Phân tích môi trƣờng bên ngoài của Tisco

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gang thép thái nguyên đến năm 2020 (Trang 55 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.Phân tích môi trƣờng bên ngoài của Tisco

3.4.1. Môi trường vĩ mô

3.4.1.1. Môi trường kinh tế

Việt Nam gia nhập WTO tháng 1 năm 2007 thì tháng 2 năm 2007 khủng hoảng tài chính đã bắt đầu ở Mỹ, trầm trọng lên và lan rộng ra trong năm 2008-2009. Tình hình kinh tế và bối cảnh đó đã hạn chế nhiều các tác động tích cực và nhân lên nhiều lần các tác động tiêu cực từ khủng hoảng. Việt Nam chƣa mở cửa thị trƣờng tài chính nên thiệt hại trực tiếp là hạn chế, song thiệt hại gián tiếp là nặng nề. Nếu không gia nhập WTO thì tác động cũng to lớn, thậm chí còn tai hại hơn.Việt Nam đã có nhiều bƣớc hội nhập song phƣơng, đa phƣơng, khu vực và toàn cầu, có tác động đan xen lẫn nhau. Khó có thể tách bạch riêng tác động của việc gia nhập WTO với các tác động khác.

Thực thi cam kết WTO (Không phải điểm bắt đầu và kết thúc của quá

trình cải cách và hội nhập) Tƣơng tác giữa WTO và các cam kết hội nhập quốc tế khác Biến động toàn cầu (“Sốc”giá và khủng hoảng tài chính) Phản ứng chính sách (vĩ

mô) của Việt Nam NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Kinh tế thực (thƣơng mại, đầu tƣ, tăng trƣởng) Ổn định kinh tế vĩ mô (lạm phát, cán cân thanh toán) Các vấn đề xã hội (việc làm, nghèo đói, bất bình đẳng) Thể chế kinh tế (pháp lý, tổ chức bộ máy nhà nƣớc, chế tài)

Sơ đồ 3.2: Tác động của môi trường kinh tế thế giới với kinh tế Việt Nam

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu làm cho nhu cầu mặt hàng thép giảm mạnh. Từ đó xảy ra tình trạng các doanh nghiệp thép nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, một số nƣớc ASEAN đƣa các sản phẩm phôi và thép thành phẩm vào Việt Nam bán phá giá.

Thậm chí có những doanh nghiệp thép nƣớc ngoài tìm cách lách thuế, nhập số lƣợng lớn thép hợp kim dƣới dạng thép xây dựng, gây ảnh hƣởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất thép vốn đang gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc.

Tác động từ Trung Quốc rất to lớn và sẽ còn to lớn hơn khi năm 2015 Hiệp định C-AFTA sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam, gần 1000 dòng thuế nhập khẩu về 0-5%, áp lực lên nền kinh tế Việt Nam sẽ rất lớn. Từ năm 2014 trở đi, khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu thép xuống còn 0-5% theo các cam kết WTO, ngành thép trong nƣớc sẽ đối mặt với thách thức lớn hơn hiện nay.

Đó là vì ngành thép nƣớc ta có quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ ở trình độ thấp, phần lớn lại tập trung vào khâu nhập phôi về để cán thép, chỉ có số ít có đầu tƣ từ khâu thƣợng nguồn đến hạ nguồn để luyện và cán thép sản phẩm. Các sản phẩm thép đơn điệu, tập trung chủ yếu vào thép xây dựng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về thép tấm, lá, băng.

Những khó khăn trên, cộng với chi phí đầu vào cao làm cho thép do Việt Nam sản xuất giá cao và chất lƣợng thấp, khó cạnh tranh đƣợc với thép nƣớc ngoài nhập khẩu.

3.4.1.2. Môi trường chính sách, pháp luật

Khác với những năm trƣớc, hai năm gần đây ngành thép trong nƣớc chịu tác động rất ít từ thị trƣờng thế giới mà chủ yếu chịu ảnh hƣởng từ những khó khăn nội tại nền kinh tế Việt Nam. Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa ra nhằm cắt giảm đầu tƣ công và hạn chế hoạt động cho vay phi sản xuất làm thị trƣờng bất động sản gần nhƣ đóng băng, xây dựng công nghiệp và dân dụng sụt giảm, trong khi đây là lĩnh vực chiếm khoảng 34% tổng nhu cầu của ngành thép.

Lãi suất tăng cao khiến các doanh nghiệp thêm khó khăn do nguồn vốn đầu tƣ cho dây chuyền sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Ngoài ra,

hàng tồn kho cao và kéo dài trong nhiều tháng khiến áp lực trả lãi ngân hàng càng lớn. Mặc dù lãi suất đầu vào có mức trần đang dần hạ xuống nhƣng việc tiếp cận vốn khó khăn cũng đã khiến cho hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đình trệ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo khảo sát mới nhất, chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đƣợc nguồn tín dụng chính thống. Ngoài ra, chính sách tỷ giá không ổn định cũng khiến các doanh nghiệp trong ngành chịu thêm các khoản chi phí mua ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu. Thêm vào đó, đồng VND mất giá cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận khi phần lớn khoản nợ của công ty thép đƣợc tài trợ bằng ngoại tệ.

Để gỡ khó cho các doanh nghiệp ngành thép, các cơ quan chức năng và các hiệp hội đang phối hợp để xây dựng hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế lƣợng thép nhập khẩu, đặc biệt là hàng kém chất lƣợng với giá rất rẻ. Ngoài ra, Bộ Công Thƣơng cũng đã tổ chức chƣơng trình “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” để các Tổng công ty trong khối công thƣơng ký biên bản ghi nhớ phối hợp tiêu thụ các sản phẩm chéo để ủng hộ nhau, trên cơ sở giá cả phù hợp với thị trƣờng, hai bên cùng có lợi.

Theo báo cáo tháng 3/2014 của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, Kinh tế đã thoát đáy trong quý 3/2013 và đang trở lại quỹ đạo tăng trƣởng mặc dù mức tăng còn chậm. Dự báo những quý tiếp theo, tăng trƣởng kinh tế sẽ khá hơn nhờ hiệu ứng các giải pháp hỗ trợ tổng cầu (tăng đầu tƣ bằng trái phiếu Chính phủ, giảm lãi suất…). Do vậy, triển vọng đạt mục tiêu tăng trƣởng kinh tế 5,8% của năm 2014 trở nên sáng sủa hơn. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, thu ngân sách có triển vọng khá hơn (tăng so với cùng kỳ). Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt: tổng cầu phục hồi chậm, tốc độ tăng tƣởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng; nông nghiệp chịu áp lực giảm giá nông sản; động lực tăng trƣởng vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Lạm phát giảm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất. Tính đến 23/3/2014, lãi suất huy động đã giảm 0,5-0,8 điểm % so với đầu năm đối với các kỳ hạn ngắn và giảm 0,2-0,5 điểm % đối với các kỳ hạn dài. Tình hình trên tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng và giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Mặc dù chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ thu hẹp tỷ giá vẫn tiếp tục ổn định, cho thấy niềm tin vào VND đang đƣợc củng cố.

Ngày 04 tháng 09 năm 2007 Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Với quan điểm phát triển là Xây dựng ngành Thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nƣớc, bảo đảm hài hoà với bảo vệ môi trƣờng sinh thái tại các địa bàn phát triển ngành thép. Trong đó mục tiêu phát triển tổng thể của ngành thép là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế.

Bảng 3.4: Mục tiêu phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2025

ĐVT: triệu tấn Chỉ tiêu 2010 2015 2020 2025 Sản xuất Gang 1,5-1,9 5,5-5,8 8-9 11-12 Sản xuất phôi thép 3,5-4,5 6-8 9-11 12-15 Sản xuất thép dẹt 1,8-2,0 6,5-7,0 8-10 11-13 Sản xuất thép dài 4,5 4,5-5 7-8 8-9

Xuất khẩu gang thép 0,5-0,7 0,7-0,8 0,9-1,0 1,2-1,5

(Nguồn: theo Quyết định 145/2007/QĐ-Ttg ngày 4/9/2007)

Sau 5 năm thực hiện quy hoạch này không phù hợp nữa, Thủ tƣớng đã giao Bộ Công Thƣơng chỉnh sửa, bổ sung, ban hành Quyết định 694/QĐ-BCT ngày 31/1/2013 về quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất thép và phân phối thép giai đoạn đến năm 2020, và có xét đến năm 2025.

