- Đa dạng hoá các trường hợp nghiên cứu
- Dựa vào các dấu hiệu bản chất để khái quát
* Quy nạp khoa học
- Là suy luận quy nạp trong đó kết luận về toàn bộ lớp đối tượng được rút ra trên cơ sở các dấu hiệu bản chất, tất yếu của một số đối tượng trong lớp đó
- Cơ sở khoa học: Mối quan hệ nhân - quả
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUY NAP KHOA HỌC:
Phương pháp giống nhau:Là quy nạp khoa học dựa trên sự phát hiện những đặc điểm giống nhau trong sự khác biệt
SƠ ĐỒ:
Hiện tượng A xuất hiện trong các ĐK a,e,g,h... Hiện tượng A xuất hiện trong các ĐKa,k,n,m... Có thể ĐK a là nguyên nhân của hiện tượng A
Phương pháp khác biệt:Là quy nạp khoa học dựa trên cơ sở so sánh các trường hợp hiện tượng nghiên cứu xảy ra và không xảy ra
SƠ ĐỒ:
Hiện tượng A xuất hiện trong các ĐK a,b,c,d Hiện tượng A không xuất hiện trong các ĐK b,c,d Có thể ĐK a là nguyên nhân của hiện tượng A
Phương pháp biến đổi kèm theo:Là quy nạp khoa học ở đó ngưới ta duy trì một hiện tượng trong một nhóm ĐK nào đó. Sau đó biến đổi dần một ĐK trong đó, nếu kéo theo sự biến đổi của hiện tượng thì có thể kết luận ĐK đó là nguyên nhân của hiện tượng được nghiên cứu
SƠ ĐỒ:
Hiện tượng A xuất hiện trong các ĐK a, b, c, d Hiện tượng A1 xuất hiện trong các ĐK a1,b,c,d Hiện tượng A2 xuất hiện trong các ĐK a2, b, c, d Có thể ĐK a là nguyên nhân của hiện tượng A
Phương pháp loại trừ: Là quy nạp khoa học được thực hiện khi biết tập hợp ĐK trong đó hiện tượng NC xảy ra và biết tất cả các ĐK đó, trừ một ĐK duy nhất không phải là nguyên nhân của nó thì có thể kết luận ĐK đó là nguyên nhân của hiện tượng
SƠ ĐỒ:
Hiện tượng A xuất hiện trong các ĐK a, b, c Hiện tượng A xuất hiện trong các ĐK a, b Hiện tượng A xuất hiện trong các ĐK a, c Có thể ĐK a là nguyên nhân của hiện tượng A Hiện tượng A xuất hiện trong các ĐK a, b, c Hiện tượng A không xuất hiện trong các ĐK b Hiện tượng A không xuất hiện trong các ĐK c
Có thể ĐK a là nguyên nhân của hiện tượng A Hiện tượng A, B, C xuất hiện trong các ĐK a, b, c Hiện tượng B xuất hiện trong các ĐK b
Hiện tượng C xuất hiện trong các ĐK c
Có thể ĐK a là nguyên nhân của hiện tượng A
5.4 SUY LUẬN TƯƠNG TỰ
5.4.1 Đặc điểm chung
• SUY LUẬN TƯƠNG TỰ LÀ GÌ?
Là suy luận trong đó kết luận về dấu hiệu của đối tượng được nghiên cứu được rút ra trên cơ sở giống nhau của đối tượng ấy với một đối tượng đã biết ở hàng loạt dấu hiệu
• CƠ SỞ KHÁCH QUAN: