Đặc điểm nông sinh học của các dòng đậu xanh chọn lọc có nguồn gốc

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học và so sánh trình tự gen ltp của một số dòng đậu xanh có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nước (Trang 37 - 40)

từ mô sẹo chịu mất nƣớc ở thế hệ R2

Các dòng chọn lọc và giống gốc được gieo trồng ngoài đồng ruộng đều có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường (Hình 3.1).

Hình 3.1. Các dòng đậu xanh có nguồn gốc từ mô seo chịu mất nƣớc thế hệ R2

Kết quả theo dõi, phân tích một số đặc điểm nông sinh học trong vụ đông xuân được trình bày ở bảng 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1 Đặc điểm và mức độ biến dị của một số tính trạng nông sinh học và yếu tố cấu thành nên năng suất

STT

Chiều cao cây Số cành/cây Chiều dài quả

X CV % X CV % X CV % Giống gốc VC1973A 48,38± 1,69 22,41 6,00± 0,41 17,57 9,33± 0,32 12,27 D15 49,32±1,56 24,11 6,25± 0,39 27,20 9,22±0,36 14,77 D40 56,67±1,64 21,74 5,87± 0,57 24,11 8,69±0,45 17,62 D02 49,15±1,16 17,08 5,96±0 ,68 27,04 8,93±0,59 16,81 D20 47,83±1,18 16,61 5,58± 0,43 21,43 8,56±0,42 19,66

Yếu tố cấu thành năng suất

STT

Số lượng quả

(Quả) Tỉ lệ nhân (%) Số hạt/quả

(Hạt) Khối lượng 1000 hạt (g) X CV % X CV % X CV % X CV % VC1973 A 13,60±1,52 28,18 71,92±0,23 2,73 11,1±0,33 11,23 53,01±0,24 3,36 D15 13,53±1,12 19,62 72,70±0,28 3,24 11,2±0,39 14,63 52,56±0,18 2,53 D40 15,75±1,29 34,10 72,28±0,28 3,27 11,2±0,43 17,13 54,39±0,05 0,66 D02 14,22±1,42 36,51 71,06±0,19 2,16 10,1±0,61 17,4 53,23±0,08 1,16 D20 13,46±1,52 22,71 68,85±0,49 5,98 10,6±0,41 16,90 55,93±0,20 2,62

Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến ngọn, chiều cao cây phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Mức độ biểu hiện của tính trạng chiều cao cây phản ánh sức sinh trưởng của cây đậu xanh. Kết quả phân tích ở bảng 3.1 cho thấy tính trạng chiều cao của các dòng chọn lọc và giống gốc được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là: R2D40 >R2D15 > R2D02 >VC1973A > R2D20. Dòng D40 có chiều cao tăng cao nhất so với giống gốc 8.29 cm, các dòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

D15, D02, D20 không có sự khác biệt rõ rệt so với giống gốc. Trong số 4 dòng theo dõi thì hai dòng D02 và D20 có hệ số biến động nhỏ hơn so với giống gốc từ 5,33% đến 5,80%.

Đậu xanh có 2 cấp cành và có số cành từ 5-12. Số cành thay đổi tùy thuộc vào mật độ trồng và điều kiện ngoại cảnh. Mật độ trồng càng dày thì khả năng phân cành ít, ngược lại mật độ trồng thích hợp khả năng phân cành cao hơn qua đó làm tăng số lượng quả. Kết quả theo dõi nhận thấy 3 dòng đậu xanh D40, D02, D20 có số cành trung bình giảm so với giống gốc và các dòng chọn lọc đều có hệ số biến động cao hơn giống gốc.

Quả đậu xanh khi chín có chiều dài trung bình từ 8 cm- 10 cm , quả dài nhất có thể đạt 15 cm. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy các dòng D40, D02, D20 có chiều dài quả trung bình ngắn hơn so với giống gốc và các dòng chọn lọc đều có hệ số biến động về tính trạng chiều dài quả cao hơn giống gốc.

Số lượng quả/cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng và có mối tương quan chặt chẽ với năng suất đậu xanh. Số quả phụ thuộc vào từng giống đậu xanh, liên quan đến đặc điểm di truyền, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố của ngoại cảnh. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy số quả trên cây của các dòng chọn lọc dao động từ 13- 15 quả /cây, dòng D40 và D02 có số lượng quả cao hơn giống gốc, nhưng hệ số biến động lại cao hơn (34,10%-36,51%). Hai dòng D15 và D20 lại có số quả trung bình thấp hơn giống gốc, nhưng có hệ số biến động lại thấp hơn (19,62% và 22,71%). Tất các dòng đều xuất hiện các biến dị về hình dạng quả như: quả nhỏ, quả ít hạt (1 hạt), eo thắt, quả không có hạt...

Tỉ lệ nhân là tỉ lệ giữa khối lượng hạt và khối lượng quả. Chỉ tiêu này phụ thuộc khá nhiều vào chiều dày vỏ, khả năng tích lũy vật chất khô trong hạt, tùy thuộc vào từng giống khác nhau. Giống có tỉ lệ nhân lớn sẽ có khả năng cho năng suất cao. Theo dõi các dòng đậu xanh ở thế hệ R2 thấy rằng tỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lệ nhân của các dòng dao động từ 68,85%- 72,70%, dòng cho tỉ lệ nhân lớn nhất là D15 (72,70%) với Cv%= 3,24%, dòng D20 có tỉ lệ nhân nhỏ nhất 68,85% với Cv%= 5,98%. Tỉ lệ nhân của các dòng chọn lọc so với giống gốc không có sự khác biệt quá lớn.

Số hạt /quả liên quan trực tiếp đến chiều dài của quả đậu xanh, qua đó cũng ảnh hưởng đến năng suất. Nhìn chung, số hạt/ quả của các dòng chọn lọc và giống gốc không có sự khác biệt lớn, nhưng các dòng chọn lọc lại có hệ số biến động Cv% cao hơn giống gốc.

Khối lượng 1000 hạt cùng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Các dòng đậu xanh có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nước và giống gốc có khối lượng 1000 hạt dao động từ 52,56g đến 55,93g và có hệ số biến động thấp. Các dòng chọn lọc đều có hệ số biến động thấp hơn giống gốc, dòng D40 có hệ số biến động Cv% = 0,66% thấp nhất trong các dòng. Khối lượng hạt cũng có thể thay đổi do chế độ chăm sóc, các mùa vụ khác nhau, điều kiện môi trường.

3.1.2. Đặc điểm nông sinh học và yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu xanh ở thế hệ R3

Một phần của tài liệu đánh giá đặc điểm nông sinh học và so sánh trình tự gen ltp của một số dòng đậu xanh có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nước (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)