Điều 2.1 của Hiệp định TRIPS yêu cầu các thành viên của mình mà không phải là thành viên của Công ước Paris tôn trọng một số quy định của Công ước Paris như thời gian một năm để hưởng quyền ưu tiên Như nêu ở những chỗ khác, đại diện sáng chế

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế (Trang 33 - 35)

III. CHUẨN BỊ VÀN ỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

11. Điều 2.1 của Hiệp định TRIPS yêu cầu các thành viên của mình mà không phải là thành viên của Công ước Paris tôn trọng một số quy định của Công ước Paris như thời gian một năm để hưởng quyền ưu tiên Như nêu ở những chỗ khác, đại diện sáng chế

số quy định của Công ước Paris như thời gian một năm để hưởng quyền ưu tiên. Như nêu ở những chỗ khác, đại diện sáng chế cần xác minh hoạt động thực tế và các yêu cầu thủ tục phải tuân thủ ở nước mà khách hàng của mình quan tâm. Quy định về thủ tục nộp đơn sáng chế có tại Phần III.B.

Đại diện sáng chế phải nhận được khoản tiền đã thương lượng và xin ý kiến của khách hàng trước khi nộp bất kỳ khoản phí nào, đặc biệt là các khách hàng cá nhân. GỢI Ý CHUY ÊN MÔN Hãy sử dụng Mẫu bộc lộ sáng chế có tại Phụ lục B

hỏi thêm hoặc những điểm cần được bộc lộ rõ hơn. Trong cuộc gặp gỡ với tác giả sáng chế, sau khi đã hiểu toàn bộ sáng chế, đại diện sáng chế sẽ xác nhận rằng mình không cần nhận thêm bất kỳ thông tin nào nữa (hoặc rằng mình đã nhận được tài liệu bộc lộ bổ sung), xác định các khía cạnh thương mại quan trọng nhất của sáng chế và khẳng định rằng không có thời hạn nào cần phải đáp ứng hoặc tìm ra các thời hạn cần đáp ứng một cách chính xác.

Đại diện sáng chế nên rà soát kỹ lưỡng tài liệu bộc lộ sáng chế trước khi gặp tác giả sáng chế. Điều này sẽ bảo đảm rằng đại diện sáng chế có đủ thời gian để hiểu được tất cả nội dung của thông tin bộc lộ về sáng chế để đưa ra các câu hỏi - cả về khía cạnh kỹ thuật (ví dụ, “A kết hợp với B như thế nào”?) và các vấn đề pháp lý (ví dụ, “còn ai là tác giả sáng chế nữa?”).

Mẫu bộc lộ sáng chế có tại Phụ lục B của Tài liệu này. Đại diện sáng chế có thể rà soát/sửa đổi mẫu này để bảo đảm rằng nó phù hợp với các yêu cầu pháp lý của hệ thống pháp luật của mình. Đại diện sáng chế có thể thực hiện bất kỳ sự sửa đổi cần thiết nào đối với mẫu này để có được sự công bố đầy đủ và hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật nước sở tại. Đại diện sáng chế cũng có thể cung cấp các bản sao cho khách hàng của mình để họ hoàn thiện bản mẫu bộc lộ và gửi lại cho mình trước cuộc gặp gỡ thảo luận về việc bộc lộ.

2. Xác định sáng chế có khả năng bảo hộ

Khi xem xét Mẫu bộc lộ sáng chế và/hoặc thảo luận với tác giả sáng chế, đại diện sáng chế phải tập trung vào bất kỳ/tất cả nội dung mà sáng chế đã được mô tả. Phần lớn nội dung của Mẫu bộc lộ sáng chế và/hoặc nội dung của cuộc gặp với tác giả sáng chế không chỉ đề cập đến tính mới của sáng chế mà còn có các nội dung kỹ thuật khác mà không được bảo hộ độc quyền. Đại diện sáng chế đừng ngạc nhiên nếu thấy đa số tác giả sáng chế không biết họ đã sáng chế ra cái gì, ít nhất là về thuật ngữ “có khả năng bảo hộ sáng chế” vì họ thường nghĩ đến một thuật ngữ khác là “phát minh”. Do vậy, đại diện sáng chế thường là người nói cho họ biết cái gì cấu thành một sáng chế có khả năng được bảo hộ độc quyền.

Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng tác giả sáng chế nói anh ta đã tạo ra một công cụ điều khiển (widget) A nổi tiếng và được kết hợp với công cụ điều khiển B, sau đó đốt cháy vành cạnh chung của chúng trong thời gian 5 đến 10 phút trước khi sử dụng epoxy để gắn công cụ điều khiển C nhằm đánh bóng cạnh chung của các công cụ điều khiển A và B. Đại diện sáng chế cuối cùng nhận ra rằng tác giả sáng chế đó chưa từng nghe nói đến việc công cụ điều khiển A và B gắn với công cụ điều khiển C. Cho rằng sự kết hợp này có thể là một sự sáng tạo – có tính mới và không hiển nhiên - đại diện sáng chế hỏi tác giả sáng chế đã bao giờ nghe nói về bất cứ ai tạo ra sự kết hợp nêu trên không. Tác giả sáng chế nói rằng người khác đã cố gắng trong nhiều năm để có được sự kết hợp như vậy và đã có một số người thành công, nhưng công cụ điều khiển C luôn bị tách ra khỏi công cụ điều khiển A và B sau một thời gian ngắn vận hành. Đại diện sáng chế hỏi liệu giải pháp kỹ thuật có phải là việc đốt cháy cạnh chung của các công cụ điều khiển hay không và tác giả sáng chế khẳng định là đúng. Do đó, đại diện sáng chế đã nhận ra rằng sáng chế (mà tác giả sáng chế đang soạn thảo yêu cầu bảo hộ) là việc gắn công cụ điều khiển A với công cụ điều khiển B nhằm tạo ra một sự kết hợp chịu nhiệt trước khi gắn công cụ điều khiển C vào.

