3. Ý NGHĨA KHÓA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. KẾT QUẢ LAI GIỐNG VÀ THEO DÕI Dấ LAI F1(BTxL) SO VỚ
LẠT TRONG ĐIỀU KIỆN NUễI TẠI NÔNG HỘ
3.2.1. Kết quả phối giống dê đực Bách Thảo với dê cái Lạt
Dê Lạt là giống dê thịt được nuôi từ lâu ở Lào, nhưng có tầm vóc nhỏ, năng suất thịt và sữa thấp. Chính vì thế mục tiêu nhập dê đực giống Bách Thảo từ Việt Nam là để lai cải tạo dê Lạt nhằm tăng năng suất của dê. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu sinh, 6 dê đực Bách Thảo được nhập từ Việt Nam (tỉnh Ninh Thuận) sang Lào (tỉnh Atapeu). Những dê đực này đã được dùng để lai với 84 dê cái địa phương (Lạt). Tổng số 109 dê lai F1 đã được sinh ra (48 đực và 61 cái) và được theo dõi chặt chẽ để đánh giá về tầm vóc, sinh trưởng, năng suất thịt và khả năng sinh sản so với dê Lạt.
Kết quả phối giống của dê đực Bách Thảo với dê cái Lạt cũng như dê đực Lạt với dê cái Lạt trong cùng điều kiện được trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.7. Kết quả phối giống giữa dê đực Bách Thảo và dê đực Lạt với dê cái Lạt
Chỉ tiêu Lạt x Lạt Bách Thảo x Lạt
n Mean ± SE n Mean ± SE
Số lần phối giống 42 51 84 102
Hệ số phối giống (lần phối/chu kỳ) 42 1,21 84 1,21 Tỷ lệ phối lần đầu có chửa (%) 42 78,50 84 83,54 Thời gian mang thai (ngày) 39 151,60 ± 0,32 79 151,70 ± 0,30 Số con đẻ ra/lứa (con) 39 1,61 ± 0,87 79 1,53 ± 0,06
Kết quả bảng 3.7 cho thấy, tỷ lệ phối giống lần đầu có chửa, số con sơ sinh/lứa của dê đực Bách Thảo và dê đực Lạt đạt lần lượt là 83,54%, 78,50% và 1,53, 1.61 con/lứa. Sự sai khác giữa hai đực giống không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.2.2. Đặc điểm ngoại hình của dê Lạt và dê lai F1 (BT x L)
Kết quả theo dõi ngoại hình của dê Lạt cho thấy: Dê Lạt có màu lông không thuần nhất với màu lụng chớnh là màu vàng (nâu), vàng tro, cánh gián một số con vùng mặt có hai sọc nâu đen; dọc sống lưng từ đầu đến khấu đuôi có một dải lông đen, bốn chân có đốm đen; con đực thô và tầm vóc to, đầu nhỏ, trán rộng và thô, mũi thẳng, mặt sáng, tai nhỏ hướng về phía trước, vận động linh hoạt. Dê đực và dê cái đều có râu và sừng, sừng dài vừa phải chếch về phía sau và chĩa ra hai bên; nhiều con đực có bờm rậm ở sau gáy bốn chân.
Theo dõi đàn dê F1(BTxL) sinh ra, chúng tôi thấy dê lai F1 có ngoài hình trung gian giữa dê Lạt và dê Bách Thảo. Dê F1 có tầm vóc và khối lượng lớn hơn dê Lạt, mũi dô, miệng rộng và thô hơn, phần lớn có râu cằm. Đầu thô, dài, phần lớn dê có sừng thì sừng nhỏ, một số không có sừng, chếch ra hai bên và chĩa về phía sau, tai rũ, bụng thụn, chõn cao. Con cái có cấu tạo ngoại hình theo hướng của dê Bách Thảo, bầu vú khá phát triển, có hình bỏt ỳp, núm vú dài; con đực có tầm vóc to hơn so với dê Lạt.
Bảng 3.8. Mầu sắc lông của dê lai F1(BT x L) và dê Lạt
Mầu sắc lông Dê Lạt Dê lai F1(BT x L)
n % n % Đen 11 18,97 34 33,66 Xám 16 27,59 29 28,72 Vàng (nâu) 22 37,93 21 20,79 Khác 9 15,51 17 16,83 Tổng số 58 100 101 100
Bảng 3.8 cho thấy màu sắc lông của dê Lạt không đồng nhất, cụ thể màu vàng là phổ biến (37,93%), màu đen chiếm 18,97%, màu xám chiếm 28%, còn lại là một số màu khỏc khụng điển hình (chiếm 15,51%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương như kết quả đã công bố của các tác giả như Trần Trang Nhung (2000) [4234], Nguyễn Đình Minh (2002) [2932], Lê Văn Thông (2004) [2541], Lê Anh Dương (2008) [2017] trên đàn dê Cỏ nuôi ở Việt Nam: dê Cỏ có nhiều màu lông khác nhau, nhưng chủ yếu có màu lông chiếm trên 50 %, sau đó đến một số màu khác như: đờn, xỏm....
Bảng 3.8 cũng cho thấy dê F1(BT × L) có màu lụng chớnh là màu đen (chiếm 33,66 %), còn lại là các màu khác như xám (28,72 %), vàng (20,79 %),....Như vậy, kết quả lai tạo giữa bố Bách Thảo và mẹ Lạt đã tạo ra con lai F1(Bách Thảo × Lạt) có màu sắc lông của cả bố lẫn mẹ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu về dê lai F1(Bách
Thảo × Cỏ) của Lê Anh Dương (2008) [2017]. Tác giả cho biết dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) có màu lông đen chiếm 31,43% và một số màu khác chiếm tỷ lệ thấp như màu vàng, xám,... Nguyễn Đình Minh (1999) [2831] cho biết dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) có màu đen chiếm 30%, còn lại là một số màu khác.
3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và thể vóc của dê F1 (BT x L) và dê Lạt
3.2.3.1. Khối lượng và tăng trọng của dê ở các độ tuổi khác nhau
Khối lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng của dê. Khối lượng của dê phụ thuộc vào sự di truyền của phẩm giống dờ đú, đồng thời nó chịu tác động bởi những điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý khác nhau. Khối lượng phản ánh chất lượng của giống dê cũng như tình hình chăn nuôi và là một trong những chỉ tiêu xác định phương án, hiệu quả chăn nuôi. Chúng tôi đã điều tra và theo dõi khối lượng dê trong một số đàn tại các địa điểm nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến 39 tháng tuổi của dờ nuụi thịt làm cơ sở cho việc so sánh với các con lai của tổ hợp lai: (đực Bách Thảo x cái Lạt) với dê Lạt.
Để đánh giá sinh trưởng của dê lai F1(BT x L) và dê Lạt, chúng tôi tiến hành cân theo dõi khối lượng của dê đực và cái ở cỏc thỏng tuổi khác nhau. Số liệu theo dõi về khối lượng ở các độ tuổi khác nhau của dê lai F1(BT × L) và dê Lạt được trình bày trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Khối lượng của dê Lạt và dê lai F1 (BT x L) ở các độ tuổi khác nhau (kg)
Độ tuổi Dê Lạt Dê lai F1 (BTxL)
Đực Cái Đực Cái Sơ sinh 2,50b ± 0,02 1,82d ± 0,02 2,83a ± 0,02 2,08c ± 0,02 3 tháng 8,59b ± 0,03 7,48d ± 0,03 10,45a ± 0,02 8,22c ± 0,02 6 tháng 14,40b ± 0,03 12,98d ± 0,03 15,95a ± 0,02 13,32c ± 0,03 9 tháng 19,91c ± 0,21 16,88d ± 0,22 23,29a ± 0,18 20,81b ± 0,19 12 tháng 24,71b ± 0,03 20,38c ± 0,03 28,66a ± 0,02 24,31b ± 0,03
18 tháng 26,75b ± 0,03 22,25c ± 0,04 31,65a ± 0,03 26,84b ± 0,03 24 tháng 28,75c ± 0,03 23,03d ± 0,04 34,48a ± 0,03 29,19b ± 0,03 30 tháng 29,27c ± 0,04 24,42d ± 0,04 36,16a ± 0,03 30,61b ± 0,03 36 tháng 29,66c ± 0,04 24,73d ± 0,04 37,16a ± 0,04 31,32b ± 0,04
Ghi chú: Các giá trị trung bình ở mỗi độ tuổi mang chữ số khác nhau (a, b) thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05).
Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy, dê lai F1(BT x L) có khối lượng cơ thể lớn hơn dê Lạt và ở tất cả các thời điểm theo dõi, dê đực luụn cú khối lượng cơ thể lớn hơn nhiều so với dê cái. Ở thời điểm sơ sinh và 3 tháng tuổi, khối lượng dê đực và dê cái có khối lượng tương ứng là: 2,83 kg; 2,08 kg và 10,45 kg; 8,22 kg. Tuổi càng tăng thì sự chênh lệch về khối lượng giữa dê đực và dê cái càng tăng: tại thời điểm 6 và 9 tháng, tuổi dê đực có khối lượng là 15,95 kg; 23,29 kg, cao hơn dê cái (tương ứng là 13,32 kg; 20,81 kg). Lúc 12 tháng tuổi dê đực lớn hơn dê cái 4 kg (28,66 kg ở dê đực và 24,31 kg ở dê cái).
So sánh với khối dê lai F1(BT x C) tại Việt Nam với các nghiên cứu của tác giả khác khi theo dõi khối lượng dê F1(BT x C) tại cỏc vựng khác nhau, cho thấy kết quả của chúng tôi là tương đương. Khối lượng dê lai F1(BT x C) tại Việt Nam lúc 6 tháng tuổi đạt 19,47 kg (dê đực); 17,67kg (dê cái). Lúc 12 tháng tuổi dê đực đạt 32,75 kg và dê cái đạt 29,40 kg (Nguyễn Đinh Minh, 2002) [2932].
Theo dõi khối lượng dê Lạt, chúng tôi nhận thấy dê Lạt có khối lượng cơ thể thấp hơn dê lai F1 (BT x L). Ở thời điểm sơ sinh, khối lượng của dê đực là 2,50 kg và dê cái: 1,82 kg. Ở thời điểm 3 tháng tuổi khối lượng của dê đực và dê cái tương ứng: 8,59 kg và 7,48 kg. Tuổi càng tăng thì sự chênh lệch về khối lượng giữa dê đực và dê cái càng tăng: tại thời điểm 6 tháng tuổi dê đực Lạt có khối lượng cơ thể đạt: 14,40 kg, khối lượng dê cái đạt: 12,98 kg. Như vậy, khối lượng của dê đực Lạt luôn cao hơn so với khối lượng dê cái Lạt ở
các thời điểm theo dõi. Ở thời điểm sơ sinh đến 9 tháng tuổi, khối lượng của dê đực là 19,91 kg, nhưng dê cái chỉ đạt: 16,88 kg. Một năm tuổi dê đực Lạt đạt: 24,71 kg và dê cái đạt: 20,38 kg, như vậy khối lượng dê đực và dê cái chênh lệch là 4,33 kg. Kết quả này phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung, vì con đực luụn cú tốc độ sinh trưởng lớn hơn con cái ở mọi giai đoạn tuổi.
3.2.3.2. Kích thước một số chiều đo cơ thể
Khả năng sinh trưởng và phát triển của dê được thể hiện không những qua chỉ tiêu về tăng khối lượng mà còn qua sự thay đổi về kích thước một số chiều đo chính của chúng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, khối lượng cơ thể gia súc có tương quan thuận với một số chiều đo của cơ thể. Qua xác định chiều đo có thể xác định được khối lượng của chúng. Để đánh giá thêm về khả năng sinh trưởng và phát triển của dê, chúng tôi đã tiến hành đo một số chiều đo chính của dê như: cao vây (CV), vòng ngực (VN), dài thõn chộo (DTC) ở các thời điểm tuổi. Kết quả theo dõi về kích thước các chiều đo của hai loại dê được trình bày trong bảng 3.10a và 10b.
