Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gang thép thái nguyên đến năm 2020 (Trang 34 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Để thực hiện hoạch định chiến lƣợc có thế áp dụng nhiều phƣơng pháp và công cụ hoạch định chiến lƣợc khác nhau. Trong luận văn này tôi chọn lọc sử dụng một số phƣơng pháp đƣợc giới thiệu dƣới đây để xây dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của TISCO trong năm 2010-2013, đây là thời kỳ công ty đã chuyển từ doanh nghiệp nhà nƣớc sang công ty cổ phần.

Sau khi xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, bƣớc tiếp theo trong tiến trình nghiên cứu là xác định loại dữ liệu nào cần thu thập và quyết định xem có thể thu thập các dữ liệu đó bằng phƣơng pháp nào.

Các yêu cầu của việc xác định dữ liệu: Các dữ liệu thu thập phải đƣợc xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Khi xác định dữ liệu, cần tuân thủ các yêu cầu sau

- Những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phải phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu.

- Dữ liệu phải xác thực trên hai phƣơng diện

• Giá trị: dữ liệu phải lƣợng định đƣợc những vấn đề mà cuộc nghiên cứu cần lƣợng định

• Độ tin cậy: nếu lập lại cùng một phƣơng pháp phải cho cùng một kết quả. - Dữ liệu thu thập phải đảm bảo nhanh và chi phí thu thập có thể chấp nhận đƣợc.

Đây là 3 yêu cầu tối thiểu cần thiết để thông tin thu thập đƣợc đầy đủ và tin cậy giúp cho nhà quản trị có đủ cơ sở chắc chắn khi ra quyết định, đồng thời là căn cứ xác đáng để ngƣời nghiên cứu hình thành kế hoạch thu thập dữ liệu thích hợp.

Trong luận văn này tôi sử dụng hai phƣơng pháp thu thập dữ liệu:

- Phương pháp thu thập thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu đƣợc sƣu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập. Đó là các dữ liệu đƣợc công bố trên website của Chính phủ, của các công ty sản xuất và kinh doanh thép nhƣ POSCO, Hoà Phát, TISCO, của các kênh thông tin tài chính và của các công ty chứng khoán nhƣ cafef.vn; bsc.com.vn; vietstock.vn... Đặc biệt là các dữ liệu từ tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông năm 2014 và các báo cáo, kế hoạch của Phòng Kế toán, Phòng thị trƣờng của TISCO.

- Phương pháp thu thập sơ cấp: Các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu. Nó còn đƣợc gọi là các dữ liệu gốc, chƣa đƣợc xử lý. Vì vậy, các dữ liệu sơ cấp giúp ngƣời nghiên cứu đi sâu vào đối tƣợng nghiên cứu, phát hiện các quan hệ trong đối tƣợng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật nhƣng lại mất thời gian và tốn kém chi phí để thu thập. Dữ liệu sơ cấp chủ yếu thu thập từ việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng điều tra.

Bản thân tác giả đang công tác tại TISCO nên đã nhiều lần đƣợc dự các hội nghị, đƣợc nghe các phát biểu của Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc đánh giá kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh, định hƣớng phát triển của công ty, đƣợc tham gia góp ý trong quá trình soạn thảo một số quy chế quản lý của TISCO. Vì vậy, các dữ liệu và đánh giá về thực trạng của TISCO có độ chính xác cao.

2.2.2. Thực hiện các phân tích tổng quan cần thiết

- Trong luận văn này sử dụng phƣơng pháp đồ thị thống kê để phân tích các dữ liệu sơ sấp, thứ cấp thu thập đƣợc.

- Phƣơng pháp đồ thị thống kê là phƣơng pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phƣơng pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đƣờng nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lƣợng của hiện tƣợng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức đƣợc những đặc điểm cơ bản của hiện tƣợng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phƣơng pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp ngƣời xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt.

Đồ thị thống kê có thể biểu thị:

- Kết cấu của hiện tƣợng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của nó - Sự phát triển của hiện tƣợng theo thời gian.

- So sánh các mức độ của hiện tƣợng. - Mối liên hệ giữa các hiện tƣợng. - Trình độ phổ biến của hiện tƣợng.

- Tình hình thực hiện kế hoạch: Trong công tác thống kê thƣờng dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tƣợng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đƣờng gấp khúc và biểu đồ hình màng nhện.

