0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Nghiờn cứu trờn thế giới [49,62,63,64]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH TỒN DƯ TRONG QUẦN THỂ DÂN CƯ QUẬN ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI (Trang 28 -30 )

. Bỡnh thường: < 3,4mmol/l

1.3.1. Nghiờn cứu trờn thế giới [49,62,63,64]

- Năm 1970 “Nghiên cứu 7 quốc gia” cho thấy rằng ngời Nhật và các dân tộc ở quanh Địa Trung Hải ăn ít mỡ bão hoà, mức cholesterol máu thấp và tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành cũng thấp. Trong khi ngời Phần Lan và Hoa Kỳ có mức cholesterol máu cao và tỷ lệ tử vong do động mạch vành cũng cao.

- Năm 1986 nghiên cứu của MRFIT (Multiple Rick Factor Intervention Trial) trên 350b.000 đối tợng nam giới tuổi 35 - 54 đã chứng minh có sự liên quan rõ rệt giữa mức cholesterol máu và tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành.

- Nghiên cứu quan sát trên từng cá thể của cộng đồng nh nghiên cứu Framingham ở Massachusette (Hoa Kỳ) bắt đầu từ năm 1948 và hiện nay vẫn đang tiếp tục, khảo sát trên 10.000 ngời sau đó theo dõi, phát hiện bệnh động

mạch vành ở những ngời này. Các nhà nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ bệnh động mạch vành rất cao ở những ngời có mức cholesterol máu cao từ đầu nghiên cứu.

- Năm 1994: nghiên cứu 4S (Scandinavian Simvastatin Survival Study) trên 4.444 bệnh nhân dùng simvastatin so sánh với placebo theo dõi trong 5,4 năm thấy thuốc làm giảm 25% cholesterol, 35% LDL-c, tăng 8% HDL-c, giảm 37% nhồi máu cơ tim không tử vong, 37% nhu cầu tái tạo động mạch vành, 42% tử vong do tim, 30% tử vong chung.

- Nghiên cứu LCAS (the Lipoprotein and Coronary Atherosclerosis Study, 1997) trên 429 bệnh nhân dùng fluvastatin, một số ít dùng thêm cholestyramin, có so sánh với placebo theo dõi trong 4,9 năm cho thấy thuốc làm giảm 23,9% LDL-c, giảm 14,7% cholesterol, tăng 8,5% HDL-c, các mảng vữa xơ giảm tiến triển 25%, tăng thoái triển 75%, các mảng vữa xơ mới giảm hình thành 40,5% đồng thời giảm 24,1% tai biến mạch vành kể cả tử vong.

- Thử nghiệm ASTEROID (A Study To evaluate the Effect of Rosuvastatin On Intravascular ultrasound - Derived coronary atheroma burden) (2006). Đánh giá hiệu quả của rosuvastatin bằng siêu âm trong lòng mạch. Gồm 349 bệnh nhân đợc điều trị bằng rosuvastatin 40mg/ngày. Tác giả thấy rằng có sự thoái triển một cách rõ ràng thể tích mảng vữa xơ động mạch. Nồng độ LDL-c trung bình từ 130,4 mg/dl giảm xuống đến 60,8 mg/dl. Nồng độ HDL- trớc nghiên cứu là 43,1 mg/dl tăng đến 49,0 mg/dl sau nghiên cứu.

1.3.2.Nghiờn cứu ở Việt Nam

- Năm 1994, Nguyễn Thị Bích Hà nghiên cứu trên 118 bệnh nhân tim mạch cho thấy cholesterol tăng trong 44% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 51,9% số bệnh nhân tăng huyết áp. Triglycerid tăng trong 24% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 40,4% số bệnh nhân tăng huyết áp. Apoprotein B tăng trong 92% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 75% số bệnh nhân tăng huyết áp. HDL-c giảm trong 68% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 67,3% số bệnh nhân tăng huyết áp. Apoprotein A1 giảm trong 80% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 71,1% số bệnh nhân tăng huyết áp [65].

- Trịnh Đình Cần (1996), nghiên cứu trên 405 ngời có rối loạn lipid máu, tuổi trung bình 45,4 thấy có 86,7% có tăng cholesterol đơn thuần, 37,3% có tăng triglycerid đơn thuần và 26% tăng hỗn hợp [66].

- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nguyên và cộng sự (2000) trên 592 tr- ờng hợp tuổi từ 40-70 thấy: 20,6% có tăng cholesterol, 29,6% tăng

triglyceride, 37,3% có tăng ít nhất một chỉ tiêu lipid, 10,1% tăng đồng thời cả cholesterol và triglyceride [67].

- Nguyễn Kim Lơng (2001) nghiên cứu trên 150 bệnh nhân ở 3 nhóm: tăng huyết áp, đái tháo đờng, đái tháo đờng có tăng huyết áp thấy rằng kiểu tăng cholesterol đơn thuần là kiểu rối loạn lipid hay gặp nhất chiếm 31,2% ở bệnh nhân đái tháo đờng, 21,5% ở bệnh nhân tăng huyết áp, và 39,2% ở bệnh nhân đái tháo đờng và có tăng huyết áp. Sau đó đến rối loạn lipid kiểu hỗn hợp. Kiểu tăng triglycerid đơn thuần ít gặp hơn cả [68].

- Trần Văn Hiên (2006) nghiên cứu rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đờng typ II lần đầu tiên đợc điều trị tại Bệnh viện Nội tiết trung ơng cho thấy rối loạn lipid máu thờng gặp ở lứa tuổi 40- 59, tỷ lệ rối loạn lipid nói chung là 65,3%. Tăng cholesterol toàn phần 40%, tăng triglyceride 53%, tăng LDL-c 42,9%, tăng non-HDL-c 41,3%, giảm HDL-c 20% [69].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH TỒN DƯ TRONG QUẦN THỂ DÂN CƯ QUẬN ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI (Trang 28 -30 )

×