Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn con

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con, sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè (Trang 41 - 93)

2. Mục tiêu của đề tài

1.1.6.Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn con

* Nhu cầu về năng lượng

Lợn con so với các lợn lứa tuổi khác, có cƣờng độ trao đổi chất và nhu cầu về năng lƣợng cao, trong quá trình phát triển của bào thai, dinh dƣỡng của thai mẹ đƣợc truyền cho nhờ hệ tuần hoàn của nhau thai.

Khi rời khỏi cơ thể mẹ, nguồn dinh dƣỡng đó mất đi một cách đột ngột, đặc biệt là nguồn năng lƣợng.

Chính vì vậy trong vòng 30 phút đầu tiên thân nhiệt của lợn con giảm xuống một cách đột ngột.

Sau khi đẻ xong trong vòng một giờ, nếu lợn con đƣợc bú sữa đầu thì sau 18 - 24 giờ thân nhiệt lợn con mới đạt mức trung bình nhƣ khi lợn con đƣợc bú sữa trong vòng 1 giờ đầu.

Ở lợn con rất cần năng lƣợng để duy trì thân nhiệt, năng lƣợng này do sự oxy hóa đƣờng, trƣớc hết là sự huy động đƣờng trong máu. Vì vậy hàm lƣợng đƣờng huyết của lợn con thƣờng biến động.

Nhu cầu năng lƣợng của lợn con gồm nhu cầu duy trì và nhu cầu cho sự sinh trƣởng phát triển.

Bảng 2.3: Năng lƣợng tiêu hóa trong một ngày đêm của lợn con bú sữa Tuần tuổi Khối lƣợng (kg) Tăng KL trong ngày đêm (g) Nhu cầu năng lƣợng cho 1 ngày đêm (Kcal) Nguồn năng lƣợng cung cấp (Kcal) Cung cấp năng lƣợng tính theo sữa mẹ (%) Sữa mẹ Thức ăn 1 2,0 172 750 810 - 108,0 2 3,5 227 1110 1050 - 95,0 3 5,4 285 1530 1125 405 73,5 4 7,9 263 2100 1125 975 53,0 5 10,9 481 2650 1125 1525 42,4 6 13,6 476 3100 1050 2045 34,0 7 16,3 450 3500 840 2660 24,0 8 20,4 522 4000 740 3260 18,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năng lƣợng cung cấp cho lợn con thông qua thức ăn thƣờng bắt đầu từ 15 - 20 ngày tuổi, phần lớn là thức ăn gluxit. Sau khi cai sữa lợn đƣợc nuôi theo 2 hƣớng khác nhau thì nhu cầu gluxit có khác nhau : Lợn nuôi thịt nhu cầu cao hơn đối với lợn nuôi để sinh sản.

Qua nhiều thí nghiệm ngƣời ta thấy rằng : Mức năng lƣợng trao đổi cho 1kg thức ăn là 3600 Kcal và tỷ lệ protein thô trong thức ăn là 18% là tốt nhất.

Việc tăng năng lƣợng thức ăn không có ý nghĩa : Nếu nhƣ tỷ lệ năng lƣợng (Kcal)/protein (g) vƣợt quá 20 : 1 (Trần Cừ,1972 [2]).

* Nhu cầu protein của lợn con

Theo Trần Cừ,1985 [3]: Protein là nhóm chất hữu cơ có phân tử lƣợng cao và có chứa Nitơ. Protein đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và là nguồn nhiên liệu cấu tạo nên tế bào.

Do đó tốc độ sinh trƣởng của lợn con rất nhanh, nên lợn con yêu cầu về protit rất cao, nếu trong khẩu phần ăn thiếu protit thì sự sinh trƣởng của lợn trong thức ăn bổ sung của lợn là 16 - 18%. Trong quá trình chăn nuôi thâm canh, ngƣời ta đề nghị hàm lƣợng protit trong khẩu phần từ 22 - 24% và một số điều cần đặc biệt chú ý là khi cung cấp protit cho lợn con, đảm bảo về số lƣợng và cân đối các axit amin trong khẩu phần.

