi nấu cơm. Do đối tượng của sáng chế là nồi nấu cơm nên phần giới hạn và tên của sáng chế sẽ là như sau:

Thiết bị dùng để nấu cơm.

Nhưng giả sử rằng người nộp đơn biết sáng chế của mình có thể dùng để nấu các loại ngũ cốc thì phần giới hạn có thể diễn đạt theo cách rộng hơn là:

Thiết bị dùng để nấu ngũ cốc.

Giả sử tiếp rằng người nộp đơn biết sáng chế của mình có thể dùng để nấu rau, hoặc thậm chí làm tan bơ để làm nước xốt thì phần giới hạn có thể được diễn đạt một cách rộng hơn là:

Thiết bị dùng để nấu.

Ví dụ 2. Người nộp đơn muốn yêu cầu bảo hộ phương pháp pha trà độc đáo. Do đó, phần giới hạn có thể viết:

Phương pháp pha trà.

Giả định rằng tác giả sáng chế tin rằng phương pháp của mình có thể dùng để pha chế đồ uống làm từ cây trồng thì phần giới hạn có thể viết:

Phương pháp pha chế đồ uống làm từ cây trồng.

Giả sử rằng tác giả sáng chế tin rằng phương pháp của mình có thể dùng để pha chế đồ uống nóng, phần giới hạn có thể viết:

Phương pháp pha đồ uống nóng.

Lưu ý rằng phần giới hạn ở phương án thứ hai và thứ ba là tương đối rộng – phần giới hạn ở phương án thứ hai được áp dụng cho bất kỳ đồ uống nào làm từ cây trồng, dù nóng hay lạnh; phần giới hạn ở phương án thứ ba áp dụng cho bất kỳ đồ uống nào nóng làm từ cây trồng hoặc không phải là cây trồng. Đại diện sáng chế có thể sử dụng một số hoặc tất cả phần giới hạn nêu trên trong yêu cầu bảo hộ của đơn - miễn là chúng phản ánh sáng chế một cách chính xác. Liên quan đến tính chính xác của phần giới hạn,kết quả xấu nhất của việc sử dụng các phần giới hạn là Cơ quan Sáng chế phát hiện ra có nhiều sáng chế trong một đơn và yêu cầu chuyển một số điểm yêu cầu bảo sang đơn khác (đơn tách) – việc mà có thể làm tăng lệ phí nộp đơn. (Xem phần “Tính thống nhất của sáng chế” tại Mục K, Chương VII dưới đây).

Ví dụ 3. Người nộp đơn đã sáng chế ra một chế phẩm điều trị bệnh cúm; phần giới hạn có thể viết như sau:

Chế phẩm dùng để điều trị bệnh cúm.

Đơn đăng ký sáng chế có thể bao gồm các yêu cầu bảo hộ về phương pháp và thiết bị, v.v.

Đại diện sáng chế phải gắn phần giới hạn với sáng chế. Điều này không làm thay đổi mục tiêu của đại diện sáng chế khi soạn thảo yêu cầu bảo hô có phạm vi rộng. Điều này chỉ đơn giản vì nếu sáng chế bao gồm “xe đạp” và tác giả sáng chế tin rằng sáng chế của mình có thể áp dụng được cho tất cả phương tiện không có động cơ thì điều lý tưởng là soạn thảo phần giới hạn đủ rộng để bao hàm tất cả các loại phương tiện di chuyển trên bộ mà không có động cơ, nhưng không nên bao gồm các phương tiện bay trên không.

Trong vụ kiện về sáng chế, phần giới hạn không được coi trọng như phần khác biệt của yêu cầu bảo hộ và tầm quan trọng của phần giới hạn có thể là khác nhau giữa các hệ thống pháp luật. Ở một số hệ thống pháp luật, tòa án sẽ xem liệu phần giới hạn có “thổi hồn” vào toàn bộ yêu cầu bảo hộ hay không và nếu có thì phần giới hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng bảo hộ của sáng chế. Ví dụ, khi xem xét một sáng chế chứa thiết bị để gắn điện thoại lên tường. Đại diện sáng chế có thể không yêu cầu bảo hộ điện thoại trong đơn vì điều này có thể thu hẹp phạm vi bảo hộ của sáng chế và tạo cơ hội cho các đối tượng xâm phạm tiềm năng đến điện thoại và thiết bị treo.

Do đó, phần giới hạn về thiết bị treo có thể viết:

Thiết bị để treo điện thoại.

Bằng cách này, việc chế tạo, sử dụng hoặc bán điện thoại gần giống không được coi là xâm phạm yêu cầu bảo hộ này.

Cụm từ chuyển tiếp

Có hai loại cụm từ chuyển tiếp: cụm từ mở và cụm từ đóng. Cụm từ mở không loại trừ yếu tố bất kỳ. Nói cách khác, cụm mở là toàn bộ, không loại trừ. Ví dụ, ở Mỹ, các cụm từ chuyển tiếp mở bao gồm: “bao gồm”, “kể cả”, “chứa” và “đặc trưng bởi”. Các thuật ngữ này được hiểu hoặc được giải thích là “bao gồm các yếu tố sau nhưng không loại trừ các yêu tố khác”. Cụm từ “bao gồm” và “kể cả” là các cụm từ chuyển tiếp được sử dụng thường xuyên nhất ở Mỹ.

Bây giờ hãy xem một điểm yêu cầu bảo hộ sử dụng cụm từ “bao gồm”. Sáng chế liên quan đến bút chì có tẩy và đèn gắn trên đó. Điểm yêu cầu bảo hộ có thể được viết như sau:

1. Thiết bị, bao gồm:

Bút chì;

Tẩy gắn trên một đầu của bút chì; Và đèn gắn vào giữa bút chì.

Trong điểm yêu cầu bảo hộ này, bằng cách sử dụng cụm từ mở “bao gồm”, chúng ta đã mở rộng phạm vi của sáng chế để bao gồm các yếu tố hoặc giới hạn khác. Ví dụ, điểm yêu cầu bảo hộ này để ngỏ khả năng bao gồm nắp của bút chì. Nói cách khác, người bị cáo buộc xâm phạm không thể né được hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế bằng cách khẳng định rằng sản phẩm của anh ta có thêm nắp bút. Tóm lại, trong ngôn ngữ hằng ngày, cụm từ “bao gồm” có thể có nghĩa là sự “kết hợp”, “chứa đựng” hoặc “bao hàm” và “kể cả” thì trong soạn thảo yêu cầu bảo hộ sáng chế do cần có sự chắc chắn về mặt pháp lý nên thường được giải thích theo nghĩa rộng hơn như “kết hợp”, “chứa” hoặc “bao hàm”.

Cụm từ đóng ngược với cụm từ mở. Cụm từ đóng, như từ “có” giới hạn yêu cầu bảo hộ trong các yêu đố đã được trích dẫn cụ thể. Điểm yêu cầu bảo hộ chỉ gồm các yếu tố được liệt kê và không có gì hơn.

Ví dụ về cụm từ mở nêu trên có thể được viết theo dạng đóng như sau:

1. Thiết bị, bao gồm:

Bút chì;

Tẩy gắn vào một đầu của bút chì; Và đèn gắn vào giữa bút chì.

Bằng cách sử dụng từ “có”, điểm yêu cầu bảo hộ này đã trở thành một điểm yêu cầu bảo hộ đóng mà chỉ có ba yếu tố được trích dẫn là bút chì, tẩy và đèn mà không có thêm gì khác.

Đôi khi, đại diện sáng chế có thể soạn thảo điểm yêu cầu bảo hộ cho một chế phẩm theo cách nó “có các thành phần A, B và C” theo tỷ lệ phần trăm. Điểm yêu cầu bảo hộ như vậy được chấp nhận ở hầu hết hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, việc bổ sung thành phần khác sẽ không được chấp nhận do tỷ lệ phần trăm chỉ có thể là 100%. Khi soạn thảo điểm yêu cầu bảo hộ như vậy, đại diện sáng chế cần chắc chắn rằng hành vi xâm phạm sáng chế sẽ xảy ra khi bổ sung hợp chất khác vào, trừ khi với tỷ lệ rất nhỏ. Nói cách khác, đại diện sáng chế cần chắc chắn rằng một trong số các thuật ngữ có trong tỷ lệ phần trăm đó sẽ mở rộng đến mức mà nó có thể là nhiều thứ, hoặc điểm yêu cầu bảo hộ có thể được soạn thảo là một phần của một chế phẩm của một giải pháp lớn.

