Ban Giám đốc sẽ tổ chức họp bàn và đúc rút ra những bài học kinh nghiệm. để có những định hướng đúng đắn hơn cho hoạt động thanh toán.
3.4.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. từ.
Theo kết quả tổng hợp dữ liệu sơ cấp, tất cả các ý kiến đều cho rằng công ty thỉnh thoảng gặp rủi ro trong thanh toán và có quan tâm tới việc phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, trên thực tế, công ty chưa có phòng ban chuyên môn chịu trách nhiệm cho hoạt động quản trị rủi ro, nên công tác nhận diện và phòng ngừa rủi ro chưa được thường xuyên, cũng như không có quy trình thực hiện, dẫn tới hiệu quả chưa của công tác này chưa cao. Dưới đây là một số những rủi ro thường gặp trong quá trình thực hiện thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty:
Xác định nguồn vốn ký quỹ:
Với những hợp đồng nhập khẩu, đồng tiền thanh toán chủ yếu là USD. Nhưng thị trường ngoại tệ tại nước ta trong giai đoạn gần đây thường xuyên trong tình trạng bất ổn, thị trường ngoại tệ gần như đóng băng khi cung và cầu quá chênh lệch dẫn tới tình trạng khan hiếm đồng đô la Mỹ. Các L/C của công ty khi bắt đầu tới hạn thì việc mua được đồng đô la Mỹ trở thành bài toán khó.
Các phương án giải quyết của công ty như sau:
- Tạo tài khoản ngoại tệ, dự trữ nguồn vốn bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, đôi khi có một vài L/C tới hạn trong khoảng thời gian gần nhau thì khoản dự trữ này không đủ để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu.
- Công ty tiến hành mua ngoại tệ ở ngân hàng, tuy nhiên vào những thời điểm khan hiếm, công ty cũng khó tiếp cận với ngoại tệ giá niêm yết tại ngân hàng. Ví dụ như: vào thời điểm năm 2008 công ty cần mua ngoại tệ, để có 8.943 USD, công ty phải bỏ ra 160.984.000 đồng mua chuyển đổi thành 5.770 Euro. Tính ra thì công ty đã phải mua USD theo đơn giá cao hơn giá niêm yết 1.542 VND/USD ( giá niêm yết là 16.458VND/USD), tổng cộng thiệt hại là hơn 13.790.000 đồng.
- Liên kết với nhà xuất khẩu để tìm được nguồn hỗ trợ với mục đích mua được với giá phải chăng. Nhưng, nguồn hỗ trợ này không phải lúc nào cũng sẵn có, bởi nhà xuất khẩu cũng cần giữ lại USD để đề phòng cho việc kinh doanh của họ.
Rủi ro tỷ giá:
Cùng với sự bất ổn định của nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt nam nói chung. Tỷ giá giữa VND và USD luôn có những biến đổi thất thường, đôi khi nằm ngoài sự kiểm soát của các chuyên gia kinh tế. Là một nhà nhập khẩu, công ty phải đối mặt với việc sẽ phải chi thêm một khoản chênh lệch, đôi khi là không nhỏ khi giá USD tăng.
Ví dụ: ngày 27/09/2009 công ty Elcom và công ty ANDREW của Singapore có ký kết một hợp đồng, theo đó Elcom mua thiết bị truyền dẫn của Andrew trị giá 37.678 USD. Thời hạn giao hàng là 3 tháng kể từ khi ký kết hợp đồng, phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ không hủy ngang.
Vào thời điểm ký kết hợp đồng tỷ giá là 18.180 VND/USD, khoản phải trả dự kiến của công ty sẽ là:
18.180 * 37.678 = 684.986.040 đồng
Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá đột ngột tăng cao, lúc này là 19.750 USD/VND, và khoản phải trả thực tế của công ty phải là:
19.750 * 37.678 = 744.140.500 đồng
Dễ dàng nhận thấy, ở hợp đồng này, công ty phải chi thêm một khoản không nhỏ là 59.154.460 đồng. Điều này có nghĩa, khi VND càng mất giá thì nguy cơ rủi ro đối với công ty càng cao.
Chi phí đầu vào của sản phẩm tăng cao, thiệt hại đó sẽ được tính vào giá thành nhưng như thế cũng là kết quả không mong muốn của công ty, bởi tính cạnh tranh của sản phẩm sẽ kém trong khi lợi nhuận giảm.
CHƯƠNG 4: