3. Ý NGHĨA KHÓA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Dấ TẠI LÀO
3.1.1. Số lượng và phân bố đàn dê trong cả nước
Số liệu thống kê về đàn dê được nuôi ở các tỉnh của Lào trong những năm gần đây được trình bày ở bảng 3.1. Kết quả điều tra cho thấy rằng nước Lào có thời tiết khí hậu và điều kiện tự nhiờn-xó hội phù hợp cho việc phát triển nghề chăn nuôi dê. Lào có nhiều đồi, núi đá rộng lớn, cỏ cây tự nhiên phát triển tốt quanh năm, có nguồn nước sạch, người dân rất thớch nuụi dờ và chăn nuôi dờ đó có từ lâu đời. Tuy nhiên, chăn nuụi dờ đến nay vẫn chưa phát triển, số lượng dờ cũn ớt so với tiềm năng cho phép.
Dê được nuôi chủ yếu ở miền Trung và miền Bắc. Nhìn chung số lượng dê ở các tỉnh trên cả nước tăng lên với tốc độ khá nhanh trong vòng 10 năm trở lại đây. Một số tỉnh, số lượng dê giảm trong một số năm nhất định do hiện tượng thiên tai bất lợi bất thường như bị lũ cuốn. Năm 2010 có 3 tỉnh được đánh giá là nuôi nhiều dê nhất, đó là Luangparbang (63,3 nghìn con), Savannakhet (50,9 nhìn con) và Saravan (38,6 nghìn con). Đó là những tỉnh có nhiều đồi núi, rất phong phú về các loại cây cỏ tự nhiên, thời tiết khí hậu mát mẻ thích hợp cho chăn nuôi dê. Ngược lại, có 2 tỉnh luụn cú số lượng dê ít nhất, đó là tỉnh Attapeu (3,7 nghìn con) và tỉnh Phongsaly (4,9 nghìn con). Đó là những tỉnh có điều kiện tự nhiên xã hội và thị trường không thuận lợi cho chăn nuôi dê như các tỉnh khác.
Bảng 3.1. Số lượng dê và sản lượng thịt dê qua các năm ĐVT: 1000 con Tỉnh 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Miền Bắc 53,60 50,00 56,70 63,30 79,00 85,30 89,80 101,20 115,90 148,50 157,80 Phong-saly 1,10 21,10 1,30 1,40 2,10 1,90 3,70 4,10 4,50 5,00 4,90 Luang-namtha 15,10 4,60 5,20 5,00 5,50 5,60 5,90 6,20 6,30 9,30 18,90 Oudom-xay 17,60 11,70 12,30 14,90 20,80 13,60 15,60 18,00 19,50 21,70 20,90 Bokeo 2,10 3,80 1,70 1,80 4,50 4,40 5,10 5,70 6,40 9,80 10,40 Luang-prabang 2,30 21,70 21,00 23,70 24,90 36,10 36,70 41,10 46,30 62,80 63,30 Hua-phanh 11,60 2,40 10,20 10,50 13,50 15,70 16,20 19,00 25,10 31,20 27,30 Xaya-bury 3,80 3,70 5,00 6,00 7,70 8,00 6,60 7,040 7,50 8,70 11,90 Miền Trung 36,80 60,60 59,10 58,10 38,40 83,00 95,20 104,60 112,80 134,20 142,10 Viene-tian. C 1,80 4,80 6,10 5,30 8,20 14,40 15,20 15,50 17,80 18,80 18,50 Xieng-khuang 7,50 6,30 4,30 4,00 9,40 6,70 6,50 7,10 8,00 13,80 14,50 Viene-tian. Pr 2,30 4,20 4,40 4,50 7,40 10,70 11,50 12,50 14,20 15,30 15,50 Bori-khamxay 1,80 1,70 1,80 1,90 2,10 