Protit là thành phần cơ bản của protein. Trong các loại thức ăn, hàm lƣợng protein rất khác nhau. Một số loại giàu protein động vật nhƣ : Cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng, sữa….Một số loại protein thực vật nhƣ : Các loại đậu đỗ và các sản phẩm phụ của chúng. Một số loại phụ phẩm thƣờng dùng cho lợn có hàm lƣợng protein tƣơng đối cao nhƣ : Cám loại 1 có 12,9%, cám mì: 14,1%, bột mì: 12,1% protein. Trong khi đó bột sắn chỉ có 1,6%, khoai 2,2%.

Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn quang Tuyên,1993 [25] cho biết : Nói chung lợn con tiêu hóa protein một cách dễ dàng, nhƣng do nguồn gốc của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thức ăn (động vật hay thực vật) và bản chất protit khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặc điểm khác nhau quan trọng.

- Sự tiêu hóa protit tăng lên nếu nhƣ trong khẩu phần có thêm kháng sinh. Ngƣợc lại nó sẽ giảm đi nếu trong khẩu phần quá nhiều lipit. Sự tiêu hóa protit thực vật của lợn tăng lên theo tuổi.

- Protit của sữa mẹ, lợn con sử dụng nhiều hơn là sữa bò, có thể do sự khác nhau về thành phần protit ở các loại sữa, ở trong sữa lợn có nhiều protit làm cho lợn con dễ tiêu hóa hơn sữa bò. Nhƣ vậy, sự tiêu hóa protit còn phụ thuộc vào một số thành phần khác của khẩu phần nhƣng trong phạm vi rất hẹp.

* Nhu cầu lipit của lợn con

Lipit gồm các loại dầu mỡ và các lipit. Lipit là loại chất cung cấp năng lƣợng cao, nhƣng ở lợn năng lƣợng do lipit cung cấp chỉ chiếm 10 - 15%. Phần lớn lipit đƣợc dự trữ ở các kho dƣới da, xung quanh nội tạng (mỡ chài, mỡ tràng), xen kẽ các thớ cơ, trong máu…đó chính là nguồn năng lƣợng dự trữ.

Trong cơ thể lợn tỷ lệ mỡ tƣơng đƣơng với cơ hoặc cao hơn 15 - 20 % (ở các giống lợn hƣớng mỡ). Nhƣng thực tế việc cung cấp mỡ cho lợn lại là ít vì lợn có khả năng chuyển hóa gluxit thành lipit.

Lipit vào cơ thể chủ yếu đƣợc tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non. Lợn con có khả năng tiêu hóa lipit cao hơn lợn trƣởng thành vì lipit cung cấp cho lợn con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa.

Lipit đóng vai trò rất quan trọng trong trao đổi chất, song nếu cung cấp vƣợt quá nhu cầu và khả năng hấp thụ của cơ thể thì lợn con sẽ bị ỉa chảy.

Ngoài ra, nếu không đảm bảo sự cân bằng về tƣơng quan gluxit, lipit thì sẽ hình thành các thể xeton trong quá trình oxi hóa. Khi cơ thể khỏe mạnh, thể xeton trong máu chỉ đạt 1 - 2 mg%.

Nhƣng khi phải dùng mỡ làm nguồn năng lƣợng chủ yếu của cơ thể thì thể xeton tăng lên 200 - 300 mg % và gây nên hiện tƣợng xeton huyết, dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến xeton niệu. Hiện tƣợng này thƣờng làm cho cơ thể bị toan huyết và lợn con có thể bị chết trong trạng thái hôn mê.

Khi gan bị bệnh thì khả năng hấp thụ mỡ cũng kém, cơ thể bị thiếu lipit, khả năng hấp thụ vitamin A, D, E, K (vitamin hòa tan trong dầu) cũng kém gây cho lợn thiếu các loại vitamin trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy trong khẩu phần thức ăn cho lợn cần sử dụng hỗn hợp nhiều loại thức ăn để bảo đảm nhu cầu cần thiết về lipit cho lợn.