Đại diện sáng chế không nên soạn thảo điểm yêu cầu bảo hộ đóng vì người khác có thể dễ dàng né được hành vi bị coi là xâm phạm sáng chế bằng cách đơn giản là bổ sung các yếu tố khác. Đại diện sáng chế phải cân nhắc hai, thậm chí là ba lần trước khi nộp đơn có các điểm yêu cầu bảo hộ đó. Ở một số hệ thống pháp luật, đại diện sáng chế có thể sử dụng cụm từ chuyển tiếp đóng nếu sáng chế là một thiết bị sử dụng theo một phương án đơn giản hóa. Do phương án đơn giản có ít dấu hiệu kỹ thuật hơn so với thiết bị ban đầu nên một số hệ thống pháp luật coi thuật ngữ đóng đã vượt qua giải pháp kỹ thuật đã biết của thiết bị ban đầu khi đánh giá về độ mới (ví dụ, tính mới). Tuy nhiên, Cơ quan sáng chế có thể vẫn xem xét tài liệu đối chứng này như giải pháp kỹ thuật đã biết để lập luận rằng sáng chế không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ khi đánh giá về độ hiển nhiên (ví dụ, trình độ sáng tạo). Đại diện sáng chế phải nghiên cứu liệu pháp luật của nước liên quan có cho phép giải thích cụm từ chuyển tiếp đóng để giúp khách hàng đạt được mục tiêu của mình. Nói cách khác, đại diện sáng chế luôn phải phục vụ tốt lợi ích của khách hàng bằng cách sửa yêu cầu bảo hộ để vượt qua giải pháp kỹ thuật đã biết nhưng theo cách mà làm cho đối thủ cạnh tranh khó vượt qua được các điểm yêu cầu bảo hộ đó một cách dễ dàng. Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là sửa chữa để làm rõ các nội dung của yêu cầu bảo hộ thay vì sử dụng cụm từ chuyển tiếp đóng. Trong những trường hợp cụ thể như đối với bản mô tả sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học thì các cụm từ chuyển tiếp đóng được sử dụng thường xuyên hơn. Khi soạn thảo yêu cầu bảo hộ, điều quan trọng là đại diện sáng chế biết cụm từ chuyển tiếp nào được coi là mở hoặc đóng ở hệ thống pháp luật có liên quan. Các cộng sự ở nước ngoài có thể giúp đại diện sáng chế nhiều trong việc cung cấp thông tin về các quy định của nước sở tại. Ví dụ, ở Úc, thuật ngữ “bao gồm” đôi khi được giải thích là một cụm từ chuyển tiếp đóng có nghĩa hẹp - trái với nghĩa của nó ở nhiều nước khác. Do vậy, một điểm yêu cầu bảo hộ mở ở Vương quốc Anh có thể sử dụng từ chuyển tiếp “có”, trong khi một điểm yêu cầu bảo hộ tương tự ở Úc lại sử dụng “bao gồm” làm từ chuyển tiếp. Điều vô cùng quan trọng mà đại diện sáng chế cần biết là cụm từ nào được coi là mở và đóng theo pháp luật và thực tiễn của nước đó. Việc sử dụng sai từ ngữ có thể hạn chế đáng kể phạm vi bảo hộ của sáng chế.

Phần khác biệt

Phần khác biệt của điểm yêu cầu bảo hộ là phần đứng sau cụm từ chuyển tiếp. Phần khác biệt phải chỉ ra các dấu hiệu và giới hạn của điểm yêu cầu bảo hộ đó. Phần khác biệt cũng giải thích cách thức mà một dấu hiệu tồn tại trong mối quan hệ với các dấu hiệu khác. Về cơ bản, phần khác biệt chỉ ra các dấu hiệu và thể hiện mối liên quan lẫn nhau giữa các dấu hiệu của yêu cầu bảo hộ. Ví dụ, phần khác biệt của điểm yêu cầu bảo hộ dụng cụ đối với một chiếc bàn có thể viết như sau:

1. Dụng cụ để giữ vật dụng, bao gồm: ít nhất một chân; và

một mặt bàn được thiết kể để đỡ ít nhất một chân này.

