Trong thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, việc sử dụng đất luôn hƣớng tới mục tiêu kinh tế, nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất định (xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, chuồng trại chăn nuôi quy mô lớn...). Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ đƣợc sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng nhƣ thỏa mãn đời sống tinh thần của con ngƣời (xây dựng nhà cửa, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, văn hoá xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cƣ nông thôn...).
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trên luôn nẩy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa ngƣời và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con ngƣời trong quá trình sử dụng đất (sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trƣờng nói chung và môi trƣờng đất nói riêng (các thảm hoạ sinh thái nhƣ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, trƣợt lở đất... liên tục xẩy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng nghiêm trọng), làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi.
Để thoả mãn nhu cầu của con ngƣời cả về 3 lợi ích kinh tế- xã hội- môi trƣờng nhất thiết phải giải quyết những xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả. Việc sử dụng đất nhƣ một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết đƣợc sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và nâng cao môi trƣờng. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là hài hoà đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trƣờng.
- Đất sản xuất nông nghiệp đối lập với quá trình đô thị hoá.
- Phát triển thủy lợi đối lập với việc phân chia các nguồn tài nguyên nƣớc cho đô thị và phát triển công nghiệp.
- Phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đối lập với việc bảo vệ hệ sinh thái ven biển.
- Quyền lợi của ngƣời bản địa và những ngƣời di cƣ.
- Bảo vệ các giá trị sinh thái đối lập với nhu cầu về thực phẩm hoặc nông sản khác.
- Các chủ sử dụng đất nhỏ mâu thuẫn với việc canh tác quy mô lớn ...
1.1.5.1. Sử dụng đất và mục tiêu kinh tế
Sử dụng đất trƣớc hết bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu kinh tế trong sử dụng đất giữa chủ sử dụng thực tế và cộng đồng lớn hơn có lúc trùng nhau và có lúc không trùng nhau.
Các hộ nông dân trong việc sử dụng đất của mình luôn đặt ra mục tiêu làm ra sản phẩm để bán hoặc tự tiêu dùng, nếu thấy việc đó không có lợi họ có thể thay đổi cây trồng để sản xuất có hiệu quả hơn hoặc nếu việc canh tác không có lợi họ có thể bán phần đất của họ cho ngƣời nông dân khác, những ngƣời mà sản xuất nông nghiệp đem lại lợi nhuận cao hơn hoặc họ cũng có thể thay đổi mục đích sử dụng đất của mình kể cả việc bán đất sét cho nhà máy gạch, bán cát dƣới dạng vật liệu xây dựng hoặc sử dụng đất làm khu vui chơi giải trí cho khách du lịch ...
Trong khi đó cộng đồng (xã, huyện, tỉnh, cả nƣớc) luôn có những mối quan tâm kinh tế lâu dài trong sử dụng đất, trƣớc hết đó là đảm bảo các mục tiêu kinh tế lâu dài và cần thiết cho cả cộng đồng, đó là vấn đề an toàn lƣơng thực; Có đất để mở mang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu cụm công nghiệp, bảo vệ môi trƣờng và các khu vui chơi giải trí .v.v...
Nhƣ vậy các mối quan tâm kinh tế nhất thời của ngƣời sử dụng đất cụ thể mâu thuẫn với mối quan tâm lâu dài của cả cộng đồng.
Sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế đƣợc xem là hợp lý không có nghĩa là thoả mãn đƣợc nguyện vọng của từng chủ sử dụng đất và toàn thể cộng đồng, mà là quá trình xem xét cân nhắc để sử dụng đất hài hoà về mặt lợi ích của toàn thể cộng đồng và các chủ sử dụng đất cụ thể. Trong vấn đề này bao giờ cũng đặt ƣu tiên cho việc sử dụng đất lâu dài và mối quan tâm chung của toàn thể cộng đồng.
1.1.5.2. Sử dụng đất và mục tiêu xã hội
Sử dụng đất trƣớc tiên liên quan đến những ngƣời sống trên mảnh đất đó, họ có những nhu cầu thiết yếu của mình và đó là mục tiêu xã hội rõ rệt của bất cứ một Nhà nƣớc nào nhằm tạo ra hay duy trì các điều kiện mà nó có tác dụng giúp thoả mãn những nhu cầu thiết yếu này. Việc tạo ra công ăn việc làm trong quá trình phát triển bền vững là một phƣơng pháp hữu hiệu nhằm cùng một lúc đạt đƣợc 3 mục tiêu (xã hội, kinh tế và môi trƣờng). Những nhu cầu thiết yếu này bao gồm các cơ sở vật chất công cộng hoặc các phƣơng tiện phục vụ cho sức khoẻ, giáo dục, định cƣ, thu nhập,... ngoài ra còn tạo ra một ý thức về công bằng xã hội và kiểm soát chính tƣơng lai của họ.
Công bằng xã hội là rất cần thiết cho mọi ngƣời. Trong sử dụng đất các Chính phủ thƣờng có những dự án ƣu đãi cho nhóm ngƣời nghèo trong xã hội. Việc làm giảm tình trạng căng thẳng giữa những nhóm dân số cũng là một mục tiêu xã hội của Chính phủ (mâu thuẫn giữa dân bản địa, dân di cƣ...). Một mục tiêu xã hội nữa cần phải kể đến là mâu thuẫn giữa các thế hệ về việc sử dụng đất. Đó là việc sử dụng đất của các thế hệ hiện tại không nghĩ đến lợi ích của các thế hệ con cháu. Do đó đã có khuyến cáo: “Đất không thể là đối tƣợng của từng cá thể! Đất mà chúng ta đang sử dụng, tự coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta! Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài ngƣời. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau”.
1.1.5.3. Sử dụng đất và mục tiêu môi trường
Đối với bất kỳ vùng đất nào trong sử dụng đất đai gắn với mục tiêu môi trƣờng thì điều quan trọng là phải phân biệt đƣợc mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Chính phủ các nƣớc đều đƣa ra các tiêu chuẩn và mục tiêu về môi trƣờng.
Việc nhìn nhận “môi trƣờng” không chỉ có nghĩa là một hệ thống các tiêu chuẩn về hoá học. Đất nƣớc, phong cảnh thiên nhiên ... là các tài sản có giá trị. Vì thế, những vấn đề về môi trƣờng chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả nếu nó đƣợc thực hiện kết hợp với các mục tiêu KT-XH.