Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con, sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè (Trang 49 - 93)

2. Mục tiêu của đề tài

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

Khi bị stress gia súc phải trải qua quá trình huy động năng lƣợng để chống lại tác nhân stress, duy trì cân bằng nội môi. Khi tác nhân stress vƣợt quá giới hạn chịu đựng, sự duy trì cân bằng nội môi gặp khó khăn, con vật lâm vào trạng thái stress nặng và có thể bị chết. Khi bị stress gia súc phải huy động năng lƣợng tiềm tàng trong cơ thể, đây là năng lƣợng cho tăng trọng, sinh sản và tiết sữa. Do đó, trong điều kiện stress khả năng sản xuất của gia súc giảm và gây thiệt hại cho chăn nuôi.

Để khắc phục các hậu quả xấu của stress nhiệt mùa hè đối với lợn nái nuôi con và lợn con, ngƣời ta đã nghiên cứu bổ sung dầu đậu tƣơng vào khẩu phần thức ăn cho lợn. Các kết quả nghiên cứu với nhiều đối tƣợng khác nhau trong những điều kiện khác nhau đã cho thấy bổ sung dầu đậu tƣơng khác nhau với liều lƣợng và phƣơng pháp khác nhau nhƣng đều mang lại hiệu quả rõ rệt:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

*Đối với lợn nái sinh sản: Seerley, (1974); Goihl (2000); Washam, (1998); Wayne Shingleton (2005) đã thí nghiệm bổ sung dầu đậu tƣơng cho 98 lợn nái chửa và 92 nuôi con tại Hoa kỳ, kết quả cho thấy:

+ Đối với lợn nái mang thai: giai đoạn 100 - 114 ngày, bổ sung dầu đậu tƣơng với mức 5% trong khẩu phần ăn 2,2 kg/con/ngày, trong điều kiện mùa hè đã cho kết quả nhƣ sau: Khối lƣợng lợn con 21 ngày tuổi tăng từ 5,1 kg/con lên 5,3 kg; tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tăng từ 80 - 90%; hàm lƣợng chất béo trong tế bào lợn con tăng từ 2,04% (không bổ sung dầu đậu tƣơng) lên 2,43% (bổ sung dầu đậu tƣơng); hàm lƣợng chất béo trong sũa mẹ tăng từ 5,5% (không bổ sung dầu đậu tƣơng) lên 7,7% (bổ sung dầu đậu tƣơng) và hàm lƣợng Glycogen trong cơ lợn con tăng từ 187 mg/g (không bổ sung dầu đậu tƣơng) lên 202 mg/g (bổ sung dầu đậu tƣơng) đã giúp cho khả năng chống đỡ với stress nhiệt mùa hè của lợn con tăng rõ rệt.

+ Đối với lợn nái nuôi con: Kết quả 10 nghiên cứu trên lợn nái nuôi con tại Hoa Kỳ, trong đó, bổ sung nhiều nguồn chất béo khác nhau (nhƣ dầu đậu tƣơng, dầu cám, dầu dừa, dầu cá....) vào khẩu phần thức ăn cho lợn nái nuôi con ở mức trung bình 10%. Kết quả cho thấy, lợn nái nuôi con bằng khẩu phần bổ sung chất béo trong thời gian nuôi con, chất lƣợng sữa tốt hơn, hàm lƣợng mỡ sữa tăng 9%; khối lƣợng lợn con cai sữa tăng 6,3%; tỷ lệ hao hụt của lợn nái giảm 40% so với lợn nái không bổ sung chất béo vào khẩu phần trong giai đoạn nuôi.

*Đối với lợn con: Weiler; Leibbrand và cộng sự (2002) đã thí nghiệm bổ sung chất béo cho 80 lợn con ở khối lƣợng ban đầu là 4,6kg/con với mức 0; 5% và 10% trong khẩu phần có ngô - khô đậu tƣơng cho thấy: Khả năng tiêu hoá chất béo của lợn con tăng dần theo tuổi và theo tỷ lệ bổ sung, từ 71,3% ở khẩu phần 0% chất béo, lên 85% (ở KP 5% chất béo) và 90% ở KP bổ sung 10% chất béo. Tác giả cũng đã kết luận: Khả năng tiêu hoá chất béo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bổ sung lớn hơn nhiều so với chất béo sẵn có trong khẩu phần và tăng chất béo bổ sung trong khẩu phần đã làm tăng tiêu hoá toàn bộ khẩu phần.