- Tổng công suất của các dự án dự kiến sản xuất gang, thép đến năm 2020, có xét đến năm 2025 nhƣ sau:

Bảng 3.5: Quy hoạch phát triển ngành thép đến 2025

TT Loại sản phẩm Công suất (1000 tấn/năm)

2012 2015 2020 2025

1 Gang và sắt xốp 1.900 9.500 23.500 33.250

2 Phôi vuông 7.740 15.300 24.000 25.630 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Phôi dẹt - 6.000 18.000 25.500

4 Thép thành phẩm 12.500 15.000 35.500 42.530 - Thép dài (thanh, cuộn, hình) 11.900 10.500 16.500 18.680 - Thép cuộn cán nóng 600 4.500 19.000 23.850

(Nguồn: theo Quyết định 694/QĐ-BCT ngày 31/1/2013)

Quy mô công suất sản xuất gang, thép thành phẩm 6 triệu/13 triệu tấn thép thành phẩm. Về quy hoạch sản lƣợng thép năm 2020 tăng rất nhiều so với năm 2015. Dự kiến các dự án của TISCO, thép Việt, thép Nghi Sơn sẽ đƣa vào sản xuất năm 2015, vì vậy sản lƣợng thép năm 2020 sẽ càng tăng cao, tiến tới xuất khẩu năm 2015 là 15%, 2025 là 25%. Dự báo ngành thép tăng dần lƣợng xuất khẩu, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu. Hệ thống phân phối thép hiện đại tại một số khu vực nhƣ HN, TPHCM. Năm 2025, giao dịch sản phẩm thép sẽ qua các trung tâm giao dịch giúp tiếp cận các hộ tiêu thụ, giúp các hộ tiêu thụ đặt hàng và tiêu thụ sản xuất.

3.4.1.3. Môi trường kỹ thuật công nghệ

Trình độ công nghệ nói chung của ngành thép Việt Nam không cao, chƣa tự sản xuất đƣợc các sản phẩm có chất lƣợng cao nhƣ thép dẹt và các loại thép đặc biệt. Ở nƣớc ta hiện nay hầu hết các nhà máy sản xuất thép chỉ thực hiện công đoạn cuối cùng là cán thép. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có lợi thế về địa lý và mỏ nhƣ TISCO và Hoà Phát mới tự khai thác quặng và sản xuất thép theo công nghệ lò cao. Một số doanh nghiệp

thành lập các năm gần đây nhƣ Pomina, Việt Ý v.v. nhập khẩu thép phế và sử dụng lò điện hồ quang để sản xuất phôi và thép. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp thép hiện nay chỉ đơn thuần là mua phôi về cán ra thép nên giá trị gia tăng không cao. Chất lƣợng thép xây dựng của Việt Nam tƣơng tự nhƣ các nƣớc trong khu vực, nhƣng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành không cao.

Trong khi Trung Quốc đã cấm các nhà máy có lò cao dƣới 1000 m3 thì lò cao lớn nhất ở VN mới chỉ 500 m3 nhƣ thép Hoà Phát. Mặc dù vậy, ở Việt Nam do trình độ kỹ thuật và nguồn vốn còn hạn chế nên các lò có công suất nhỏ so với thế giới vẫn đƣợc sử dụng và các doanh nghiệp trong nƣớc hiện nay đang ƣa chuộng loại nhà máy có công suất nhỏ này. Tính toán đơn giản, công suất 6 triệu tấn với gần 60 nhà máy sản xuất thép, công suất trung bình của Việt Nam chỉ là 0,1 triệu tấn/nhà máy. So với Trung Quốc có 264 nhà máy sản xuất thép, tổng công suất đạt 419 triệu tấn, nhƣ vậy bình quân 1 nhà máy có công suất 1,58 triệu tấn thì có thể thấy các nhà máy thép của nƣớc ta có quy mô quá nhỏ. Quy mô nhà máy nhỏ sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giảm giá thành. Máy móc thiết bị tại các nhà máy cán thép nhìn chung ở mức trung bình so với mặt bằng chung của thế giới. Các dây chuyền cán của các liên doanh nƣớc ngoài nhƣ Vinakyoei, thép Việt Hàn hoặc các Nhà máy mới xây dựng sau năm 2000 nhƣ Pomina, Hoà Phát, Việt Ý, Cán thép Thái Nguyên của TISCO, Cán thép Thái Trung v.v. có công suất thƣờng lớn hơn 0,2 triệu tấn/năm, sử dụng công nghệ cán của một số nƣớc nhƣ Italia, Nhật Bản. Một số ít các dây chuyền sản xuất với công suất nhỏ, sử dụng công nghệ cũ của Trung Quốc nhƣ Vinausteel, Tây Đô, Nhà Bè ... Hiện nay nhiều dây chuyền sản xuất nhỏ đang dần đƣợc xoá bỏ do hoạt động không hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng kém.

