Giải pháp về môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả cho thị xã sông công giai đoạn 2011 (Trang 47 - 124)

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

2.4.1.1. Điều tra, thu thập thông tin tại các cơ quan cấp thị xã

1. Thu thập thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thị xã Sông Công (cơ quan chuyên ngành về đất đai): điều tra các thông tin, số liệu về biến động diện tích đất đai giai đoạn 2005 - 2009, số liệu chỉ tiêu thống kê đất đai năm 2005, bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã Sông Công năm 2009, số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2009, số liệu các chỉ tiêu chủ yếu trong phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị xã Sông Công đến năm 2010, các văn bản liên quan đến chính sách quản lý sử dụng đất của Trung ƣơng và địa phƣơng.

2. Điều tra, thu thập thông tin tại các phòng, ban, ngành thị xã: số liệu điều tra về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các ngành, số liệu dân số, lao động, số liệu thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của thị xã.

2.4.1.2. Điều tra, thu thập thông tin tại các đơn vị hành chính trong thị xã

Điều tra, thu thập thông tin tại các xã, thị trấn: số liệu điều tra về việc thực hiện, chƣa thực hiện đƣợc các chỉ tiêu QHSDĐ, số liệu hợp lý, bất hợp lý trong thực hiện QHSDĐ

2.4.2. Phương pháp thống kê, so sánh

Thống kê so sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong cơ cấu sử dụng đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chƣa sử dụng) qua các giai đoạn quy hoạch, kế hoạch..

2.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã điều tra tại các cơ quan của thị xã và các đơn vị hành chính trong thị xã để rút ra kết luận.

2.4.4. Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ

Thể hiện vị trí địa lý của thị xã, chỉnh lý vị trí thực hiện quy hoạch đến năm 2010 trên bản đồ.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Sông Công cách thủ đô Hà Nội 65 km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, cách hồ Núi Cốc 17 km. Địa giới hành chính đƣợc giáp ranh nhƣ sau:

Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với Thành phố Thái Nguyên Phía Nam, Đông Nam và phía Tây tiếp giáp với huyện Phổ Yên. Tổng diện tích tự nhiên của thị xã là: 8 276,27 ha.

Trong đó: - Nhóm đất nông nghiệp = 6 399,00 ha - Nhóm đất phi nông nghiệp = 1 817,38 ha - Nhóm đất chƣa sử dụng là = 59,89 ha

3.1.2. Địa hình - thổ nhưỡng

- Địa hình: so với các huyện khác của tỉnh Thái Nguyên thì thị xã Sông Công có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, mang đặc điểm của miền trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.

Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển dao động trong khoảng 16 - 24m. Núi Tảo là đỉnh cao nhất của thị xã với độ cao 54m, cao độ nền trung bình thƣờng ở mức 15 - 17m.

- Thổ nhƣỡng: Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000, trên địa bàn thị xã Sông Công có 10 loại đất chính, đó là:

+ Đất phù xa đƣợc bồi (Pb), diện tích 94,38 ha, phân bố chủ yếu ở các xã ven Sông Công nhƣ Bá Xuyên, các phƣờng Lƣơng Châu, Cải Đan, và Thắng Lợi.

+ Đất phù xa không đƣợc bồi (P), diện tích 253,48 ha phân bố sát vùng đất phù xa đƣợc bồi của những xã nêu trên.

+ Đất phù xa ngòi suối (Py), diện tích 45,59 ha phân bố ven các sông suối. + Đất phù xa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), diện tích 9,67 ha. Phân bố chủ yếu ở phƣờng Cải Đan.

+ Đất dốc tụ (D), diện tích 1.055,45 ha, phân bố rải rác ở các xã phƣờng. + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), diện tích 82,53 ha, phân bố phía tây Sông Công thuộc phƣờng Cải Đan và xã Phú Xuyên.

+ Đất nâu vàng trên phù xa cổ (Fp), diện tích 418,09 ha, phân bố phía tây xã Bá Xuyên và phía nam phƣờng Cải Đan.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), diện tích 1.849,80 ha phân bố nhiều nhất ở vùng đồi xã Bá Xuyên.

+ Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs), diện tích 536,55 ha, phân bố ở phía tây xã Bá Xuyên và phƣờng Cải Đan.

3.1.3. Khí hậu, thời tiết

Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 3.

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22°C, tổng tích ôn là 8.000°C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,2°C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,2°C, nhiệt độ tháng 7 là cao nhất (28,5°C), nhiệt độ tháng 1 là thấp nhất (15,6°C), số giờ nắng trong năm là 1.628 giờ, năng lƣợng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm (%): 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 78%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 16%. Lƣợng bốc hơi trung bình năm đạt 985,5 mm.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2097 mm, số ngày mƣa hàng năm là 142 ngày, lƣợng mƣa tháng 7 là lớn nhất (419,3 mm), lƣợng mƣa tháng nhỏ nhất 22 mm, số ngày mƣa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mƣa trên 100 mm

là 2-3 ngày, lƣợng mƣa ngày lớn nhất là 353 mm, lƣợng mƣa tháng lớn nhất là 1103 mm, lƣợng mƣa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt tới mức lớn nhất vào tháng 7.

3.1.4. Nguồn nước, thuỷ văn

Sông Công bắt nguồn từ Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc ở phía Tây thành phố Thái Nguyên đƣợc chia thành hai nhánh, nhánh chính chảy qua trung tâm thị xã Sông Công, qua huyện Phổ Yên để hội lƣu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía Bắc thị xã Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào huyện Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa).

Sông Công dài 96 km. Diện tích lƣu vực 951 km², độ cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng lƣợng nƣớc 0,794 km³ ứng với lƣu lƣợng trung bình năm 25 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm 74,7% lƣợng nƣớc cả năm; tháng 8 có lƣợng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lƣợng nƣớc cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8 % lƣợng nƣớc cả năm.

Hồ Núi Cốc (xây dựng năm 1972) có mặt nƣớc rộng 25 km, chứa 1,75 triệu m3 nƣớc nhằm điều hoà dòng chảy và chủ động tƣới tiêu cho 12000 ha lúa. Hệ thống thuỷ lợi Núi Cốc là nguồn cung cấp nƣớc tƣới chính cho sản xuất nông nghiệp và nƣớc sinh hoạt cho thị xã Sông Công.

Trên địa bàn thị xã, hệ thống Sông Công có 7 suối lớn đổ vào: - Phía tây có 2 suối thuộc các xã Bá Xuyên và phƣờng Cải Đan.

- Phía đông có 5 suối thuộc các xã phƣờng: xã Bá Xuyên, phƣờng Lƣơng Châu, phƣờng Thắng Lợi và phƣờng Cải Đan.

Về nƣớc ngầm: Mực nƣớc ngầm thƣờng xuất hiện ở độ sâu từ 4-5 m. Trữ lƣợng nƣớc ngầm trên địa bàn thị xã khá lớn, chất lƣợng tốt có khả năng dùng cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

3.1.5. Thảm thực vật

Thảm thực vật tự nhiên gồm các loại cây thân gỗ nhƣ thông, họ tre vầu, tầng dƣới có cây dây leo và lùm bụi nhƣ sim, mua, chồi, xuể, guột, lau lách và các loại cỏ dại.

Rừng trồng: Chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm. Cây rừng đa số đƣợc trồng từ 5 - 8 năm trở lên và đã khép tán.

Các loại cây trồng nông nghiệp: Gồm các loại lúa nƣớc, ngô, khoai, sắn, đậu đỗ, rau các loại. Cây công nghiệp ngắn ngày gồm có đậu tƣơng, lạc, mía. Cây lâu năm có chè và các loại cây ăn quả.

3.1.6. Khoáng sản

Thị xã Sông Công là thị xã nghèo về khoáng sản, tuy nhiên trên địa bàn thị xã có dòng Sông Công chảy qua tạo thêm nguồn đất bãi bồi và hàm lƣợng cát sỏi lòng sông phục vụ cho khai thác và sản xuất gạch ngói.

Việc kế cận thành phố Thái Nguyên - một trung tâm luyện kim và khai thác quặng lớn của cả nƣớc là điều kiện để Sông Công phát triển các ngành công nghiệp chế tác và cơ khí chế tạo máy.

3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên liên quan đến sử dụng đất

3.2.1. Thuận lợi

Thị xã Sông Công là một trung tâm kinh tế khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Núi Việt Bắc. Thị xã Sông Công có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nƣớc.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thị xã có nhiêu điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội:

Tuyến đƣờng quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc toàn tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, nối Sông Công với thành phố Thái Nguyên, các tỉnh vùng núi và biên giới phía bắc. Về phía nam với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hành lang kinh tế đƣờng 18, quốc lộ 3 kết hợp cùng với các đƣờng quốc lộ 37, 1B, 279, tỉnh lộ, huyện lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo thành những mạch máu giao thông quan trọng gắn liền thị xã Sông Công với các địa bàn khác trong tỉnh lân cận. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều là luồng giao lƣu quan trọng giữa vùng kinh tế đồng bằng Sông Hồng với trung tâm công nghiệp Sông Công.

Với địa hình có nền đất cao, địa chất ổn định là những điều kiện thích hợp cho việc xây dựng các công trình công nghiệp, cơ sở hạ tầng và dân dụng lớn.

Nhìn chung đất đai thị xã Sông Công tƣơng đối phì nhiêu nguồn nƣớc dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất là đối với các loại cây lƣơng thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Chế độ nhiệt phong phú, độ ẩm tƣơng đối khá, quy hoạch sử dụng đất cần tận dụng ƣu thế này để bố trí tăng vụ trong năm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.2.2. Khó khăn

Do vị trí của thị xã nằm liền kề với thủ đô Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. mặt khác Thị xã là 1 trong 17 khu công nghiệp quốc gia và lại gần các khu công nghiệp khác. Thị xã có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá tuy nhiên sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, bố trí sử dụng đất đai, nhất là trong việc bố trí đất xây dựng các công trình công cộng và đất công nghiệp. Vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất cần phải chú ý đến quy hoạch sử dụng đất đúng mục đích, tránh làm giảm đất nông nghiệp, lãng phí đất đai, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.

Do địa hình nằm trên vùng đồi thấp xen kẽ đồng bằng, dốc dần từ bắc xuống nam từ đông sang tây. Lƣợng mƣa phân bố không đồng đều trong mùa mƣa, lƣợng mƣa tập trung 91,6 % lƣợng mƣa cả năm. Nên thƣờng xảy ra hiện tƣợng sói mòn, rửa trôi, ngập úng. Do đó trong quy hoạch sử dụng đất cần phải có các biện pháp bố trí cây trồng phù hợp để tránh ngập úng ở các vùng thấp và hạn chế rửa trôi, xói mòn đất ở các vùng đồi núi có độ dốc cao.

Đất đai tại một số nơi của thị xã nhƣ những vùng đồi núi cao thuộc các phƣờng Cải Đan, xã Bá Xuyên... kém màu mỡ, độ phì kém, đất chua, do đó đi đôi với quy hoạch sử dụng đất cần phải có các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì cho đất. Có thể bố trí cho sản xuất lâm nghiệp với tập đoàn cây rừng đa dạng, nhiều tầng nhằm hạn chế sói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ đất.

Tài nguyên du lịch đối với Sông Công còn ở dạng tiềm năng, chƣa đƣợc khai thác hết.

3.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Thị xã Sông Công có 09 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 05 phƣờng và 04 xã. Đƣờng giao thông liên xã, liên huyện trong thị xã tƣơng đối thuận tiện, trừ xã Bình Sơn có vị trí tƣơng đối xa so với trung tâm Thị xã.

Trong năm năm qua, hiện trạng sử dụng đất của thị xã có nhiều biến động, đƣờng giao thông đƣợc mở rộng và xây dựng mới nhiều, các khu công nghiệp đƣợc phê duyệt và đƣa vào hoạt động nhiều, vì vậy cơ cấu các loại đất có sự thay đổi lớn. Điều này có ảnh hƣởng tới tiến độ thi công xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp xã của thị xã.

3.3.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong thời kỳ 2005-2009 kinh tế thị xã Sông Công đã có những bƣớc phát triển lớn. Năm 2005 tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) của thị xã đã tăng từ 1158 tỷ đồng lên 2394 tỷ đồng năm 2009, và đến năm 2010 tăng lên 2883 tỷ đồng, tăng gấp 6,96 lần so với năm 2001 và gấp 2,49 lần so với năm

2005. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá cố định tăng từ 445 tỷ đồng năm 2005 lên 910 tỷ đồng năm 2009, và đến năm 2010 tăng lên 1106 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) tăng từ 15% trở lên trong cả giai đoạn, đến năm 2009 là 20,4%. trong đó nông lâm ngƣ giảm dần từ 7% năm 2005 xuống 3,6% năm 2009, công nghiệp tăng từ 41,3 % năm 2005 lên 43,4% năm 2009 và dịch vụ từ 27,1% năm 2005 giảm xuống 22% năm 2009. Thay vào đó là sự tăng trƣởng mạnh của ngành xây dựng từ 24,6% năm 2005 lên 31% năm 2009. trong khi các ngành nông lâm ngƣ đang có xu hƣớng giảm dần thì các ngành công nghiệp và xây dựng lại tăng lên đáng kể.

Tăng trƣởng kinh tế những năm gần đây, nhất là các ngành công nghiệp và xây dựng đã góp phần nâng cao đáng kể mức sống của dân cƣ thị xã. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2009 đạt khoảng 18,8 triệu đồng và đến năm 2010 là 20,7 triệu đồng (giá hiện hành). Tăng trƣởng GDP đến năm 2009 là 21,5% cao hơn năm 2001 là 10%.

3.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.3.2.1. Ngành nông - lâm nghiệp có rừng - thủy sản

* Về nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của thị xã Sông Công là 6399 ha, trong đó: - Diện tích đất trồng cây hàng năm là 2525,44 ha.

- Diện tích đất trồng cây lâu năm là 1898,65 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1896,91 ha.

Cây lƣơng thực: Năm 2009 diện tích gieo trồng cây lƣơng thực có hạt 3868 ha. Trong đó cây lúa 3086 ha, không có sự thay đổi so với năm 2008. Trong giai đoạn 2005 - 2008 diện tích lúa đông - xuân liên tục giảm năm 2005 là 1158 ha, với tổng sản lƣợng 4704 tấn đến năm 2008 diện tích còn 1104 ha, với tổng sản lƣợng là 5076 tấn và đến năm 2010 diện tích này là 1129 ha đã tăng lên 25 ha so với năm 2008. Sản lƣợng đạt 5384 tấn.

Về diện tích lúa mùa giảm dần qua các năm, năm 2005 có diện tích 2048 ha, với tổng sản lƣợng là 8653 tấn đến năm 2009 giảm xuống 1957 ha,với sản lƣợng 8646 tấn.

Năng suất các loại cây lƣơng thực tăng lên theo từng năm: lúa 45,46 tạ/ha, khoai lang: 60,73 tạ/ha, sắn: 104,0 tạ/ha, khoai sọ 36,0 tạ/ha.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả cho thị xã sông công giai đoạn 2011 (Trang 47 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)