- Luận cứ giả
6.5 Nguỵ biện và nghịch lý logic
6.5.1 Nguỵ biện và bác bỏ nguỵ biện
*Ngộ biện: Vô tình phạm sai lầm trong tư duy
Nguyên nhân: Không nắm vững các quy tắc, quy luật lôgic
*Ngụy biện: Cố tình phạm sai lầm trong tư duy
- Ngụy biện khoa học: Rèn luyện năng lực tư duy - Ngụy biện phản khoa học: Đổi trắng thay đen
* Bác bỏ ngụy biện: Chỉ ra lỗi lôgic
6.5.2 Nghịch lý lôgic
*Nghịch lý lôgic: là một phán đoán đồng thời mang hai giá trị lôgic: Vừa chân thực, vừa giả dối
Ví dụ: Nghịch lý kẻ nói dối
“ Tôi là kẻ nói dối”
Nếu người ấy nói thật:
- Phán đoán “ Tôi là kẻ nói dối”= c
- Người ấy không nói dối → “ Tôi là kẻ nói dối” = g Nếu người ấy nói dối:
- Phán đoán “ Tôi là kẻ nói dối”= g
- Người ấy nói dối → “ Tôi là kẻ nói dối” = c
1. Chứng minh, bác bỏ là gì ? Cấu tạo của chứng minh và bác bỏ.So sánh cấu tạo của phép chứng minh và suy luận.
2. Các phương pháp chứng minh, bác bỏ. Cho ví dụ.
3. Các quy tắc chứng minh, bác bỏ. Các lỗi thường mắc phải trong chứng minh, bác bỏ, cho ví dụ.
4. Có thể chứng minh những luận điểm sau đây được hay không ? Vì sao ?
- Các câu giả dối không phải là phán đoán - Mọi câu khẳng định đều là phán đoán
- Vị từ trong các phán đoán toàn thể bao giờ cũng chu diên
5. Hãy bác bỏ ngụy biện sau :
« Một ô tô đâm vào một chiếc xe đạp. Xe đạp bẹp dúm còn ô tô chỉ bị xây xước nhẹ. Điều đó chứng tỏ rằng, lực tác động của ô tô vào xe đạp mạnh hơn rất nhiều so với lực tác động của xe đạp vào ô tô »
6. Quốc vương của một vương quốc nọ ban sắc lệnh : « Những người làm nghề thợ cạo phải cạo và chỉ được cạo cho những ai không tự cạo »
Hỏi, theo lệnh đó, những người làm nghề thợ cạo có được cạo râu, tóc cho chính mình không
Chương 7: GIẢ THUYẾT