PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chăn nuôi và một số biện pháp nâng cao năng suất chăn nuôi dê tại lào (Trang 60 - 73)

3. Ý NGHĨA KHÓA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi dê tại Lào

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Những thông tin thứ cấp về số lượng đầu con và số hộ chăn nuôi trên toàn quốc được lấy từ các cơ quan thống kê trung ương và địa phương.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

- Điều tra nhanh nông thôn (RRA) được áp dụng để mô tả các hệ thống chăn nuôi dê, thông tin về phương thức chăn nuôi dê, sử dụng nguồn thức ăn, chuồng trại, cách buôn bán con dê và các mắc bệnh thường gặp.

- Tiến hành điều tra khảo sát trực tiếp trên 126 đàn dê Lạt và dê lai F1(BT x L) của hộ nuụi dờ tại tỉnh Luangprabang (miền Bắc), tỉnh Savanakhet (miền Trung), tỉnh Champasack và tỉnh Attapeu (miền Nam). Dung lượng mẫu điều tra như sau: 11-20 hộ/làng x 2 làng/tỉnh x 4 tỉnh. Cụ thể: Laksip 11 đàn, Khoksavang 14 đàn(Langprabang); Nongdeun 15 đàn, Nongsaphang 20 đàn (Savanakhet); Laksisip 15 đàn, Kengkia 15 đàn(Chanpasack); Xekhaman 19 đàn, Kengmakheua 17 đàn (Attapeu) và một số hộ nuụi dờ ở vùng Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi Namxuang Vientian.

+ Khả năng sinh sản: Tổng số 69 dê cái Lạt và 46 dê cái lai F1(BT x L) được điều tra theo hình thức đặt sổ theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu trực tiếp hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Thu thập số liệu qua các sổ theo dõi, sổ sinh sản của cơ sở. Đối với đàn dê hậu bị, chỉ tiêu theo dõi bao gồm: tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng ở các thời điểm tương ứng. Đối với đàn dê sinh sản, tiến hành đếm số con sơ sinh, số con cai sữa tại các thời điểm sơ sinh và khi cai sữa, khối lượng sơ sinh và khi cai sữa, tỷ lệ đực cái, khoảng cách lứa đẻ, thời gian mang thai, thời gian động dục trở lại sau đẻ, diễn biến chu kỳ động dục. Chủ nuụi dờ được hướng dẫn theo dõi dê cái từ sơ sinh đến lứa đẻ thứ hai.

+ Khối lượng và chiều đo: Cân khối lượng dê ở các độ tuổi khác nhau

(dê lạt 575 con và dê lai F1(BT x L) 104 con) từ sơ sinh đến hơn 3 năm tuổi, Cân vào buổi sáng sớm trước khi thả dờ. Dờ được cho vào cũi và được cân bằng cân đồng hồ. Kích thước cơ thể con dê được do bằng thước dõy để xác định các chiều đo: Cao vai, vòng ngực và dài thõn chộo.

+ Ngoại hình : Khảo sát trực tiếp trờn dờ sống về màu sắc lông và đặc

điểm bề ngoài của các bộ phận cơ thể.

2.4.2. Lai giống và đỏnh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của dê cái F1 (BT x L) và dê Lạt nuôi tại nông hộ

Để đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của dê cái F1 (BT x L) và dê Lạt, chúng tôi tiến hành lai giống (BT x L) và theo dõi, so sánh khả năng sinh trưởng và sinh sản của dê lai F1(BT x L) và dê Lạt nuôi trong cùng điều kiện sản xuất nông hộ ở tỉnh Attapeu.

2.4.2.1. Phương pháp chọn gia súc và lai giống

Chọn địa điểm và hộ nuụi dờ:

Địa điểm : Tỉnh Attapeu là một tỉnh nằm ở phía Nam của nướ Lào, có

Attapeu có 5 huyện (Samakhixay, Saysetha, Sanxay, Samxay và Phouvaong) với dân số 121.320 người. Phía Nam giáp tỉnh Chiempang của Campuchia. Phía Đông giáp với tỉnh Con Tum nước Việt, phía Bắc giáp tỉnh Xekong, phía Tây giáp tỉnh Champasack. Địa hình chia thành 3 vùng khác biệt ngăn cách bởi con sông Xekong và Xekhaman: vựng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng. Attapeu có tổng diện tích đất tự nhiên 10.320 km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1/4; đất lâm nghiệp 2/4 và đất khác 1/4.

Khí hậu Attapeu mang đặc thù của vùng Trung du miền núi phía Nam, chia làm hai mựa rừ. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào 5 tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9) chiếm 75-85% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 7 và tháng 8 là tháng có số ngày mưa nhiều nhất trong năm (từ 20 đến 25 ngày/thỏng), lũ lụt cũng thường xuyên xảy ra trong thời gian nay. Nhiệt độ trung bình năm là 24,52 oC. Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 29 – 30 oC, mùa hè nhiệt độ trung bình là 22,76 oC, cỏc thỏng cú thời tiết lạnh nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 với nhiệt độ trung bình là 20,5 oC.

Độ ẩm không khí tương đối cao cả năm từ 75-77%, sự chênh lệch nhau về đọ ẩm giữa cỏc thỏng tương đối lớn. Thỏng cú độ ẩm cao nhất là tháng 7 và tháng 8 (84.52%; 84.82%), thỏng cú độ ẩm thấp nhất là tháng 3 (66.58%).

Chọn hộ nuụi dờ: Chúng tôi tiến hành chọn 2 làng (làng Taseng và

Dakiet huyện Sanxay, tỉnh Attapeu), chọn 21 hộ/làng (tổng số là 42 hộ) và chia 3 nhóm hộ/làng (tổng số 6 nhóm hộ).

Chọn dê đực Bách Thảo:

Chọn mua 6 đực giống dê Bách Thảo tại Trung tâm nhân giống Nụng- Lõm nghiệp tại tỉnh Komtum (Việt Nam) và nhập về Lào. Dê đực có tầm vóc to, thân hình cân đối, khoẻ mạnh, không khuyết tật; đầu to ngắn, trán rộng, mắt sáng, tinh nhanh; bốn chân thẳng, khoẻ, đi đứng vững chắc, hai dịch hoàn đều, cân đối. Trước khi phối giống dê dược nuôi thích nghi 1 tháng tại Trung tâm nhận giống Nụng-Lõm nghiệp của tỉnh Attapeu.

Chọn dê cái Lạt:

Chọn 126 dê cái Lạt có thân hình thanh, mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn. Những dê này được mua từ các nông hộ tại tỉnh Savanakhet đưa về Attapeu để nuôi thí nghiệm.

Lai giống:

Tổng số có 6 dê đực được tuyển chọn ở Việt Nam được nhập sang Lào để lai giống với dê Lạt. Việc lai giống này được tiến hành ở một số hộ nông dân tại tỉnh Atapeu.

Bước đầu 126 dê cái Lạt nuôi tại các nông hộ được phân thành 6 nhóm để ghép đôi giao phối với 6 dê đực Bách Thảo nói trên (1 dê đực x 21 dê cái) để tạo ra dê lai F1.

Dê cái F1 sinh ra được các nông hộ nuôi theo chế độ truyền thống và được phối giống ngược trở lại với dê đực Bách Thảo (được ghép đôi giao phối tránh đồng huyết) để tạo ra dê F2 (3/4 Bách thảo). Tiếp theo trong các thể hệ sau dê cái lai được phối giống với dê đực Bách Thảo theo sơ đồ lai cải tạo (Sơ đồ 2.1).

Dê Lạt thuần

Dê cái Lạt (42 con) nuôi tại các nông hộ được phân thành 2 nhóm để ghép đôi giao phối với dê đực Lạt (1 dê đực/21 dê cái) để tạo ra so sánh với dê đực Bánh Thảo và dê lai F1(BT x L) trong cùng điều kiện tự nhiên và nuôi chăn thả.

2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu - Năng suất sinh sản của dê bố mẹ

Toàn bộ dê cái Lạt được chọn để lai giống được đánh số và theo dõi cá thể để thu thập những thông tin sau: Thời gian mang thai, số con đẻ ra/lứa, động dục lại sau đẻ, khoảng cách lứa đẻ, sụụ lõụn phối giống, số lần thụ thai, phối giống có chửa lần đầu, tỷ lệ chửa lại sau đẻ và tỷ lệ đẻ.

Toàn bộ dê lai F1(BT x L) và dê Lạt sinh ra được đánh số và theo dõi về: Màu lông, kết cấu tổng thể về ngoại hình và hình dạng và đặc điểm bề ngoài của các bộ phận cơ thể.

- Khả năng sinh trưởng

Toàn bộ dê lai F1(BT x L) và dê Lạt sinh ra được đánh số, nuôi dưỡng theo cách truyền thống và theo dõi đê thu thập các số liệu về sinh trưởng gồm: Khối lượng tích luỹ ở các độ tuổi khác nhau/đồ thị sinh trưởng, kích thước chiều đo của cơ thể ở cỏc thỏng tuổi và tăng trọng bình quân ở các giai đoạn tuổi khác nhau (từ sơ sinh đến 39 tháng tuổi).

- Năng suất sinh sản của dê cái F1(BT x L) và dê cái Lạt:

Toàn bộ dê cái lai F1(BT x L) và dê cái Lạt sinh ra được theo dõi về tập tính sinh dục với các chỉ tiêu sau: Tuổi phối giống lần đầu, chu kỳ động dục, tuổi đẻ lứa đầu, tính đều đặn của chu kỳ tính. Khi các dê cái lai F1 (9-10 tháng tuổi) được phối giống trở ngược với đực Bách Thảo và dê cái Lạt đạt 9-10 tháng tuổi cũng phối giống với dê đực Lạt. Những chỉ tiêu sau được theo dõi: Động dục lại sau đẻ, khoảng cách lứa đẻ, thời gian mang thai và số con đẻ ra/lứa những chỉ tiêu này được theo dõi đến cách 2 lứa đẻ.

2.4.2.3. Thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi Nậm Xuụng, thuộc Viện nghiên cứu khoa học Nông Lâm nghiệp quốc gia Lào (NAFRI), trong thời gian 5 tháng (3-8/2010) gồm 1 thỏng nuụi thích nghi và 4 tháng theo dõi thí nghiệm. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình nhân tố 2 x 2. Trong đó, nhân tố thứ nhất là phẩm giống gồm 2 loại dê là dê địa phương (dê Lạt) và dê lai F1 (BT x L), cũn nhân tố thứ hai là chế độ nuôi dưỡng gồm nuôi theo ttruyền thống và nuôi cải tiến.

Mỗi loại dê gồm 30 con dê đực 6-7 tháng tuổi được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm đều nhau (15 con/nhúm): một nhúm nuụi theo chế độ truyền

thống (hình 2.1) (chăn thả tự do kiếm ăn từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều), nhóm

thứ hai nuôi theo chế độ cải tiến (hình 2.2) (bổ sung lá sắn khô và đá liếm khoáng cho ăn tự do tại chuồng ngoài thời gian chăn thả chung với nhóm kia).

Hình 2.1. Chế độ truyền thống Hình 2.2. Chế độ cải tiến

Trước khi tiến hành thí nghiệm, toàn bộ đàn dê thí nghiệm được tiêm phòng vacxin đậu, vacxin viêm ruột hoại tử và tẩy nội ngoại ký sinh trùng. Trong thời gian thí nghiệm, sau thời gian chăn thả ban ngày (6h sáng – 5 h chiều), khi về chuồng mỗi dê được nhốt ở một ô chuồng cố định cho từng con, được bố trí máng ăn và máng uống riêng.

