- Luận cứ giả
7.1 ĐẶC ĐIỂM TRƯNG CHUNG:
7.1.1 Giả thuyết là gì?
Giả thuyết là những giả định có căn cứ khoa học về bản chất, nguyên nhân hay những mối liên hệ mang tính quy luật của một hiện tượng, một dữ kiện nào đó của tự nhiên, xã hội và tư duy
7.1.2 Đặc trưng của giả thuyết
Là hình thức hoạt động có mục đích của tư duy, ra đời do nhu cầu nhận thức, nhận định, đánh giá, giải thích các sự kiện của thực tiễn.
* Được xây dựng trên cơ sở liên kết các tri thức đã biết với những tri thức chưa biết để đưa ra những dự báo về bản chất, nguyên nhân
* Không phải mọi giả thuyết đều trở thành chân lý 7.1.3 Các loại giả thuyết
Giả thuyết chung: về một lớp sự vật, hiện tượng, thường được đưa ra nhằm giải thích các hiện tượng mang tính phổ quát, phạm vi không gian rộng, thời gian dài
*Giả thuyết riêng: về một bộ phận, một đối tượng, một phương diện nhất định của đối tượng; gắn với sự vật, hiện tượng cụ thể, cá biệt
*Giả thuyết khoa học: giả định có cơ sở khoa học nhằm giải thích tính quy luật của sự vận động và phát triển; đi sâu lý giải bản chất, quy luật hướng vào việc khám phá bí mật của TG
*Giả thuyết nghiệp vụ: giả định khoa học được nêu ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Là những giả định có điều kiện phục vụ mục tiêu thu thập, hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu
7.2Xây dựng và phát triển giả thuyết
*Giai đoạn phân tích: quan sát, phân tích các dữ kiện, tập hợp các dữ kiện, quan hệ giữa các sự kiện… nhằm nhận thức tính đa dạng, tính đặc thù của hiện tượng
*Giai đoạn tổng hợp: Tập hợp, sắp xếp những tri thức thu được qua phân tích theo một trật tự nhất định tạo thành hệ thống thống nhất và hình thành giả thuyết
7.3Các phương pháp xác nhận giả thuyết
*Xác nhận trực tiếp: Kiểm nghiệm qua thực tiễn: Phát hiện các chứng cứ, sự kiện có liên quan mật thiết với giả thuyết về hiện tượng nghiên cứu
-Là phương pháp hiệu quả nhất
-Xác nhận tính chân thực của giả thuyết thông qua xác nhận tính chân thực của từng hệ quả rút ra từ giả thuyết