2,10 7,90 9,40 10,10 12,90 15,60 Kham-muane 2,70 5,70 4,90 4,80 6,90 7,20 11,00 12,50 14,00 24,20 26,80 Savan-nakhet 20,70 37,90 36,50 36,60 1,60 39,20 43,10 47,40 48,60 49,10 50,90 Miền Nam 8,40 11,20 11,70 15,10 23,20 21,70 31,60 36,80 40,30 56,20 66,70 Salavan 3,50 3,80 4,60 8,10 11,50 11,00 16,20 20,00 21,5 30,10 38,60 Xekong 1,80 4,60 4,00 4,20 6,30 6,60 7,30 8,00 8,80 12,10 13,50 Cham-pasack 2,10 1,45 1,40 1,60 3,20 2,80 5,50 6,00 6,90 10,50 10,80 Attapeu 1,00 1,30 1,70 1,20 2,20 2,30 2,60 2,80 3,10 3,50 3,70 Tổng số 98,80 122,00 127,50 136,50 170,60 190,00 216,60 242,60 268,90 338,80 366,70 Tổng SL thịt (tấn) 429 480 490 527 659 735 812 1036 1120 1422 1392
(Nguồn Ministry of Agriculture andForestry2000[83], 2001[84], 2002[85], 2003[86], 2004[87], 2005[88], 2006 [89], 2007[90], 2008[91], 2009[92], 2010[93])
3.1.2. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi dê tại một số tỉnh đại diện trong cả nước
a) Tỷ lệ các hộ nuụi dờ ở các quy mô chăn nuôi khác nhau
Chăn nuôi dê ở Lào cơ bản chỉ có ở quy mô nông hộ. Số liệu thống kê về số hộ chăn nuôi dờ trờn toàn quốc và sản lượng thịt dê ước tính trong những năm gần đây được trình bày trong trong bảng 3.2. Số hộ chăn nuôi dờ trờn cả nước tăng liên tục từ năm 2000 (8113 hộ) đến 2009 (24.446 hộ). Tuy nhiên, từ năm 2009 sang năm 2010 số hộ nuụi dờ đó giảm xuống vì ở Lào đang đẩy mạnh phát triển trồng cây công nghiệp, ngô và sắn nên diện tích chăn nuôi dê bị thu hẹp. Điều đáng chú ý nhất là năm 2009, mưa lũ kéo dài đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ gia đình đang nuụi dờ. Nhiều đàn dê bị cuốn trôi, nhà cửa bị hư hỏng nặng, tuy nhiên khả năng vay vốn hạn chế nên việc khôi phục đàn dê gặp nhiều khó khăn. Vì vậy số hộ nuụi dờ năm 2010 giảm xuống còn 23.945 hộ (Cục chăn nuôi Lào, 2011)
Bảng 3.2. Tỷ lệ số hụ ụ nuụi dờ trong các làng điều tra
Làng điều tra Tỉnh Tổng số hộ(hộ/làng) nuôi dê (hộ)Số hộ nuôi dê Tỷ lệ hộ(%)
Laksip Luangprabang 65 11 16,92 Khoksavang Luangprabang 70 14 20,00 Nongsaphang Savanakhet 150 20 13,33 Nongdeun Savanakhet 220 15 6,81 Laksisip Champasack 90 15 16,66 Kengkia Champasack 85 15 17,64 Xekhaman Attapeu 75 19 25,33 Kengmakhua Attapeu 95 17 17,89 Tổng 850 126 14,82
Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ các hộ chăn nuôi dê tại các làng khá cao (bảng 3.2). Số hộ nuụi dờ chiếm tỷ lệ từ 6,81% đến 25,53% (trung bình
14,8%). Điều đó cho thấy chăn nuôi dê có tầm quan trọng nhất định đối với kinh tế nông thôn ở Lào.
