Đối với mỗi quốc gia, cũng nhƣ từng vùng trong một nƣớc, nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn lịch sử khác nhau là rất khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm: 1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
2. Đề xuất phƣơng hƣớng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
3. Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
4. Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án; 5. Xác định các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng;
6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Nhƣ vậy, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất là: Phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển KT-XH; Hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế; Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; Hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả tổng hoà giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trƣờng cao nhất.
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Ngoài lợi ích chung của cả nƣớc, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng tự quyết định những lợi ích cục bộ của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nƣớc.
Hệ thống quản lý hành chính của nƣớc ta đƣợc phân chia thành 4 cấp: toàn quốc, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch sử dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác nhau. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất của cấp dƣới; quy hoạch của cấp dƣới là phần tiếp theo, cụ thể hóa quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô.