5. Kết cấu của luận văn
4.4.2. Giải pháp về tài chính
Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tƣ của TISCO theo hƣớng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh.
Có nhƣ vậy mới cân đối cơ cấu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Để làm đƣợc điều này, cần thực hiện những biện pháp sau:
- Phân tích nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, mức độ rủi ro kinh doanh và mục tiêu an toàn đặt ra cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định cơ cấu vốn tối ƣu.
- Điều chỉnh giảm tỷ trọng nợ phải trả đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh thông qua thanh lý những tài sản không còn sử dụng, tăng tỷ lệ chiết khấu tài chính để kích thích khách hàng thanh toán sớm, huy động vốn cổ đông và trái phiếu dài hạn.
- Do dự án Đầu tƣ mở rộng sản xuất giai đoạn II của TISCO chậm tiến độ, là dự án nhóm A đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt khởi công năm 2007, từ khi chƣa cổ phần hoá nên hiện nay áp lực trả lãi vay ngân hàng rất lớn và gần nhƣ không có khả năng trả nợ. Vì vậy TISCO phải đề nghị Chính phủ, các bộ ngành trung ƣơng và địa phƣơng, các ngân hàng để tháo gỡ khó khăn, thu xếp vốn cho dự án, tái cơ cấu các khoản vay đầu tƣ này. Hiện tại chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu của TISCO đã lớn hơn 4 lần, để tháo gỡ đƣợc chỉ có các ngân hàng (chủ nợ) hoặc Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC) thẩm định và tiếp tục đầu tƣ vốn vào dự án này.
- Để tháo gỡ trƣớc mắt, TISCO phải tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của Tỉnh Thái Nguyên, các bộ ban ngành để đƣợc bán quặng sắt tồn kho cho các đơn vị sản xuất trong nƣớc. Đây là giải pháp ngắn hạn, nhằm tạo dòng tiền mặt cho TISCO sản xuất kinh doanh.
- Đẩy nhanh tiến trình giải quyết các thủ tục để thoái vốn đầu tƣ tại Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng đồng thời xây dựng lộ trình thoái vốn khỏi các công ty liên kết làm ăn không hiệu quả.