Kết quả điều tra ở bảng 3.3 cho thấy phần lớn các hộ có quy mô đàn 6- 10 con (50,80%), tiếp đó là các hộ nuôi 1-5 con (45,23%) và các hộ nuôi 11- 15 con (3,97%). Tuy nhiên, kết quả cho thấy không có hộ nào nuụi trờn 15 con dê. Như vậy, chăn nuôi dê ở Lào có quy mô còn nhỏ lẻ. Theo đánh giá chung, các hộ chăn nuôi dê hầu hết là tự cung tự cấp nên chỉ chăn nuôi theo điều kiện vốn tự có của gia đình và không mở rộng quy mô chăn nuôi.
Kết quả điều tra trong nghiờ cứu này thấp hơn so với kết quả điều tra khảo sát chăn nuôi dê nông hộ tại các tỉnh ở Lào năm 2009 (Bounmy Phiovankham và cộng sự, 2011) [214]. Bounmy Phiovankham và cộng sự (2011) [214] cho rằng quy mô đàn 1-5 con (22,68 %), 6-10 con là (57,14 %) và 11-15 con (13,33 %).
Bảng 3.3. Số hộ chăn nuôi dê ở các quy mô khác nhau
Quy mô (con/hộ) Số hộ Tỷ lệ (%)
1 – 5 24 22,86 6 – 10 60 57,14 11 – 15 14 13,33 16 – 20 7 6,67 > 20 0 0,00 Cộng 105 100,00
Kết quả điều tra ở (bảng 3.3) cho thấy phần lớn các hộ có quy mô đàn 6-10 con (57,14%), tiếp đó là các hộ nuôi 1-5 con (22,86%) và các hộ nuôi 11-15 con (13,33%), còn lại chỉ có một ít hộ (6,67%) nuôi 16-20 con. Chưa có hộ nào nuụi trờn 20 con dê. Như vậy, chăn nuôi dê ở Lào có quy mô còn nhỏ lẻ. Theo đánh giá chung, người dân chăn nuôi dê hầu hết là hộ tự cung tự cấp nên chỉ chăn nuôi theo điều kiện vốn tự có của gia đình nên không mở rộng quy mô chăn nuôi.
Dê địa phương, hay còn gọi là dê Lạt, (hình 1) là giống dê được nuôi tựụ lâu đời ở Lào, cú cỏc đặc điểm tương tự dê Cỏ ở Việt Nam (Đinh Văn Bình và cộng sự, 2007) [1712]. Gần đõy cú một số dê Bách Thảo được nhập từ Việt Nam để nhân thuần và lai giống với dê địa phương.
Hình 3.1. Dê Lạt
Dê Lạt có mầu sắc lông da rất đa dạng, đa số có mầu vàng nâu hoặc đen loang trắng. Dê này có tầm vóc nhỏ với khối lượng trưởng thành khoảng 24-30 kg (Nguyen Xuan Trach and Buonmy Phiovankham, 2011) [102]. Một số đặc điểm ngoại hình chính gồm: thân ngắn; ngực ít nở đối với dê cái; tai dài, to vừa phải, hơi nghiêng về phía sau; đầu và cổ to vừa phải; bụng to. Dê cái cú mỡnh to về đẳng sau, bé về đẳng trước, cổ bé, bốn chân bé hơn so với dê đực. Dê đực cú mỡnh to, cân đối, đa số có lồng ngực to hơn một ít so với phần sau; bốn chân to. Đặc điểm về thể vóc, sinh trưởng, sinh sản và năng suất thịt của giống dê địa phương này được trình bày chi tiết trong mục 3.2.2 và 3.2.3 cùng với dê lai F1 (BT x L).