Mikelenas (1998) đã thí nghiệm các khẩu phần thức ăn có bổ sung 0 - 4 - 6 - 10% hỗn hợp chất béo (dầu thực vật) trên 91 lợn con 3 - 6 tuần tuổi trong điều kiện nhiệt độ chuồng nuôi >30oC ở Kenia. Kết quả cho thấy: Các khẩu phần sau khi bổ sung chất béo có các mức năng lƣợng là 3100; 3300; 3520 và 3740 Kcal/kg TA cho tăng trọng/ngày của lợn con tăng theo thứ tự là: 221; 254; 263 và 242 g/ngày. Các tác giả kết luận: Bổ sung 4 - 6% chất béo vào khẩu phần cho lợn con là có hiệu quả nhất trong điều kiện stress nhiệt tại châu Phi.

Hedemann; Pedersen; Engberg, (2001) đã nghiên cứu sự tăng trƣởng của 400 lợn con sau cai sữa (từ 12,5 đến 24,0 kg/con) khi cho ăn khẩu phần có bổ sung chất béo (hỗn hợp AV gồm: Dầu đậu tƣơng, dầu ngô, dầu dừa và dầu cá) trong điều kiện nhiệt độ môi trƣờng >30oC (TN1) và nhiệt độ <16o

C (TN 2) với tỷ lệ 0; 5 và 10%. Kết quả cho thấy: Tăng trọng trung bình/ngày tăng từ 544 - 617 g (ở lô 0% AV) lên 553 - 635 g (lô 5% AV) và 572 - 644 g (lô 10% AV), tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng giảm từ 5,0 - 11,0% so với không bổ sung chất béo vào khẩu phần thức ăn cho lợn con sau cai sữa.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Ở trong nƣớc, đã có nhiều tài liệu và công trình khoa học nghiên cứu về tác dụng của chất béo đối với cơ thể và khả năng trao đổi chất của lợn con, song chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu về hiệu quả bổ sung chất béo vào khẩu phần thức ăn cho lợn nái, lợn con bú sữa và sau cai sữa, đặc biệt, trong điều kiện stress nhiệt mùa hè. Do đó đề tài đã đề cập giải quyết những vấn đề mới và rất cần thiết cho sản xuất hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

- Lợn thí nghiệm:

+ Lợn nái nuôi con giống ngoại (Yorkshire) và lợn nái lai F1 (Yorkshire x Móng Cái)

+ Lợn con bú sữa giống ngoại (Yorkshire) và lai 3/4 máu ngoại [Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái)] từ 7 - 28 ngày tuổi

+ Lợn con sau cai sữa giống ngoại (Yorkshire) và lai 3/4 máu ngoại [Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái)] từ 29 - 60 ngày tuổi

- Dầu đậu tương: Là loại chất béo thông dụng, có bán nhiều trên thị trƣờng

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

+ Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phƣơng - Viện Chăn nuôi quốc gia Hà Nội

+ Trại lợn giống Thơm Xoa - CT TNHH Khánh Khuê - Hà Nội.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

+ Nghiên cứu ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh sản của lợn nái nuôi con giống ngoại (Yorkshire) và lai F1(Yorkshire x Móng Cái).

+ Nghiên cứu ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh trƣởng và tỷ lệ nuôi sống của lợn con bú sữa giống ngoại (Yorkshire) và lai 3/4 máu ngoại [Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái)].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nghiên cứu ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh trƣởng và tỷ lệ nuôi sốngcủa lợn con sau cai sữa giống ngoại (Yorkshire) và lai 3/4 máu ngoại [Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái)].

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Thí nghiệm 1: 2.4.1. Thí nghiệm 1:

Nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần thức ăn đến năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con giống ngoại (Yorkshire) và lai F1 (Yorkshire x Móng Cái), trong điều kiện mùa hè.

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên 24 lợn nái nuôi con, giống ngoại và 24 lợn nái nuôi con F1 (Y x MC). Ở mỗi giống, lợn nái đƣợc chia thành 4 lô (3 lô thí nghiệm; 1 lô đối chứng) đồng đều về khối lƣợng, giống, tuổi và lứa đẻ, mỗi lô gồm 6 lợn nái đƣợc nhốt riêng trong 6 cũi cho lợn nái đẻ và nuôi con, mỗi nái là 1 lần lặp lại. Lô ĐC: TAHH cho lợn nái nuôi con có mức năng lƣợng 3100 Kcal/kg, CP là 16% (nái ngoại) và 3000 Kcal, 15% CP (nái lai), không có dầu đậu tƣơng. Lô TN1: TAHH cho lợn nái nuôi con nhƣ lô ĐC, bổ sung 5% dầu đậu tƣơng. Lô TN2: TAHH cho lợn nái nuôi con nhƣ lô ĐC, bổ sung 7% dầu đậu tƣơng. Lô TN3: TAHH cho lợn nái nuôi con nhƣ lô ĐC, bổ sung 10% dầu đậu tƣơng

Sơ đồ bố trí TN nhƣ sau:

a/. Lợn nái nuôi con giống ngoại (Yorkshire)

