toán nhập khẩu thiết bị viễn thông bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công ty.
Kết quả điều tra trắc nghiệm được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm:
Câu hỏi Phương án Số
phiếu
Thị trường nhập khẩu chính của Công ty? Đức 7 70% Thụy Sỹ 2 20% Khác 1 10% Công ty thường sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Ngân hàng Quân đội 10 100%
Khác 0 0%
Lý do Công ty lựa chọn Ngân hàng? Thủ tục đơn giản 2 20% Phí tính dịch vụ thấp 1 10% Tư vấn tận tình – an toàn
trong thanh toán.
7 70%
Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán nào trong hoạt động
Phương thức ghi sổ 1 10%
Phương thức chuyển tiền 1 10% Phương thức nhờ thu 1 10% Phương thức tín dụng
chứng từ
7 70%
Loại L/C nào Công ty thường sử dụng để thanh toán?
Giáp lưng 1 10%
Có thể hủy ngang 3 30%
Không thể hủy ngang 6 60%
Tuần hoàn 0 0%
Khác 0 0%
Công ty có thường gặp rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu không?
Thường xuyên 0 0%
Thỉnh thoảng 9 90%
Hiểm khi 1 10%
Chưa bao giờ 0 0%
Trong các rủi ro mà Công ty gặp phải, rủi ro nào là chủ yếu?
Rủi ro nghiệp vụ 5 50%
Rủi ro đạo đức 1 10%
Rủi ro pháp luật 1 10%
Rủi ro tỷ giá 3 30%
Rủi ro khác 0 0%
Công ty có quan tâm tới các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh
Có 10 10%
Không 0 0%
Đánh giá về công tác quản trị thanh oán hàng nhập khẩu của Công ty?
Rất tốt 1 10%
Tốt 5 50%
Đạt yêu cầu 4 40%
Còn thiếu và/hoặc còn yếu 0 0% Giải quyết vấn đề quản trị thanh
toán hàng nhập khẩu của Công ty là
Ban Tổng Giám Đốc 2 20%
Phòng Tài Chính 0 0%
Phòng PTKD Quốc tế 8 80%
Phòng Kinh Doanh 0 0%
Tổng hợp từ bảng kết quả tổng hợp và phỏng vấn sâu: Về thị trường nhập khẩu của Công ty:
- Trắc nghiệm: Có 70% ý kiến cho rằng thị trường nhập khẩu chính của Công ty là Đức, trong khi 20% số người được hỏi cho biết Thụy Sỹ là thị trường nhập khẩu chính. 10% còn lại cho rằng Công ty thường xuyên nhập khẩu từ một thị trường khác.
- Phỏng vấn: Đức là thị trường nhập khẩu chính của Công ty, tổng giá trị nhập khẩu từ Đức chiếm 42% tổng giá trị nhập khẩu của Công ty năm 2008, năm 2009 là 33,2% và năm 2010 chiếm 39%. Những đối tác Đức của Công ty hiện nay: Siemens, Eyevis, Wimo, ADC Crone. Ngoài ra thì Công ty còn có những đối tác thường xuyên ở những quốc gia khác như: Thụy Sỹ - Sicap và DMC, Isarael – Trivnet và Comverse….
Về phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu:
- Trắc nghiệm: Phương thức thanh toán phổ biến thường dùng: TDCT chiếm 70%; Phương thức ghi sổ 10%, Phương thức nhờ thu 10%, Phương thức ghi sổ 10%. Ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán quốc tế: 100% cho rằng là Ngân hàng Quân đội với các lý do: được tư vấn tận tình – an toàn trong thanh toán – 70%, thủ tục đơn giản – 20%, phí dịch vụ thấp – 10%. Loại L/C công ty thường sử dụng: L/C không thể hủy ngang– 60%, L/C có thể hủy ngang – 30%, L/C dự phòng – 10%.