Khi sử dụng hỗn hợp dầu đậu tƣơng và dầu dừa cho tăng năng suất của lợn con tốt nhất, dầu ăn thải ra có thể dùng trong khẩu phần lợn (cần phải kiểm tra chất lƣợng) dầu ăn có nhiều axit béo tự do không quá 15%, độ tạp không quá 0,5%, chất xà phòng không quá 1% và tổng Miu không quá 2,5% (Miu = độ ẩm + độ tạp + chất xà phòng hóa - ND) (Joed. Han Cock, 1996 [10]).

* Nhu cầu các chất khoáng.

Có 10 nguyên tố sau cần thƣờng xuyên bổ sung vào khẩu phần của lợn. Chúng đƣợc chia làm 2 nhóm tùy thuộc vào số lƣợng của chúng có trong khẩu phần là nguyên tố đa dạng và nguyên tố vi lƣợng.

Nguyên tố đa lƣợng Nguyên tố vi lƣợng

Canxi Sắt Photpho Kẽm Natri Iot Clo Selen Đồng Mangan Nhu cầu các chất khoáng cho lợn thể hiện trong bảng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4: Nhu cầu các chất khoáng cho lợn Thể trọng (Kg) Đơn vị 5 - 10 10 - 20 20 - 60 60kg đến xuất chuồng Canxi Photpho NaCl Sắt Đồng Kẽm Mangan Iot Selen % % % PPm PPm PPm PPm PPm PPm 0,85 0,72 0,25 - 0,5 100 10 100 10 0,2 0,3 0,75 0,65 0,25 - 0,5 100 10 100 10 0,2 0,3 0,65 0,65 0,25 - 0,5 100 10 100 10 0,2 0,1 0,65 0,50 0,25 - 0,5 100 10 100 10 0,2 0,1 Nguyễn Thiện,1996 [32] * Nhu cầu về vitamin ở lợn

Các vitamin cần cho chức năng chuyển hóa bình thƣờng, cho sức khỏe, sinh trƣởng và duy trì.

Một số vitamin đƣợc sản sinh trong cơ thể lợn với số lƣợng đủ đáp ứng nhu cầu, một số khác có đủ số lƣợng trong các thức ăn của khẩu phần lợn hàng ngày, nhƣng nhiều vitamin cần đƣợc bổ sung vào khẩu phẩn để lợn đạt đƣợc năng suất tối ƣu.

Thời gian mới sinh lợn con đƣợc đáp ứng khá đầy đủ vitamin từ sữa đầu. Nhƣng sau đó nhu cầu vitamin của chúng tăng lên, mà sữa thƣờng thì không đáp ứng đƣợc. Do vậy việc bổ sung vitamin vào thức ăn cho lợn con tập ăn sớm là rất cần thiết. Nhu cầu vitamin của lợn con tính cho 1 con/1 ngày đêm và tính theo 1kg thức ăn.

Theo Từ Quang Hiển, 1995 [7] cho biết : Tiêu chuẩn của Tây Đức (DLG) cho kết quả tốt hơn cả gồm vitamin A 2000 UI/kg thức ăn, vitamin D - 2500UI, vitamin E = 10 - 15mg.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hỗn hợp vitamin B12, A, D2 có hiệu quả nhất. Khi đƣa vitamin và khẩu phần của lợn con thì tỷ lệ tiêu hóa protit, lipit và xơ sẽ tăng lên đáng kể.

Khả năng tiêu hóa sinh hóa trong hạt ngũ cốc sấy khô và các thành phần thức ăn có biến động lớn. Các chất ức chế và mốc trong thức ăn làm giảm sự hấp thụ do đó làm tăng nhu cầu đối với số vitamin nhất định.

* Vai trò và nhu cầu nước

Nƣớc của cơ thể chiếm tới 60 - 70% khối lƣợng. Theo với tuổi tỷ lệ này giảm dần từ 75 - 80% khi mới sinh xuống 45 - 60% khi trƣởng thành. Tỷ lệ nƣớc trong cơ thể cũng biến động theo khối lƣợng cơ thể, các mô. Tuy nƣớc không cung cấp năng lƣợng nhƣng có vai trò quan trọng trong đời sống động vật. Nhƣng nƣớc là dung môi tuyệt vời vì có một lƣợng ion hóa cao, có sức căng bề mặt lớn đảm bảo độ bền cho những thể keo, nƣớc còn có tác dụng điều hòa nhiệt của cơ thể, có tác dụng hòa tan các chất để dễ hấp thụ, vận chuyển chất trao đổi, ngoài ra nƣớc còn can thiệp nhiều phản ứng hóa học, có tác dụng bôi trơn và bảo vệ…

Vì vậy thành phần dinh dƣỡng có khẩu phẩn cũng chi phối nhu cầu về nƣớc. Nhiều tài liệu đã xác nhận có mối tƣơng quan giữa lƣợng nƣớc con vật thu nhận với lƣợng protein, chất béo, K, Na, Cl ăn vào. Khẩu phần giàu protein làm tăng nhu cầu về nƣớc so với nhu cầu về tinh bột. Khi nhiệt độ môi trƣờng cao, lƣợng thức ăn ăn vào giảm thì con vật sẽ uống nhiều nƣớc hơn.

Bảng 2.5: Nhu cầu nƣớc cho lợn

STT Chỉ tiêu Nhu cầu

(Kg/ngày)

1 2 3 4

Lợn nái nuôi con Lợn nái chửa Lợn thịt Lợn con 25 - 40 10 - 20 Thức ăn khô X5 Thức ăn khô X6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cứ 100 lợn mẹ và con của chúng sẽ tiêu thụ 7000 - 10000 lít nƣớc một ngày. Nhu cầu về nƣớc phụ thuộc vào số lƣợng thức ăn mà con vật ăn vào và còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trƣờng. Vì vậy cách cung cấp nƣớc tốt nhất cho con vật là cho chúng tiếp xúc tự do với nguồn nƣớc và đƣợc uống thỏa thích nhƣng cần chú ý những chỉ tiêu đảm bảo vệ sinh nƣớc uống.

Nồng độ chất hòa tan không vƣợt quá 15 g/ lít nƣớc tốt nhất chứa 2,5 g/ lít chất tan). Cụ thể là NaCl không vƣợt quá 10g/lít, muối sunphat không quá 1 g/ lít, muối nitrat không quá 50 - 100 ppm. Cũng không cho con vật uống nƣớc bị nhiễm các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng hoặc chất độc.

1.1.7. Vấn đề tập cho lợn con ăn sớm và cai sữa sớm cho lợn con

* Tập cho lợn con ăn sớm

Từ ngày thứ 5 sau khi đẻ lợn con tăng khối lƣợng nhanh, sữa là nguồn dinh dƣỡng duy nhất để lợn con sinh trƣởng và phát triển.

Từ sau tuần thứ 3 (sau 21 ngày) sau khi đẻ, lợn con có sự biến đổi và sinh lý. Nguyên nhân do sữa mẹ giảm dần, đòi hỏi thức ăn của lợn con tăng nhƣng lúc này lợn con lại chƣa biết hoặc không thích ăn thức ăn có sẵn. Nếu lợn con ăn đƣợc phần nào thì lại không phù hợp với chức năng sinh lý tiêu hóa của chúng. Để khắc phục tình trạng này chỉ có một biện pháp duy nhất là tập cho lợn con ăn sớm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc bổ sung thức ăn sớm cho lợn con có tác dụng thúc đẩy chức năng tiêu hóa, có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn sau này.

Lợn con sau khi đẻ 7 - 10 ngày bắt đầu mọc răng nên lợn con thích nhấm nháp các loại cây cỏ, rau xanh, đào bới các vật cứng để gặm vì vậy lợn con dễ mắc bệnh đƣờng ruột, nhiễm ký sinh trùng, vi trùng gây rối loạn tiêu hóa ảnh hƣởng tới sinh trƣởng của lợn con.

Khi bổ sung thức ăn sớm cho lợn con theo mẹ từ lúc 14 - 16 ngày tuổi thì đến lúc sau 3 tuần tuổi lƣợng sữa lợn mẹ giảm và kế đó vào lúc 21 ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuổi trở đi thì lợn con đã ăn quen và ăn đƣợc nhiều thức ăn bổ sung. Lợn nái đƣợc giảm bớt sự cung cấp sữa cho lợn con, đồng thời lợn mẹ có điều kiện đƣợc hồi phục sức khỏe.

Trƣớc hết phải phối hợp loại thức ăn có chất dinh dƣỡng cao, chú ý các loại nguyên tố vi lƣợng, đặc biệt là sắt, vì một ngày nhu cầu của lợn con cần 7 mg.

Cách tập cho lợn con ăn sớm bằng cách nhốt lợn con ở riêng chờ lúc lợn đói cho lợn vào ăn. Mỗi ngày tập cho lợn con 3 - 4 lần, sau 2 - 3 ngày chúng sẽ quen.

* Cai sữa sớm cho lợn con

Cai sữa cho lợn con là khâu kĩ thuật rất khó khăn nhất là khi cai sữa quá sớm (21 ngày, 30 ngày hoặc 40 ngày kể từ khi sinh) đều không dễ dàng. Ở thế giới có nhiều thí nghiệm cai sữa ở 21 ngày hoặc 30 ngày.

Theo FAO, 1987 (A seminar on pig production in tropical …) thì cai sữa 26 - 32 ngày tuổi, lợn mẹ đẻ 2,33 lứa /năm, cho 22,6 lợn con cai sữa. Cai sữa trên 40 ngày tuổi, lợn mẹ đẻ 2,10 lứa /năm, cho 20,7 lợn con cai sữa. Nhƣ vậy, chỉ tiêu sinh sản quan trọng nhất đối với lợn nái là số con cai sữa /nái/năm.

Việc rút ngắn thời gian bú sữa của lợn con từ 60 ngày xuống 3 - 4 tuần tuổi cho phép nâng cao cƣờng độ sử dụng đàn nái và tăng số lứa đẻ/nái/năm từ 1,7 - 1,9 đến 2,2 - 2,3 lứa.

Vấn đề tiếp tục rút ngắn thời gian bú sữa của lợn con trong điều kiện sản xuất cần xem xét thận trọng không những về mặt kinh tế. Làm nhƣ vậy có thể dẫn tới việc giảm mức độ sai con, kéo dài thời gian từ khi cai sữa đến khi phối giống đạt…Đồng thời làm tăng giá thành lợn con do phải dung lƣợng lớn sữa thay thế thức ăn hỗn hợp khởi động và trang bị kỹ thuật đặc biệt. Cần xem xét để sự tăng sức sản xuất của lợn nái và lợn con phải vƣợt về giá trị kinh tế so với những chi phí thêm để nuôi dƣỡng lợn con cai sữa quá sớm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Việt Nam cũng có nhiều thí nghiệm cai sữa sớm lợn con ở 30 - 40 - 45 ngày tuổi, nhƣng quy trình hiện nay đang áp dụng rộng rãi trong sản xuất 45 ngày là tốt nhất, đảm bảo đƣợc hai yếu tố:

- Lợn con sau tách mẹ phát triển bình thƣờng. - Lợn mẹ sau tách con sớm động dục trở lại.

Trƣớc khi cai sữa phải cho lợn con tập ăn sớm nhƣ phần trên đã trình bày. Đến hết tuần thứ 6 thì cai sữa, lúc này enzim maltaza tăng tối đa, sự thành thục về miễn dịch của lợn con ở tuần lễ thứ 6 này đã đầy đủ. Do đó, nếu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu tương trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con, sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa trong điều kiện mùa hè (Trang 41 - 93)