Vì chỉ chăn nuôi với quy mô nhỏ nên người dân thường chỉ mua dê của nhau về nuôi. Hộ chăn nuôi thường chọn những con dê đực to, khỏe, không có dị tật, có tính hăng cao và có ngoại hình đặc trưng của giống để làm đực giống. Thường mỗi đàn dê chỉ để duy trì 1-2 hoặc không có dê đực giống. Phương thức
phối giống duy nhất là phối tự nhiên trong đàn; nếu trong đàn không có dê đực thì đuổi chung với đàn của hộ khỏc cú dê đực để được phối giống tự do. Với cách nhân giống này thì chắc chắn mức độ đồng huyết rất cao. Việc quản lý đàn và công tác giống không được tiến hành trên cơ sở theo dõi cá thể.
c) Thức ăn và phương thức chăn nuôi
Toàn bộ số hộ được điều tra (126 hộ) đều nuụi dờ theo phương thức quảng canh, tức là dê được thả tự do kiếm ăn cây cỏ tự nhiên (50 hộ). Đôi khi người dân bổ sung thêm một ít sắn, khoai, cỏm, ngụ và một số loại cỏ lá tại chuồng như cỏ chỉ, so đũa, cây chuối, lá khế, lỏ mớt… (bảng 3.4). Người dân hầu như chưa quen trồng các loại cây thức ăn để bổ sung cho dê. Việc bảo quản, chế biến và dự trữ thức ăn cho dê cũng chưa được quan tâm.
Bảng 3.4. Các loại thức ăn được bổ sung cho dê tại chuụụng (n= 50 hộ)
Loại thức ăn Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) Lá mít 17 34 Lá chuối 10 20 Lá xoài 14 28 Lá táo 8 16 Lá sắn 5 10
Thân lá đậu sau thu củ 11 22
Thân lá ngô sau thu bắp 8 16
Lá cây tự nhiên 47 94
Cỏ tự nhiên 7 14
Cỏ trồng 2 4
Tỷ lệ hộ cho dê ăn thêm tại chồng 50/126 39,68
Dựa vào điều kiện tự nhiên thực tế của từng vùng, từng mùa khác nhau mà thời gian chăn thả có khác nhau, thường mùa lạnh và mưa dê được thả muộn hơn. Bình thường buổi sáng người dân thả dê vào lúc 7-8 giờ và buổi chiều đuổi
về chuồng vào lúc 4-5 giờ. Dê được thả tự do theo đàn, trừ những con bị bệnh tật hoặc mới đẻ thì được nhốt lại để điều trị hoặc chăm sóc riêng ở chuồng.
Chế độ nuôi dưỡng dê như hiện tại ở Lào tỏ ra không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho dê, đặc biệt là vào mùa khô (tháng 2 đến tháng 5), nờn dờ chậm lớn, năng suất thấp. Chính vì thế việc bổ sung dinh dưỡng, nhất là thức ăn giàu protein và khoáng, có tác dụng cải thiện rõ rệt năng suất của dê (Phengsavanh, 2003 [107]; Bounmy Phiovankham và Nguyễn Xuân Trạch, 2011[113]; Keopaseuht và cộng sự, 2004[74]).
d) Chuồng trại
Thông thường, mỗi hộ chăn nuôi dê chỉ có một cái chuồng vừa phải với đàn dê của mình để giữ dê về ban đêm. Chuồng thường được làm gần nhà ở, xung quanh chuồng thường có trồng cây. Tuy nhiên, một số hộ không làm chuồng cho dê mà chỉ thả dê quanh nhà ở, dọc đường hay phần đất chung. Một số hộ thả dê trong vườn cây ăn quả đó cú tỏn cao với mật độ 5-10 con/ha. Có hộ có đất hẹp thì trồng cỏ để nuôi nhốt dê vào vụ trồng rau. Một số hộ không có diện tích đất quanh nhà thì thả dê theo dọc đường trong mùa vụ trồng lúa có người chăn. Ở một số làng có đất công chung thì khi đến mùa vụ chồng lúa hoặc rau người ta thả tất cả động vật nhai lại thả vào đất chung đó và các hộ thay nhau đi chăn dê để đảm bảo không cho dê ra ngoài khu vực phá hoại rau màu của dân làng.