Nội dung Lợn nái nuôi con giống ngoại (Yorkshire)

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

n (con) 6 6 6 6 TAHH 3100 Kcal; 16% CP 3100 Kcal; 16% CP 3100 Kcal; 16% CP 3100 Kcal; 16% CP

Dầu đậu tƣơng bổ sung (%) 0 5,0 7,0 10,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b/. Lợn nái nuôi con F1 (Yorkshire x Móng Cái)

Nội dung Lợn nái nuôi con F1 (Yorkshire x Móng Cái)

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

n (con) 6 6 6 6 TAHH 3000 Kcal; 15% CP 3000 Kcal; 15% CP 3000 Kcal; 15% CP 3000 Kcal; 15% CP

Dầu đậu tƣơng bổ sung (%) 0 5,0 7,0 10,0

Thời gian TN (ngày) 28 28 28 28

Thức ăn cho lợn thí nghiệm: Là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đƣợc phối chế từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng, gồm ngô, bột sắn, cám gạo, bột cá, khô dầu đậu tƣơng, DCP, NaCl, premix...(Phụ lục 1 và 2). Giá trị dinh dƣỡng của TAHH đáp ứng đầy đủ theo Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 1547- 1994 cho lợn nái nuôi con giống ngoại và lai F1 (Y x MC).

Dầu đậu tƣơng đƣợc bổ sung cùng lúc phối trộn thức ăn. Sử dụng bình phun cao áp để phun dầu đậu tƣơng vào thức ăn, sau đó trộn đều bằng máy trộn tại trại lợn giống Thơm Xoa thuộc CT TNHH Khánh Khuê, xã Chƣơng Dƣơng, huyện Thƣờng Tín, Hà nội. Nguyên liệu thức ăn đƣợc phân tích thành phần hóa học trƣớc khi phối trộn. Sau khi phối trộn, thức ăn lại đƣợc lấy mẫu và gửi phân tích thành phần HH tại Phòng phân tích TA và SPCN - Viện Chăn nuôi Quốc gia.

* Các chỉ tiêu theo dõi:

- Số con để nuôi/ổ (con)

- Khối lƣợng lợn con sơ sinh/ổ (kg)

- Số con cai sữa/ổ (con)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khả năng thu nhận thức ăn/ngày (kg)

- Hàm lƣợng mỡ trong sữa lợn mẹ ở ngày 7 và 28 sau khi đẻ (%).

- Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết của lợn con bú sữa (%).

- Chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa (đồng)

- Tỷ lệ hao hụt khối lƣợng của lợn mẹ (%).

2.4.2. Thí nghiệm 2:

Nghiên cứu ảnh hƣởng của hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá (tỉ lệ 5:1) trong khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh trƣởng và tỷ lệ nuôi sống của lợn con sau cai sữa giống ngoại (Yorkshire) và lai 3/4 máu ngoại [Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái)] trong điều kiện mùa hè.

Sơ đồ bố trí TN như sau: a/. Lợn ngoại (Yorkshire)

Nội dung

Lợn ngoại (Yorkshire)

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

n = 45 n= 45 n= 45 n= 45 TAHH 3200 Kcal; 20% CP 3200 Kcal; 20% CP 3200 Kcal; 20% CP 3200 Kcal; 20% CP

% dầu đậu tƣơng 0 2,0 4,0 6,0

Tuổi bắt đầu TN (ngày) 29 29 29 29

Tuổi kết thúc TN (ngày 60 60 60 60

Thời gian TN (ngày) 32 32 32 32

Tổng số 180 lợn con sau cai sữa giống ngoại (Yorkshire) khoẻ mạnh; mỗi giống đƣợc chia thành 4 lô (1 lô ĐC và 3 lô TN), mỗi lô 45 con đồng đều nhau về giống, tuổi, khối lƣợng và điều kiện chăm sóc; mỗi lô 45 con này đƣợc tách thành 3 ô, mỗi ô là một lần lặp lại. Thí nghiệm thực hiện từ sau cai sữa (28 ngày tuổi) đến 60 ngày tuổi. Hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá đƣợc trộn theo tỉ lệ 5:1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b/. Lợn lai 3/4 máu ngoại [Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái)]

Nội dung

Lợn lai 3/4 máu ngoại [Y x (Y x MC)]

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3 n = 54 n = 54 n= 54 n= 54 TAHH 3200 Kcal; 19% CP 3200 Kcal; 19% CP 3200 Kcal; 19% CP 3200 Kcal; 19% CP Tỷ lệ hỗn hợp dầu đậu tƣơng (%) 0 2,0 4,0 6,0

Tuổi bắt đầu TN (ngày) 29 29 29 29

Tuổi kết thúc TN (ngày 60 60 60 60

Thời gian TN (ngày) 32 32 32 32

Tổng số 216 lợn con sau cai sữa lai 3/4 máu ngoại [Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái)]; mỗi giống đƣợc chia thành 4 lô (1 lô ĐC và 3 lô TN), mỗi lô 54 con đồng đều nhau về giống, tuổi, khối lƣợng và điều kiện chăm sóc, mỗi lô 54 con này đƣợc tách thành 3 ô, mỗi ô là một lần lặp lại. Thí nghiệm thực hiện từ sau cai sữa (28 ngày tuổi) đến 60 ngày tuổi. Hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá đƣợc trộn theo tỉ lệ 5:1.