Trong điểm yêu cầu bảo hộ này, phần khác biệt chỉ ra hai dấu hiệu, “ít nhất một chân” và “mặt bàn” được đỡ bằng một chân. Dấu hiệu nêu trong phần khác biệt của điểm yêu cầu bảo hộ này cũng kết nối chân bàn với mặt bàn. Một điểm yêu cầu bảo hộ không thể chỉ là một bản liệt kê các bộ phận: chúng cần được kết nối với nhau theo cách thức nào đó vì hầu hết Cơ quan sáng chế không chấp nhận điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế là danh mục các bộ phận. Do vậy, điểm yêu cầu bảo hộ nêu trên có khả năng bị từ chối nếu viết như sau:

1. Dụng cụ để giữ đồ vật, bao gồm Bốn chân; 16 cốc vít; và một mặt bàn. GỢI Ý CHUY ÊN MÔN

Hầu hết các quốc gia đều áp dụng học thuyết “yêu cầu bảo hộ ngoại biên”, theo đó các điểm yêu cầu bảo hộ đặt ra ranh giới bên ngoài cho phạm vi bảo hộ của sáng chế. Trừ khi bạn ngẫu nhiên nộp đơn đăng ký sáng chế với yêu cầu bảo hộ ở nước áp dụng học thuyết “yêu cầu bảo hộ trung tâm”, theo đó điểm yêu cầu bảo hộ xác định “trọng tâm” của sáng chế được cấp bằng, việc sử dụng điểm yêu cầu bảo hộ để thiết lập giới hạn của phạm vi bảo hộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

2. Yêu cầu bảo hộ hai phần hoặc yêu cầu bảo hộ cải tiến

Trong một điểm yêu cầu bảo hộ hai phần (còn được gọi là yêu cầu bảo hộ cải tiến hoặc yêu cầu bảo hộ Jepson), phần giới hạn của điểm yêu cầu bảo hộ sẽ trình bày về giải pháp kỹ thuật đã biết gần nhất và phần khác biệt sẽ mô tả các dấu hiệu cải tiến của sáng chế. Phần giới hạn và phần khác biệt được nối với nhau bởi một cụm từ chuyển tiếp cho biết rằng điểm yêu cầu bảo hộ này là dạng yêu cầu bảo hộ hai phần hoặc yêu cầu bảo hộ Jepson. Vì vậy, yêu cầu bảo hộ hai phần vẫn có phần giới hạn, phần chuyển tiếp và phần khác biệt trong “Các nội dung của yêu cầu bảo hộ” nêu trên, nhưng với yêu cầu bảo hộ hai phần, phần giới hạn trình bày về giải pháp kỹ thuật đã biết, phần chuyển tiếp là cụm từ “được đặc trưng bởi” và phần khác biệt thể hiện dấu hiệu có tính mới.

Ở châu Âu chẳng hạn, phần giới hạn được theo sau bởi phần chuyển tiếp “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng bởi”. Ở Hoa Kỳ, phần giới hạn thường được theo sau bởi phần chuyển tiếp “trong đó cải tiến bao gồm …”. Phần giới hạn thường chỉ đề cập đến một dấu hiệu duy nhất của giải pháp kỹ thuật đã biết vì phần giới hạn được coi là sự thừa nhận mặc nhiên rằng đó chính là giải pháp kỹ thuật.

Ví dụ về yêu cầu bảo hộ hai phần hoặc yêu cầu bảo hộ Jepson như sau:

1. Bút chì có gắn tẩy, trong đó cải tiến là đèn gắn vào bút chì.

Như vậy, trong điểm yêu cầu bảo hộ này bút chì có gắn tẩy là giải pháp kỹ thuật đã biết có liên quan và phần cải tiến muốn được bảo hộ là đèn gắn vào đó.

Một số cơ quan như EPO ưu chuộng dạng yêu cầu bảo hộ hai phần. EPO khuyến cáo người nộp đơn nên sử dụng yêu cầu bảo hộ hai phần để thể hiện yêu cầu bảo hộ trong đơn vì như vậy rõ ràng sáng chế sẽ tập trung vào dấu hiệu cải tiến khác biệt trong một tập hợp các phần hoặc các giải pháp đã biết. Vì cùng với rất nhiều quy tắc được tạo ra để nâng cao hiệu quả,

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế (Trang 70 - 80)