- Trong ngành thép cán nóng, các sản phẩm thép (chủ yếu là thép xây dựng) có tính tiêu chuẩn hoá cao, do đó có rất ít cơ hội để các doanh nghiệp

thép theo đuổi chiến lƣợc cạnh tranh bằng khác biệt hoá. Nên các doanh nghiệp trong ngành phần lớn đều theo đuổi chiến lƣợc cạnh tranh dẫn đầu về chi phí thấp, cạnh tranh thông qua giá bán rẻ hơn. Bên cạnh đó, thị trƣờng thép xây dựng đang bƣớc dần vào trạng thái bão hoà khi một loạt các công ty thép lớn đều thực hiện đầu tƣ mở rộng công suất, do đó, cạnh tranh trong ngành thép cán nóng đang trở nên ngày càng khốc liệt hơn.

Tạo ra lợi thế về chi phí bằng tích hợp dọc, thay vì chỉ tập trung vào cán thép, xu hƣớng phổ biến hiện này là các doanh nghiệp trong ngành thép cán nóng thực hiện tích hợp dọc theo hƣớng tích hợp lùi hay đầu tƣ lên thƣợng nguồn, nhằm tạo ra lợi thế về chi phí trong cuộc cạnh tranh giá cả.

Sơ đồ 3.3: Mô hình tích hợp dọc trong công nghệ sản xuất thép

- Tích hợp đầy đủ: Thép Thái Nguyên và Thép Hoà Phát tích hợp từ khâu khai thác quặng, tinh luyện quặng, luyện phôi, cán thép, phân phối các sản phẩm từ thép.

- Thép Việt Ý, thép Pomina, thép Dana – Ý: Tích hợp ngƣợc từ khâu cán thép với khâu luyện phôi thép.

Mỏ khai thác Quặng sắt Mỏ khai thác Than mỡ Nhà máy Luyện Coke Nhà máy Cán thép N/m Luyện gang ( Lò cao) N/m Luyện thép ( lò điện, đúc phôi) Thép phế Nhà máy SX ô xy

3.4.1.4. Môi trường văn hoá xã hội - dân số 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dân số trung bình ( tr.ng) Tỷ lệ tăng dân số ( %) Chỉ số già hoá (%)

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ điều tra dân số

Nguồn:http://www.gopfp.gov.vn (Tổng cục dân số - kế hoạch hoá gia đình)

Bảng 3.6: Nhu cầu sử dụng thép có xét đến năm 2025

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Tiêu thụ thép /ngƣời (kg) 156 176 252 373

Tổng nhu cầu tiêu thụ thép

trong nƣớc (triệu tấn) 14 16 24 37

(Nguồn: theo Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31/1/2013)

Theo quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn 2020, dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép (gồm thép thanh, cuộn, hình, cuộn cán nóng, cuộn cán nguội, thép ống) trong nƣớc đến năm 2020, có xét đến năm 2025 của Thủ tƣớng chính phủ và bộ công thƣơng

Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trƣởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn;

- Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận đƣợc nhiều dự án đầu tƣ do vậy dẫn đến tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà xƣởng

3.4.2. Môi trường vi mô

3.4.2.1. Áp lực từ phía nhà cung cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ đã trình bày ở phần trên, đầu vào cho ngành thép là quặng sắt, than mỡ và thép phế. Ở Việt Nam phần lớn sử dụng thép phế để sản xuất phôi và hoàn toàn là phôi vuông để làm thép xây dựng. Phôi vuông sản xuất trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 50% nhu cầu cán thép, 50% còn lại là từ nguồn nhập khẩu.

Nguồn nhập khẩu thép, phôi thép các loại của Việt Nam hiện giờ là từ Trung Quốc (là chủ yếu) và một số nƣớc khác trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật, Nga v.v. Nhƣ vậy có thể thấy ngành thép Việt Nam chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên thế giới. Giá thép trong nƣớc có xu hƣớng biến động cùng chiều với giá phôi trên thế giới.

Trong chiến lƣợc quy hoạch ngành thép Việt Nam 2007-2015, chính phủ rất chú trọng tới việc phát triển ngành thép theo hƣớng sản xuất thép từ quặng đầu nguồn, tăng tính khép kín trong quy trình sản xuất thép, nâng cao chất lƣợng thép, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu từ nƣớc ngoài. Hiện nay có

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gang thép thái nguyên đến năm 2020 (Trang 55 - 93)