Song song với việc xác định khối lượng cơ thể đàn dê đực lai F1(BT x L) và dê đực Lạt, chúng tôi tiến hành đo kích thước một số chiều đo chính của cơ thể: CV, VN và DTC để đánh giá một cách toàn diện hơn về khả năng sinh trưởng, phát triển của dê đực lai F1(BT x L) và dê đực Lạt ở các giai đoạn tuổi khác nhau từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi. Kết quả cho thấy kích thước các chiều đo của dê đực hầu như đều lớn hơn dê cái cùng lứa tuổi (trừ giai đoạn 6 tháng tuổi thì chiều đo CV của dê đực thấp hơn dê cái). Tại một số thời điểm trong quá trình sinh trưởng và phát triển của dê đực lai F1(BT x L) và dê đực Lạt, kết quả cho thấy kích thước các chiều đo chính: CV – VN – DTC ở thời điểm 3 tháng tuổi tương ứng là: 35,57 cm – 34,69 cm – 48,24 cm và 34,63 cm – 34,27 cm – 47,20 cm; ở thời điểm 6 tháng tuổi tương ứng là: 48,24 cm –
50,29 cm – 44,27 cm và 42,66 cm – 32,05 cm – 50,58 cm; ở thời điểm 12 tháng tuổi tương ứng là: 55,48 cm – 64,57 cm – 63,09 cm và 52,79 cm – 36,92 cm – 59,51 cm.
So với dê Cỏ ỏ Việt Nam, ta thấy các chiều đo của dê đực Cỏ cao hơn dê dê đực Lạt của Lào. Kớch thước các chiều đo (CV-VN-DTC) của dê cái Cỏ lúc 6 tháng tuổi tương ứng là 39,92 cm; 52,09 cm và 48,14 cm. Lúc 12 tháng tuổi các chiều đo (CV-VN-DTC) ở dê đực tương tứng là 45,82 cm; 58,13 cm; và 55,89 cm (Nguyễn Đinh Minh, 2002) [2932].
Bảng 3.10a. Kích thước một số chiều đo của dê đực Lạt và dê đực lai F1(BT x L) ở các độ tuổi (Mean ± SE, cm) Độ tuổi CV DTC VN Lạt F1 Lạt F1 Lạt F1 Sơ sinh 23,82b ± 0,26 25,83a ± 0,23 25,00b ± 0,44 25,43a ± 0,40 12,17b ± 0,07 13,86a ± 0,06 3 tháng 34,63b ± 0,10 35,57a ± 0,09 47,20b ± 0,19 48,24a ± 0,17 34,27b ± 0,04 34,69a ± 0,03 6 tháng 42,66b ± 0,11 47,72a ± 0,10 50,58b ± 0,29 44,27a ± 0,26 32,05b ± 0,06 50,29a ± 0,06 9 tháng 51,74b ± 0,12 52,31a ± 0,11 58,35b± 0,31 56,22a ± 0,27 36,20b ± 0,10 53,33a ± 0,08 12 tháng 52,79b ± 0,10 55,48a ± 0,08 59,51a ± 0,08 63,09a ± 0,07 36,92b ± 0,05 64,57a ± 0,04 18 tháng 53,30b ± 0,11 59,55a ± 0,10 60,09b ± 0,10 67,00a ± 0,10 37,28b ± 0,03 68,47a ± 0,03 24 tháng 53,84b ± 0,13 62,19a ± 0,11 60,64b ± 0,09 69,81a ± 0,08 37,61b ± 0,06 71,31a ± 0,05 30 tháng 54,24b ± 0,12 63,89a ± 0,11 61,04b ± 0,06 71,49a ± 0,05 37,88b ± 0,09 72,99a ± 0,08 36 tháng 54,36b ± 0,15 64,88a ± 0,13 61,27b ± 0,09 72,48a ± 0,08 38,03b ± 0,07 73,97a ± 0,07
