Sinh viên và thanh niên

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn logic học đại cương (Trang 34 - 36)

- Sinh viên và sinh viên tình nguyện - Sinh viên và trẻ sơ sinh

2.1 Vẽ sơ đồ Venn biểu thị tương quan ngoại diên giữa các cặp khái niệm trên 2.2 Hãy xây dựng các phán đoán đơn chân thực từ mỗi cặp khái niệm trên 2.3 Khảo sát tính chu diên của các thuật ngữ trong mỗi phán đoán đơn đó

3. Mối quan hệ giữa các phán đoán đơn

4. Các loại phán đoán phức cơ bản, giá trị lô gích, tính chất của mỗi loại. 5. Các phán đoán phức đẳng trị

Hãy tìm 03 phán đoán tương đương với mỗi phán đoán sau:

- Trí thức trẻ ngày nay cần phải giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành

- Hoặc bạn thường xuyên học tập, hoặc bạn sẽ bị lạc hậu so với cuộc sống - Ở đâu có nhiều lời nói hoa mỹ ở đó không có tình yêu chân thật

Chương 4: CÁC QUY LUẬt CƠ BẢN CỦA LÔGIC HÌNH THỨC

4.1Đặc điểm chung của các quy luật logic

*Phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất yếu, phổ biến giữa các tư tưởng, các thành phần của tư tưởng trong quá trình tư duy

*Thể hiện những yêu cầu: - Tính xác đinh

- Tính không mâu thuẫn - Tính liên tục

- Tính có căn cứ

*Được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người

*Là các quy luật về hình thức của tư duy

4.2 Các quy luật lôgic cơ bản

4.2.1 Quy luật đồng nhất

CƠ SỞ KHÁCH QUAN: Tính xác định, ổn định tương đối về chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan

NỘI DUNG: Trong quá trình lập luận, tư tưởng nào cũng phải được diễn đạt

chính xác, có nội dung xác định, mọi tư tưởng phải đồng nhất với chính nó Công thức lôgic: a là a ; “a a” ; a → a

- Phải phản ánh đúng đối tượng, tức là phải phản ánh đúng những dấu hiệu vốn có của bản thân đối tượng

- Phải sử dụng đúng ngôn ngữ biểu thị đối tượng

- Phải tái tạo đối tượng đúng như nguyên mẫu trong tư duy, tức là phải tạo lại đối tượng trong tư duy đúng như đối tượng trong hiện thực.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn logic học đại cương (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w