Đặc điểm tiêu hóa của lợn con

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con, sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè (Trang 27 - 30)

2. Mục tiêu của đề tài

1.1.1.3.Đặc điểm tiêu hóa của lợn con

* Sự phát triển của cơ quan tiêu hóa lợn con

Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển theo tuổi. Theo Knasnhixky, 1951 [52] cho biết : Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh hơn các cơ quan khác. Khi còn trong bào thai bộ máy tiêu hóa đã hình thành đầy đủ, song dung tích còn bé.

Lúc 1 ngày tuổi dạ dày nặng 4 - 5 gam, có thể chứa 25 - 49 gam sữa. Ruột non nặng 40 - 50 gam, dài 3,5 - 4m, có thể chứa đƣợc 100 - 110 gam sữa.

Sau đẻ 10 ngày, khối lƣợng dạ dày tăng lên gấp 3 lần vào khoảng 15 gam, dung tích ruột non tăng gấp 2 lần, ruột già phát triển mạnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời gian bú sữa, cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh, dạ dày tăng 50 - 60 lần, chiều dài của ruột tăng 4 - 5 lần, dung tích tăng 40 - 50 lần.

Sự gia tăng của bộ máy tiêu hóa có liên quan đấn khả năng tiêu hóa Xellulo và th c ăn bổ sung.

* Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn con

- Đặc điểm chung

Khi lợn còn nhỏ các cơ quan chƣa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh cho nên chúng phản ứng chậm chạp với các yếu tố tác động. Do vậy cơ quan tiêu hóa rất dễ bị bệnh rối loạn tiêu hóa.

Ở lợn con giai đoạn không có axit clohyđric trong dạ dày, nhờ vậy mới tạo đƣợc khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn này dịch vị không có hoạt tính phân giải protein mà chỉ làm vón sữa đầu và sữa huyết thanh chứa albumin và globulin đƣợc chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu.

Giai đoạn 14 -16 ngày tuổi thì thiếu axit clohyđric ở dạ dày không còn là trạng thái sinh lý bình thƣờng nữa. Do vậy cần cho lợn con tập ăn sớm, cai sữa sớm rút ngắn đƣợc giai đoạn thiếu axit clohyđric, hoạt hóa hoạt động tiết dịch tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của chúng.

Khi phát triển bình thƣờng, trong đƣờng ruột của gia súc có nhiều loại vi khuẩn nhất là vi khuẩn axit lactic, vi khuẩn bifidium và một số cầu khuẩn đƣờng ruột đối kháng mạnh với vi khuẩn phó thƣơng hàn, với proteusvulgaris và các vi khuẩn thối rữa. Cơ chế đối kháng này sinh ra là nhờ hoạt tính của axit lactic đã có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của nhiều loại vi khuẩn có hại.

Ở lợn con mới sinh hệ vi sinh vật đƣờng ruột chƣa phát triển, chƣa đủ số lƣợng vi khuẩn có lợi, chƣa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh cho nên dễ bị mắc bệnh đƣờng tiêu hóa. Đây chính là một đặc điểm quan trọng, do vậy ta chủ động có các biện pháp phòng bệnh cho lợn con mới sinh bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách bổ sung các chế phẩm sinh học có lợi vào đƣờng ruột để sớm tạo ra sự cân bằng hệ vi sinh vật đƣờng ruột làm giảm các bệnh đƣờng tiêu hóa.

Theo Trần Cừ, 1972 [2] thì hệ vi sinh vật đƣờng ruột ở lợn con phát triển rất kém so với bê nghé, vì vậy lợn con hay mắc bệnh đƣờng ruột hơn bê nghé, nên việc phòng bệnh cần chú trọng đặc biệt hơn bê nghé.

- Đặc điểm tiêu hóa ở dạ dày lợn con:

Theo Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm, 1995 [7] thì lợn con dƣới 1tháng tuổi trong dịch vị không có axit clohyđric tự do, nguyên nhân do lƣợng axit tiết ra ít và nhanh chóng liên kết với miễn dịch, hiện tƣợng này gọi là hypoclohyđric và là đặc điểm quan trọng trong tiêu hóa dạ dày lợn con. Do thiếu HCl tự do trong dịch vị nên vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh trong dạ dày và đƣờng ruột của lợn con.

Thiếu HCl cho nên men pepxin không hoạt động hoặc có hoạt động nhƣng rất yếu kém.

Tác dụng tiêu hóa lúc này thuộc về men kimozin. Men này tăng dần lên từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi sau đó giảm xuống vì lúc này men pepxin đã có khả năng hoạt động và tiết ra tăng dần lên.

- Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở ruột

Theo Kvasnhixky, 1951 [52] lợn con 20 - 30 ngày tuổi, dịch tụy phân tiết trong 1 ngày đêm là 150 - 300 ml. Sự phân tiết dịch tụy tăng theo lứa tuổi:

Ở 40 ngày tuổi là 460 ml, 3 tháng tuổi là 3,5 lít và từ 7 tháng tuổi là 10 lít. Sự biến đổi khả năng phân tiết dịch tụy theo tuổi trái với sự biến đổi theo tuổi của dịch vị trong thời kì thiếu HCl, hoạt tính của dịch tụy rất cao bù lại khả năng tiêu hóa kém của dạ dày.

Nhiều tài liệu cho thấy tác dụng của dịch ruột ở lợn con mới đẻ rất cao trong việc tiêu hóa các chất lactose, protein và mỡ sữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dịch mật cũng có tác dụng quan trọng vì trong sữa lợn mẹ có nhiều lipit, dịch mật xúc tiến quá trình tiêu hóa lipit và tăng cƣờng nhu động ruột.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con, sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè (Trang 27 - 30)