Ghi chú: Các giá trị trung bình về mỗi chỉ tiêu của hai loại dê ở cùng độ tuổi có mang chữ khác nhau (a, b) thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Bảng 3.10b. Kích thước một số chiều đo của dê cái Lạt và dê cái lai F1(BT x L) ở các độ tuổi (Mean ± SE, cm) Độ tuổi CV DTC VN Lạt F1 Lạt F1 Lạt F1 Sơ sinh 20,86b ± 0,27 20,34a ± 0,25 20,04b ± 0,45 19,45a ± 0,42 10,56b ± 0,07 10,53a ± 0,07 3 tháng 30,95b ± 0,11 33,50a ± 0,10 36,42b ± 0,20 38,03a ± 0,18 31,36b ± 0,04 33,99 a ± 0,04 6 tháng 33,39b ± 0,12 39,76a ± 0,11 41,81b ± 0,32 35,16a ± 0,28 25,33b ± 0,07 48,05a ± 0,06 9 tháng 43,67b ± 0,13 48,52a ± 0,11 53,14b ± 0,34 47,51a ± 0,29 35,79b ± 0,11 44,94 a ± 0,09 12 tháng 50,90b ± 0,11 56,32a ± 0,09 53,82b ± 0,09 51,40a ± 0,07 35,88b ± 0,05 64,95a ± 0,05 18 tháng 52,67b ± 0,12 59,91a ± 0,10 55,62b ± 0,12 55,08a ± 0,10 37,64b ± 0,04 68,46a ± 0,03 24 tháng 53,56b ± 0,14 62,25a ± 0,12 56,44b ± 0,10 57,15a ± 0,08 38,54b ± 0,07 70,83a ± 0,06 30 tháng 53,92b ± 0,14 63,56a ± 0,12 56,81b ± 0,06 58,36a ± 0,06 38,84b ± 0,10 72,50a ± 0,08 36 tháng 54,34b ± 0,16 64,46a ± 0,14 57,14b ± 0,10 59,33a ± 0,08 39,29b ± 0,08 72,95a ± 0,07
Kết quả theo dõi dê cái Lạt và dê cái lai F1(BT x L) của chúng tôi cho thấy như sau: ở thời điểm 3 tháng tuổi kích thước các chiều đo chính (CV – DTC – VN) ở dê cái Lạt và dê cái lai F1 (BT x L) tương ứng là: 30,95 cm – 36,42 cm – 31,36 cm và 33,50 cm – 38,03 cm – 33,99 cm. Tại thời điểm 6 tháng tuổi khi dê cái chuẩn bị thành thục về tính, kích thước tương ứng là: 33,39 cm – 41,81 cm – 25,33 cm và 39,76 cm – 35,16 cm – 48,05 cm. Tại thời điểm 12 tháng tuổi, các kích thước tương ứng là: 50,90 cm – 53,82 cm – 35,88 cm và 56,32 cm – 51,40 cm – 64,95 cm.
So với dê cái Cỏ ỏ Việt Nam, chúng tôi thấy các chiều đo của dê cái Cỏ cao hơn dê cái Lạt. Cụ thể, dê Cỏ lúc 6 tháng tuổi có kích thước CV, VN, DTC tương ứng là 38,71 cm; 48,88 cm; 45,51 cm. Lúc 12 tháng tuổi các chiều đo tương ứng là 44,19 cm; 56,47 cm và 51,79 cm (Nguyễn Đinh Minh, 2002) [2932]
Kết quả phân tích trên đây cho thấy sự phát triển về kích thước các chiều đo chính ở giai đoạn 3 tháng đến 12 tháng tuổi trờn dờ lai F1(BT x L) hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển không đồng đều theo giai đoạn ở gia súc (Đặng Vũ Bình, 2000) [42].
3.2.3.3. Động thái sinh trưởng
Nhằm xác định động thái (đường cong) sinh trưởng của đê địa phương (dê Lạt) và dê lai F1 (Bách Thảo x Lạt) ở Lào, hai loại dê này được khảo sát ở tỉnh Attapeu và tỉnh Viờng Chăn trong thời gian 2009-2010 để thu thập số liệu về khối lượng dê ở các độ tuổi khác nhau. Phân tích phương sai ban đầu cho thấy phẩm giống và giới tính có ảnh hưởng rất rõ rệt (P<0,001) đến khối lượng dê, cho nên đường cong sinh trưởng mô tả sự phụ thuộc của khối lượng cơ thể theo tuổi được xác định riêng cho dê cái và dê đực của từng phẩm giống. Mô hình phi tuyến tính Gompertz được dùng để mô tả đường cong
sinh trưởng của mỗi loại dê. Kết quả phân tích hồi quy được trình bày ở bảng 3.11 và các đồ thị 3.1.
Bảng 3.11. Hàm Gompertz mô tả động thái sinh trưởng của dê lai F1(BT×L) và dê Lạt
Loại dê Tham số Hàm sinh trưởng R