3. Hiểu về sáng chế

Đại diện sáng chế không phải là tác giả sáng chế nhưng cũng nên cố gắng hiểu được sáng chế một cách tối đa để có thể nhận được bằng độc quyền sáng chế với yêu cầu bảo hộ rộng nhất mà pháp luật cho phép. Điều này có nghĩa rằng đại diện sáng chế phải hiểu đầy đủ về sáng chế để soạn thảo các điểm yêu cầu bảo hộ nhằm mô tả sáng chế với ít sự giới hạn nhất có thể.

Đừng nghĩ rằng tác giả sáng chế thực sự biết cái gì tạo nên sáng chế của họ. Tác giả sáng chế thường nghĩ về sản phẩm, phát minh hoặc kết quả nghiên cứu mà không nghĩ đến sáng chế và yêu cầu bảo hộ. Bạn sẽ phải đặt câu hỏi để hiểu rõ về sáng chế.

Hệ quả của Gợi ý chuyên môn: Đừng nên là một đại diện sáng chế kiêu ngạo. Bạn không phải là tác giả sáng chế. Vai trò của bạn là hỗ trợ khách hàng bằng cách mô tả sáng chế và sau đó đăng ký bảo hộ nó.

GỢI

Ý CHUY

Nói cách khác, đại diện sáng chế phải hiểu sáng chế đầy đủ để biết yếu tố nào không cần đề cập trong yêu cầu bảo hộ sáng chế rộng nhất có thể.

Việc hiểu được sáng chế là cần thiết để đại diện sáng chế chuẩn bị bản mô tả sáng chế, trong đó bộc lộ tất cả khía cạnh có thể được bảo hộ của sáng chế và thông tin bổ sung đủ để người có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật có thể hiểu và chế tạo được đối tượng của sáng chế. Việc hiểu rõ sáng chế cũng có nghĩa là đại diện sáng chế có thể nhận được bản mô tả về giải pháp kỹ thuật đã biết như là tài liệu để Cơ quan sáng chế dùng làm cơ sở từ chối yêu cầu bảo hộ và có thể giải thích sự khác nhau giữa sáng chế và giải pháp kỹ thuật đã biết đó và/hoặc sửa đổi yêu cầu bảo hộ đang được xem xét nhằm nhấn mạnh những điểm khác biệt theo cách làm giảm đến mức tối thiểu việc thu hẹp phạm vi của yêu cầu bảo hộ.

Giả định từ ví dụ nêu trên rằng đại diện sáng chế hiểu rõ sáng chế liên quan đến công cụ điều khiển A, công cụ điều khiển B và công cụ điều khiển C. Tác giả sáng chế bộc lộ rằng cạnh chung được hình thành từ sự kết hợp giữa các công cụ điều khiển A và B đã bị đốt cháy trước khi công cụ điều khiển C được gắn vào. Đại diện sáng chế có thể thăm dò tác giả sáng chế để xem liệu bề mặt có thể được tạo thành bằng bất kỳ cách nào khác ngoài việc đốt cháy hay không. Nếu vậy, phạm vi bảo hộ sáng chế có thể rộng hơn so với việc đốt cháy bề mặt. Đại diện sáng chế có thể hỏi tác giả sáng chế liệu bề mặt có thể bị đốt cháy trước khi gắn công cụ điều khiển A với công cụ điều khiển B hay không hoặc chúng phải được kết hợp với nhau trước khi đốt. Đại diện sáng chế có thể sẽ nghĩ ra nhiều câu hỏi khác nhau. Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp đại diện sáng chế hiểu rõ sáng chế và giúp mình soạn thảo được yêu cầu bảo hộ và bản mô tả sáng chế tốt nhất .

Đại diện sáng chế có thể nhận ra rằng tác giả sáng chế không biết câu trả lời cho các câu hỏi của mình. Tác giả sáng chế có thể suy nghĩ về các phương án thay thế và trong một số trường hợp, thậm chí có thể dành thời gian để thực hiện một số nghiên cứu bổ sung. Tuy nhiên, đại diện sáng chế phải bảo đảm rằng bản mô tả sáng chế phải bộc lộ được bản chất của sáng chế. Do vậy, nếu tác giả sáng chế không chắc chắn về câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của đại diện sáng chế thì phải sử dụng kiến thức chuyên môn tốt nhất của mình để đưa ra cách thức giải quyết sự không chắc chắn này.

Có thể có thiếu sót trong bản mô tả sáng chế mà đại diện sáng chế cần phải bổ sung, nhưng cần phải luôn khẳng định với tác giả sáng chế rằng nội dung bổ sung bất kỳ cho sự thiếu sót nào cũng phải chính xác và phù hợp với ý tưởng của sáng chế. Đại diện sáng chế có thể giúp tác giả sáng chế xem xét các phương án thay thế của sáng chế. Tác giả sáng chế thường tạo ra sáng chế nhằm một mục đích rất cụ thể và chưa thực sự xem xét rằng liệu sáng chế đó có thể áp dụng trong các lĩnh vực khác hay không.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế (Trang 33 - 35)