- Phỏng vấn:
o Ngân hàng Quân đội ( MB) là đối tác mà Công ty tin tưởng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế cũng như các dịch vụ tín dụng khác. Bởi, đây là Ngân hàng có khối lượng giao dịch thanh toán quốc tế lớn, có quy trình thanh toán chuẩn nhất, nhiều năm liên tiếp Ngân hàng được giải thưởng “ Ngân hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt xuất sắc nhất” do tập đoàn HSBC trao tặng. Ngoài ra, MB còn có quan hệ đại lý khá rộng trên thế giới và có sự tăng trưởng tốt. Lựa chọn MB, Công ty được tư vấn an toàn trong thanh toán, tức là với những hợp đồng thanh toán được ký kết thanh toán bằng L/C , Công ty sẽ được MB thanh toán miễn phí về những quy tắc, tập quán thương mại quốc tế và các điều khoản có lợi nhất cho Công ty khi xử lý các vấn đề liên quan đến L/C.
o Phương thức thanh toán TDCT là phương thức Công ty thường sử dụng nhất trong thanh toán quốc tế, bởi đây là phương thức phổ biến, nó mang lại lợi ích tương đối cân bằng cho cả nhà NK và nhà XK. Ngoài ra Công ty cũng sử dụng những phương thức thanh toán khác như điện chuyển tiền, nhờ thu…
o Loại L/C mà Công ty thường sử dụng là L/C không thể hủy ngang có xác nhận hoặc không có xác nhận tùy theo từng hợp đồng. Lựa chọn L/C này bởi đây là cam kết chắc chắn cho việc thanh toán hàng của Công ty, đồng thời đây cũng là sản phẩm được ưa chuộng và hay dùng của MB.
Về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế:
- Trắc nghiệm: 90% ý kiến cho rằng Công ty thỉnh thoảng gặp phải rủi ro trong thanh toán quốc tế. 10% còn lại cho biết Công ty hiếm khi gặp phải rủi ro. Trong đó: rủi ro về nghiệp vụ - 50%, rủi ro về pháp luật – 10%, rủi ro về đạo đức – 10%, rủi ro về tỷ giá 30%. 100% ý kiến cho rằng Công ty có quan tâm tới các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
- Phỏng vấn: mặc dù khá thận trọng trong công tác thanh toán quốc tế, nhưng Công ty vẫn không tránh khỏi những rủi ro. Trong đó, rủi ro về nghiệp vụ vẫn chiếm tỷ trong lớn, mặc dù đã có những lưu ý được Công ty đưa ra trong việc lập và kiểm tra bộ chứng từ, nhưng do bất cẩn hoặc tác động từ nhiều phía nên nhân viên thực hiện vẫn có những sai sót trong việc mở L/C và rà soát lại bộ chứng từ trước khi thanh toán. Về rủi ro tỷ giá, cũng là một vấn đề khá nhức nhối của Công ty, khi tỷ giá ngoại tệ liên tục thay đổi và khó có khả năng dự đoán, điều này ảnh hưởng tới quyết định bảo hiểm hợp đồng nhập khẩu của Công ty. Về rủi ro pháp luật, rủi ro đạo đức, Công ty rất hiếm khi gặp phải, tuy nhiên, Công ty vẫn rất chú ý trong tới các văn bản pháp luật hiện hành, và cẩn thận với nguy cơ những bộ chứng từ giả từ phía nhà NK.
Đánh giá về Công tác quản trị thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty:
- Trắc nghiệm: có 50% ý kiến cho rằng công tác quản trị thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty đạt yêu cầu, 40% đánh giá công tác này tốt và 10% còn lại cho rằng rất tốt. 80% ý kiến cho rằng công tác này được chịu trách nhiệm bởi phòng
PTKD Quốc tế. 20% còn lại cho rằng nó thuộc trách nhiệm của Ban Tổng Giám đốc.
- Phỏng vấn: công tác quản trị thanh toán quốc tế của công ty hiện nay vấn quá trình hoàn thiện. Mặc dù có hiệu quả, nhưng vẫn có những sai sót và tồn tại. Phòng PTKD quốc tế đảm nhận những công việc mang tính chất quốc tế, nên sẽ chịu trách nhiệm về công tác nhập khẩu từ tìm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng và thanh toán. Trong thời gian tới, Công ty sẽ có những phương án hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty, cố gắng đặt công tác quản trị này theo quy trình chất lượng để có hiệu quả nhất.