2.2.3. Phân tích môi trường kinh doanh và phân tích nội bộ doanh nghiệp

a. Sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là công cụ cho phép đánh giá mức độ tác động chủ yếu của môi trƣờng bên ngoài đến doanh nghiệp. Ma trận EFE đƣợc triển khai theo 5 bƣớc:

Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (ít quan trọng nhất) đến 1,0 (quan trong nhất) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trong tƣơng ứng của các yếu tố đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

Bƣớc 3: Phân loại từ 1 (phản ứng rất yếu) đến 4 (phản ứng rất mạnh) cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lƣợc hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố này.

Bƣớc 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tƣơng ứng của nó đế xác định số điểm quan trọng.

Bƣớc 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố đối với ngành. Số điểm tối đa là 4, trung bình là 2,5, nhỏ nhất là 1. Tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trƣờng và lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt, tích cực.

Phƣơng pháp này hình thành bức tranh tổng quát về các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. tuy nhiên việc cho điểm từng yếu tố cũng nhƣ xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan.

b. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE:

Tƣơng tự nhƣ các bƣớc thực hiện và tính điểm của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ dùng đế đánh giá các mặt mạnh, yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp

c. Liên kết các yếu tố bên trong và bên ngoài - sử dụng ma trận S.W.O.T:

S.W.O.T là chữ viết tắt của 4 chữ: Strengths (các điểm mạnh), Weaknesses (các điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các mối đe dọa).

Ma trận S.W.O.T đánh giá các điểm mạnh, điếm yếu, cơ hội và nguy cơ. Mục đích của việc nghiên cứu môi trƣờng là nhằm nhận định cho đƣợc

các đe dọa, cơ hội cũng nhƣ các điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đế làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích S.W.O.T là một công cụ cho việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trƣờng hoạt động và đề ra chiến lƣợc.

Sơ đồ 2.1: Ma trận S.W.O.T

- S (strengths); W (weaknesses): điểm mạnh, điểm yếu là các yếu tố cốt lõi có ảnh hƣởng đến vị thế canh tranh và việc thực thi những chiến lƣợc của doanh nghiệp. Cần xem xét các yếu tố này với tƣ cách là các hoạt động trong hệ thống và so sánh với chuẩn mực chung của ngành và các đối thủ cạnh tranh chính.

- O (opportunities): là những cơ hội mà tích số giữa mức độ tác động đối với doanh nghiệp khi nó đƣợc tận dụng và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ đƣợc cơ hội đó là rất lớn.

- T (threats): là các nguy cơ mà tích số giữa các mức tác động khi nguy cơ xảy ra đối với doanh nghiệp và xác suất xảy ra là lớn nhất.

Sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, cần áp dụng một quy trình liên kết các yếu tố gồm các bƣớc sau đây đế tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lƣợc:

Bƣớc 1: Liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô của ma trận S.W.O.T.

Bƣớc 2: Đƣa ra các kết hợp từng cặp một cách logic. Lập các chiến lƣợc kết hợp S/O, S/T, W/0, W/T.

- S/O: Sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài? - S/T: Sử dụng mặt mạnh nào đế đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài?

- W/0: Khắc phục những yếu kém nào đế tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài?

- W/T: Khắc phục những yếu kém nào đế giảm bớt nguy cơ hiện nay? Bƣớc 3: Đƣa ra kết hợp giữa 4 yếu tố S+W+0+T.

Điều này nhằm tạo ra sự công hƣởng giữa 4 yếu tố để hình thành một chiến lƣợc mà qua đó giúp doanh nghiệp tận dụng mặt mạnh để khai thác cơ hội, lấp dần những chỗ yếu kém và giảm bớt nguy cơ.

Bƣớc 4: Tổng hợp và xem xét lại các chiến lƣợc. Phân nhóm chiến lƣợc và phối hợp các chiến lƣợc thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau.

Sử dụng ma trận S.W.O.T có ƣu điểm là chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng nhƣ xác định các cơ hội và đe doạ từ môi trƣờng bên ngoài. Đƣa ra đƣợc các chiến lƣợc kết hợp cụ thể từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ để doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, có hạn chế chỉ đƣa ra chiến lƣợc khả thi có thể lựa chọn chứ không phải đƣa ra chọn lựa hay quyết định chiến lƣợc nào là tốt nhất.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu Cách tính Ý nghĩa

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Khi các chỉ số tăng:

tồn kho tăng, gia tăng doanh thụ trả chậm.

- Khi các chỉ số giảm: doanh số tiêu thụ giảm, vay nợ tăng - Hệ số thanh toán ngắn hạn (Lần)

TS lƣu động Nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán nhanh (Lần)

TS LĐ - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

- Hệ số Nợ/Tổng tài sản (%) 100% x Tổng nợ Tổng tài sản Khả năng tự chủ tài chính của - Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu (%) 100% x Tổng nợ Giá trị vốn chủ sở hữu

Quan hệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu

3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

- Hệ số LNST/DT thuần = Thu nhập sau thuế

Doanh thu

Phản ánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

- ROE = Thu nhập sau thuế

Vốn chủ sở hữu

Khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu

- ROA = Thu nhập sau thuế

Tổng tài sản bình quân

Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập.

4. Ma trận EFE Lƣợng giá các yếu tố

ảnh hƣởng, phân loại mức độ ảnh hƣởng, tầm quan trọng của mỗi yếu tố để xác định tổng điểm của ma trận.

Đánh giá các yếu tố bên ngoài

5. Ma trận IFE Đánh giá các yếu tố

Chương 3

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2013

3.1.Giới thiệu về Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên

3.1.1. Thông tin khái quát

- Tên giao dịch:

Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên

Tên tiếng Anh: THAI NGUYEN IRON AND STEEL JOINT STOCK CORPORATION Tên viết tắt: TISCO

- Vốn điều lệ: 1840 tỷ đồng

- Địa chỉ : Phƣờng Cam Giá, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - Số điện thoại: 0280.3832236; - Số Fax: 0280.3832056 - Website: www.tisco.com.vn

- Mã cổ phiếu: TIS

- Nhãn hiệu hàng hoá đang sử dụng:

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

3.1.2.1. Tóm tắt

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên, đƣợc thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép. Ngày 29/11/1963, mẻ gang đầu tiên của Công ty

ra lò đã đánh dấu mốc son quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của Đất nƣớc; để đánh dấu sự kiện này, Công ty lấy ngày 29/11 hàng năm là ngày truyền thống Công nhân Gang thép.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty không ngừng tăng trƣởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 650.000 tấn/năm, doanh thu hàng năm đạt trên 8.000 tỷ VNĐ, hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp trên cả nƣớc với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, văn phòng bán hàng tại TP Hồ Chí Minh.

Sản phẩm thép TISCO đã trở nên nổi tiếng trong cả nƣớc, đƣợc ngƣời tiêu dùng tín nhiệm, đƣợc sử dụng vào hầu hết các Công trình trọng điểm Quốc gia nhƣ thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Sơn La, đƣờng dây tải điện 500 KV Bắc Nam, Trung tâm hội nghị Quốc gia, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, cầu Thăng Long, Chƣơng Dƣơng, và nhiều công trình khác; thâm nhập vào đƣợc thị trƣờng Quốc tế nhƣ Canada, Singapore, Indonesia, Lào, Campuchia... Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cùng sản phẩm Thép mang thƣơng hiệu TISCO đã giành đƣợc nhiều giải thƣởng: Hàng Việt Nam chất lƣợng cao, Sao vàng đất Việt, Thƣơng hiệu nổi tiếng với ngƣời tiêu dùng, Nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam, Thƣơng hiệu nổi tiếng ASEAN, Ngôi sao Quốc tế về Quản lý chất lƣợng, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và nhiều giải thƣởng có giá trị khác.

Với những thành tích nổi bật, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Công ty đã vinh dự đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang Nhân dân, Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều phần thƣởng cao quý khác của Đảng và nhà nƣớc. Những thành tựu đạt đƣợc đã khẳng định vị thế lớn mạnh của Công ty trên thị trƣờng trong nƣớc và Quốc tế

Để tiếp nối sự phát triển, ngày 29/9/2007, Công ty đã khởi công thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, nhằm nâng cao năng lực sản xuất

phôi thép và thép cán từ nguyên liệu trong nƣớc lên 1.000.000 tấn/năm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng và đƣa Công ty trở thành một trong những nhà sản xuất thép có quy mô, công nghệ và thiết bị tiên tiến trong khu vực và thế giới, đảm bảo cho Công ty phát triển nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hình 3.1: Hình ảnh dây chuyền công nghệ thiêu kết luyện gang

Thực hiện chủ trƣơng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc, tháng 6/2009 Công ty gang thép Thái Nguyên đã tổ chức Đại hội cổ đông thành lập Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, với 65% vốn Nhà nƣớc mà Tổng công ty thép Việt Nam là đại diện sở hữu cùng với 2 cổ đông chiến lƣợc khác nắm giữ 28% cổ phần. Từ đó đến nay công ty hoạt động theo loại hình công

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gang thép thái nguyên đến năm 2020 (Trang 34 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)