Dê được cân khối lượng từng con bằng cân điện tử vào buổi sáng trước lúc thả ra bãi chăn vào lúc bắt đầu nuôi thích nghi, bắt đầu theo dõi thí nghiệm và 2 tuần/lần trong quá trình thí nghiệm cho đến lúc kết thúc thí nghiệm. Tăng trọng bình quân hàng ngày được tính theo hệ số hồi quy tuyến tính giữa khối lượng dê và thời gian nuôi.

Lá sắn khô cho ăn và thừa của từng con được cân và lấy mẫu đại diện trong 7 ngày liên tục vào giữa mỗi tháng thí nghiệm. Các mẫu thức ăn được xử lý và đưa về Phòng phân tích thức ăn chăn nuôi, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, để phân tích thành phần hoá học (vật chất khô, protein, xơ, mỡ, khoáng) theo các phương pháp tương ứng của AOAC (1991) [51]. Lá sắn khô sử dụng trong thí nghiệm này có thành phần theo vật chất khô (VCK) như sau: 23,57% protein thô, 24,37% xơ thô, 7,31% mỡ, 35,37% dẫn suất không N và 9,38% khoáng tổng số.

Tảng đá liếm sử dụng trong thí nghiệm là loại Boslic-RED của Thái Lan có khối lượng 2 kg với thành phần (trong 1kg) gồm: 220g Na, 130g Ca, 50,4g P, 16g Mg, 9g S, 2g Fe, 340 mg Zn, 425mg Mn, 225mg Cu, 30mg Co, 8mg Si và 13mg I. Đá liếm được treo cố định trong từng ô chuồng cá thể và khi kết thúc thí nghiệm được cân lại sau khi đã phơi khô để tính lượng thu nhận của từng con. Thí nghiệm được tóm tắt trong bảng 2.1.

Bảng 2.1 Thí nghiệm nuụi dờ sinh trưởng

Chế độ nuôi truyền thống

Chế độ nuôi cải tiến Dê lai F1 Dê Lạt Dê laiF1 Dê Lạt

Số lượng dê (con) 15 15 15 15

Tuổi khởi điểm (tháng) 6 6 6 6

Thời gian nuôi thích nghi (tháng) 1 1 1 1

Thời gian thí nghiệm (tháng) 4 4 4 4

Chế độ nuôi dưỡng:

- Chăn thả tự do - Cho ăn tại chuồng - Thức ăn bổ sung Như thường lệ không không Như thường lệ Lá sắn khô Hỗn hợp khoáng 2.4.2.4. Phương pháp mổ khảo sát

Cuối kỳ thí nghiệm mỗi lô được chọn ngẫu nhiên 3 con để mổ khảo sát theo phương pháp thường quy. Tỷ lệ thịt xẻ được tính bằng phần trăm khối lượng thân thịt so với tổng khối lượng sống (nhịn đói 24 giờ trước khi mổ khảo sát). Đồng thời thân thịt được xẻ đôi để dùng một nửa tính tỷ lệ các phần khác nhau trong đó gồm đùi trước, đùi sau, sườn-ngực, cổ, và bụng (hình 2.3). Nửa thân thịt còn lại được dùng để tính tỷ lệ thịt, xương và các chỉ tiêu chất lượng thịt (Nguyễn Xuân Trạch và cộng sự, 2011) [3743].

Hình 2.3. Các phần thân thịt của dê

Hình 2.4. Mổ khảo sát đánh giá năng suất thân thịt

2.4.2.5. Phương pháp đánh giá chất lượng thịt dê

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gồm giá trị pH, màu sắc, độ dai, tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến. Mẫu thịt được lấy ở cơ thăn (M.

longissimus) và cơ bán nguyệt (M. Semimembranosus) để đánh giá các chỉ

tiêu chất lượng thịt lúc 3h giờ sau giết thịt. Sau đó mẫu được lọc sạch, cắt thành các miếng có độ dày 2,5-3,0 cm và được bảo quản ở nhiệt độ 4°C để xác định các chỉ tiêu chất lượng thịt tại thời điểm 24 giờ sau giết thịt.

Đùi sau Bụng Sườn-ngực Đùi trước

Hình 2.5. Xác định chất lượng thịt

2.4.2.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt

Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng

- Cân khối lượng của dê thí nghiệm bằng cân điện tử.