Tỷ lệ các hộ nuụi dờ cú cỏc kiểu chuồng khác nhau được trình bày trong bảng 3.5. Chuồng dê thường được làm bằng gỗ, tranh tre, nứa, lá. Khung chuồng làm bằng tre hay gỗ. Nền sàn bằng gỗ hoặc tre. Sàn chuồng có chiều cao cách mặt đất khoảng 0,7-1,0m. Mái chuồng lợp bằng cỏ tranh, tre, nứa, gỗ hay cũng có khi được lợp bằng tôn.
Bảng 3.5. Các kiểu chuụụng nuụi dờ nông hộ
Kiểu chuồng Số hộ Tỷ lệ (%)
Chuồng bằng gỗ 90 71,43
Không chuồng 11 8,73
Tổng 126 100,00
e) Thị trường
Người Lào rất thích ăn các món ăn được chế biến từ dờ nờn việc bỏn dờ của người dân tương đối dễ dàng. Hiện nay đã hình thành rất nhiều các hàng quán như quán lẩu dờ, quỏn dờ nướng… ở tất cả các thành phố hoặc phố huyện nên hàng ngày có rất nhiều khách hàng đến mua dê tận các nông hộ để phục vụ cho các nhà hàng này. Người dân có thể bỏn dờ dễ dàng tại nhà hay đem đến chợ để bán. Ở một số tỉnh biên giới người dân có thể bỏn dờ sang cả Việt Nam. Dê thường được xuất bán phần lớn là dê trưởng thành. Khi dờ đó trưởng thành có khối lượng khoảng 25-30kg thì họ xuất bán cho khách mua để làm thịt hoặc làm giống. Ở Lào, con dờ cũn được sử dụng làm quà biếu.
Tham gia vào chuỗi tiêu thụ dờ cũn cú cỏc thương lái ở cỏc xúm và thị trấn. Họ làm cùng một lúc nhiều hoạt động khác nhau gồm thu gom, vận chuyển, giết mổ, bán buôn, bán lẻ. Sản phẩm cuối cùng là thịt và các sản phẩm khác sau giết mổ như xương, mỡ, lông … được bán cho các nhà hàng hay người tiêu dùng có nhu cầu. Các nhà hàng chuyên kinh doanh các món ăn từ thịt dê nhằm phục vụ cho thực khách và các cuộc liên hoan, hội nghị... là thị trường tiêu thụ thịt dê chính ở Lào. Nguyên liệu được cung cấp bởi các tư thương chuyên đi mua dê từ các hộ chăn nuôi. Những người có nhu cầu sử dụng thịt dê trong một số các thủ tục như ma chay, liên hoan, lễ tết … thường mua dê thông qua các tư thương hoặc mua trực tiếp tại các hộ chăn nuôi dê.
Bảng 3.6. Số lượng dê bán hàng năm của hộ chăn nuôi (năm 2009)
Sô dê bán/năm/hộ Số hộ Tỷ lệ (%)
0 17 13,49
1- 5 64 50,79
11-15 6 4,76
>15 1 0,79
Cộng 126 100,00
Kết quả điều tra số dê bán ra trong năm 2009 của 126 hụ ụ nuụi dờ được tổng hợp trong bảng 3.6. Bình thường mỗi năm một hộ chăn nuôi dê có thể bán 3-5 con dê, thậm chí trên 10 con. Dê thuộc loài gia súc nhỏ được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, dễ bán nên chăn nuôi dờ đó giỳp được nhiều hộ dân thoát khỏi những khó khăn trước mắt. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng các nông hộ có chăn nuôi dê mặc dù nuôi với quy mô nhỏ nhưng mỗi năm có thể thu được hàng triệu kíp từ bỏn dờ mà không cần đầu tư nhiều chi phí.
Tóm lại, chăn nuôi dê ở Lào đã có từ lâu đời, có nhiều thuận lợi về điều kiện chăn thả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay nghề chăn nuôi dê vẫn còn mang tính quảng canh, chăn thả tự do khai thác thức ăn tự nhiên, đầu tư ít, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là nuụi dờ địa phương năng suất thấp.