- Lô ĐC: Lợn đƣợc ăn TAHH cho lợn con sau cai sữa, không sử dụng hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá.

- Lô TN1: TAHH nhƣ lô ĐC, bổ sung 2 % hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá.

- Lô TN2: TAHH nhƣ lô ĐC, bổ sung 4 % hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá.

- Lô TN3: TAHH nhƣ lô ĐC, bổ sung 6 % hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu cá.

Giá trị dinh dƣỡng của các lô ĐC và TN là tƣơng đƣơng nhau, đạt theo TCVN 1547-1994.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thức ăn cho lợn thí nghiệm: Là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đƣợc phối chế từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng, gồm ngô, cám gạo, bột cá, khô dầu đậu tƣơng, DCP, NaCl, premix...(Phụ lục 4 và 5). Giá trị dinh dƣỡng của TAHH đáp ứng đầy đủ theo Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 1547-1994 cho lợn con sau cai sữa. Dầu đậu tƣơng và dầu cá đƣợc bổ sung cùng lúc phối trộn thức ăn. Sử dụng bình phun cao áp để phun dầu đậu tƣơng vào thức ăn, sau đó trộn bằng máy trộn tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phƣơng - VCN quốc gia Hà Nội. Nguyên liệu thức ăn đƣợc phân tích thành phần hóa học trƣớc khi phối trộn. Sau khi phối trộn, thức ăn lại đƣợc lấy mẫu và gửi phân tích thành phần HH tại Phòng phân tích TA và SPCN - Viện Chăn nuôi Quốc gia.

* Các chỉ tiêu theo dõi:

- Lƣợng thức ăn thu nhận hàng ngày (kg) - Tăng khối lƣợng (g/con/ngày)

- Tỉ lệ nuôi sống (%)

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng (kg)

- Chi phí thức ăn/kg lợn con 60 ngày tuổi (VNĐ).

* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:

- Chọn thời gian TN từ đầu tháng 5 đến hết tháng 10 là những tháng có những ngày nóng liên tục để tiến hành triển khai theo dõi TN.

- Cân lợn vào buổi sáng, trƣớc khi cho ăn.

- Các chỉ tiêu về tăng trọng, tiêu tốn TA, độ hao mòn của lợn mẹ, phân tích TA... theo phƣơng pháp thông thƣờng trong các TN về chăn nuôi.

2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu thập đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [35].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần thức ăn đến khả năng sinh sản của lợn nái nuôi con giống ngoại (Yorkshire) và lai năng sinh sản của lợn nái nuôi con giống ngoại (Yorkshire) và lai F1(Yorkshire x Móng Cái)trong điều kiện mùa hè

3.1.1. Ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến khả năng thu nhận thức ăn, hàm lượng mỡ sữa của lợn nái

a/. Đối với lợn nái ngoại: Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng vào khẩu phần thức ăn đến khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái nuôi con giống ngoại (Yorkshire)đƣợc trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ảnh hƣởng của dầu đậu tƣơng trong khẩu phần đến khả thu nhậnthức ăn, hàm lƣợng mỡ sữa của lợn nái nuôi con giống ngoại

Nội dung Lợn nái ngoại

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3 SEM

n(con) 6 6 6 6

TĂ thu nhận/nái/ngày(kg) 4,17a 4,43b 4,72b 4,73b 0,028

Mỡ trong sữa lợn mẹ (% trong VCK) - 7 ngày sau đẻ 3,40 3,45 3,42 3,46 0,33 - 28 ngày sau đẻ 3,21 3,44 3,45 3,44 0,51

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số có số mũ là các chữ cái khác nhau thì có sự sai khác thống kê rõ rệt (P<0,05).

Số liệu ở bảng 3.1. cho thấy: Khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái ở lô ĐC, TN1, TN2 và TN3 theo thứ tự là 3,77; 4,43; 4,72; 4,73kg. Trong đó, lô TN2 và TN3 ở mức cao hơn: 4,72 và 4,73kg/nái/ngày. Đối với lô đối chứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con, sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè (Trang 49 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)