- Cân khối lượng của từng con dê lúc bắt đầu nuôi thích nghi, bắt đầu theo dõi thí nghiệm.

- Sau 2 tuần cân khối lượng dê một lần trong thời gian thí nghiệm và lúc kết thúc thí nghiệm.

- Cõn dê vào buổi sáng khi dờ đúi (trước lúc thả ra bãi chăn). - Tăng trọng bình quân hàng ngày (ADG): Tăng trọng bình quân hàng ngày được tính theo phương pháp hồi quy tuyến tính giữa khối lượng dê và thời gian nuôi.

Các chỉ tiêu về khả năng thu nhận thức ăn + Lượng thức ăn (lá sắn) thu nhận:

Hàng ngày, lá sắn cho ăn được cân trước khi cho ăn, thức ăn thừa hàng ngày vào sáng ngày hôm sau. Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được lấy mẫu để phân tích vật chất khô. Từ đó tính được lượng thức ăn thu nhận theo vật chất khô:

Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được lấy trong 7 ngày liên tục vào giữa mỗi tháng thí nghiệm. Các mẫu thức ăn được đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn dinh dưỡng và thức ăn gia súc, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

+ Lượng đá liếm thu nhận:

Trước thí nghiệm, tảng đá liếm được cân riêng từng con trong từng chuồng cá thể. Kết thúc thí nghiệm, cân lượng đá liếm còn lại cho từng con (sau khi đã phơi khô).

KL đá liếm thu nhận = KL đá liếm trước TN° - KL đá liếm khi kết thúc TN°

Các chỉ tiêu về khả năng cho thịt:

Cuối thí nghiệm 3 dê trong một lô được mổ khảo sát để xác định các chỉ tiêu sau:

+ Khối lượng móc hàm = KL sống – KL nội tạng, lông, da, tiết + KL thân thịt = KL móc hàm – KL đầu, chân

+ Tỷ lệ các phần:

Tỉ lệ móc hàm = Khối lượng móc hàm x 100 Khối lượng sống

Tỉ lệ thân thịt = Khối lượng thân thịt x 100 Khối lượng sống

Tỉ lệ thịt nạc = Khối lượng thịt nạc x 100 Khối lượng thân thịt

Tỉ lệ mỡ = Khối lượng mỡ x 100

Tỉ lệ xương = Khối lượng xương x 100 Khối lượng thân thịt

Tỉ lệ đường ruột = Khối lượng đường ruột x 100 Khối lượng sống

Các chỉ tiêu phân tích chất lượng thịt

Giá trị pH của cơ thăn và cơ bán nguyệt được đo bằng máy đo pH Star (CHLB Đức) với 5 lần do lặp lại đối với một mẫu tại thời điểm 3giờ (pH3) và 24h (pH24) sau giết thịt.

Màu sắc thịt được đo trên cơ bán nguyệt chỉ vào lúc 24 giờ sau giết thịt bằng máy đo màu sắc Minolta CR-410 (Nhật Bản) với 5 lần lặp lại để xác định các giá trị màu sắc dựa trên mức độ phản quang của ánh sáng phát ra từ nguồn sáng của đèn . Các giá trị màu sắc được đánh giá gồm:

- L* (lightness) dao động từ 0 đến 100; L* = 0 tương ứng với màu đen (không có phản xạ), L* = 100 tương ứng với màu trắng (phản xạ 100%).

- a* (redness); nếu a* > 0 thịt có màu đỏ (red), nếu a* < 0 thịt có màu xanh lá cây (green).

- b* (yellowness); nếu b* > 0 thịt có màu vàng (yellow), nếu b* < 0 thịt có màu xanh da trời (blue).

Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định trên cả mẫu cơ thăn và cơ bán nguyệt tại phòng thí nghiệm tại thời điểm 24 giờ theo công thức sau:

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chăn nuôi và một số biện pháp nâng cao năng suất chăn nuôi dê tại lào (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w