Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung nhƣ sau: Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lƣợng và thành phần đối tƣợng nằm trong quy hoạch; Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng nhƣ nội dung và phƣơng pháp quy hoạch. Thông thƣờng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đƣợc phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (nhƣ loại hình, dạng, hình thức quy hoạch...) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (nhƣ điều chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất nhƣ tƣ liệu sản xuất) từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.
Đối với Việt Nam, Luật Đất đai năm 2003 (điều 25) quy định: quy hoạch sử dụng đất đƣợc tiến hành theo lãnh thổ hành chính
1. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cả nƣớc; 2. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
3. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; 4. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
Đối tƣợng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dƣới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bƣớc sau chỉnh lý bƣớc trƣớc.
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao gồm: Đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện tại và tƣơng lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân: Cụ thể hoá một bƣớc quy hoạch sử dụng đất của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn; Làm căn cứ, cơ sở để các ngành (cùng cấp) và các đơn vị hành chính cấp dƣới triển khai quy hoạch sử dụng đất của ngành và địa phƣơng mình; Làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao cấp đất, thu hồi đất theo thẩm quyền đƣợc quy định trong Luật Đất đai); Phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
Khác với Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 không quy định cụ thể quy hoạch sử dụng đất theo các ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cƣ nông thôn, đô thị, chuyên dùng). Quy hoạch sử dụng đất của các ngành này đều nằm trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính. Riêng quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đƣợc quy định cụ thể tại điều 30:
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trình Chính phủ xét duyệt.
- Chính phủ quy định cụ thể việc lập, xét duyệt, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên có thể hiểu mối quan hệ tƣơng đối chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Trƣớc tiên, Nhà nƣớc căn cứ vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và hệ thống thông tin tƣ liệu về điều kiện đất đai hiện có để xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất. Các ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng đất của ngành. Nhƣ vậy, quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trƣớc và có tính định hƣớng cho quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ.
Trong nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm quy hoạch sử dụng đất các vùng sản xuất chuyên môn hoá và quy hoạch sử dụng đất các xí nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất cho các vùng chuyên môn hoá - sản xuất hàng hoá có thể nằm gọn trong cấp vị lãnh thổ hoặc không trọn vẹn ở một đơn vị hành chính. Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, ngoài sản phẩm chuyên môn hóa phải kết hợp phát triển tổng hợp để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai. QHSDĐ của xí nghiệp là hệ thống biện pháp về tổ chức, kinh tế và kỹ thuật nhằm bố trí, sắp xếp, sử dụng các loại đất nhƣ tƣ liệu sản xuất một cách hợp lý để tạo ra nhiều nông sản hàng hoá, đem lại nguồn thu nhập lớn. Nội dung quy hoạch đất đai của xí nghiệp rất đa dạng và phong phú, bao gồm: QH ranh giới địa lý; QH khu trung tâm; QH đất trồng trọt; QH thuỷ lợi; QH giao thông ... QH sử dụng đất của xí nghiệp có thể tiến hành trong các vùng sản xuất chuyên môn hóa hoặc có thể độc lập ở ngoài vùng.
Việc hình thành đồng bộ thị trƣờng bất động sản cùng với các thị trƣờng hàng hoá - dịch vụ, thị trƣờng sức lao động, thị trƣờng vốn... đã trở thành một yêu cầu cấp bách, cần thể hiện trong công tác kế hoạch hoá việc sử dụng đất. Trong thời gian gần đây, thị trƣờng bất động sản (đặc biệt là đất đai và nhà ở) rất sôi động, lại mang tính tự phát đã làm nẩy sinh nhiều tiêu cực (mua, bán, đầu cơ, trục lợi đất đai). Để khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong quản lý và sử dụng đất cần phải lập lại trật tự, kỷ cƣơng, tổ chức và quản lý chặt chẽ thị trƣờng bất động sản: Xác định đúng giá trị của từng loại đất, để sử dụng có hiệu quả, duy trì và phát triển quỹ đất, bảo đảm lợi ích của toàn dân; Chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân, nhất là ở vùng đô thị, phát triển các doanh nghiệp Nhà nƣớc xây dựng và kinh doanh nhà ở, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng và kinh doanh nhà theo sự hƣớng dẫn và quản lý của Nhà nƣớc.
Kế hoạch sử dụng đất phải gắn với kế hoạch phát triển KT-XH, dựa trên mục đích chung vì lợi ích lâu dài phát triển KT-XH nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, cần lƣu ý điểm khác biệt: Kế hoạch sử dụng đất chú trọng phát triển hình thức không gian; kế hoạch phát triển KT-XH chú trọng phát triển hình thức thời gian, nhƣng nội dung lại đƣợc triển khai với hình thức không gian nhất định. Kế hoạch phát triển KT-XH là tiền đề của kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất là sự tiếp tục của kế hoạch phát triển KT-XH nhằm bố trí không gian thống nhất đối với các hạng mục liên quan đến đất đai (xây dựng, khai hoang, chuyển mục đích sử dụng đất...) trong thời kỳ kế hoạch.
Thời hạn lập kế hoạch sử dụng đất thƣờng thống nhất với thời hạn lập kế hoạch phát triển KT-XH của các ngành, các cấp lãnh thổ hành chính và đƣợc thực hiện trong thời gian 5 năm.