Các giải pháp đồng bộ khác

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 72 - 79)

Như đã phân tích trong phần lý thuyết lạm phát chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá cả hàng hóa quốc tế, tỷ giá, các yếu tố phía cung và phía cầu. Nếu chỉ sử dụng riêng lẻ chính sách lãi suất, chính sách lãi suất sẽ khó phát huy hiệu quả vàlạm phát sẽ khó được kiểm soát theo mục tiêu của NHNN. Vì vậy, NHNN cần kết hợp sử dụng các chính sách trong phạm vi kiểm soát của mình; đồng thời, kết hợp với các chính sách của Chính phủ và các NHTM.

Thứ nhất, bản thân NHNN cần sử dụng cả những công cụ lãi suất và phi lãi suất để kiểm soát lạm phát. Việc sử dụng công cụ nào phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành nên lạm phát. Trong giai đoạn lạm phát 2007 – 2009, nguyên nhân hình thành nên lạm phát là cung tiền dư thừa trong nền kinh tế. Xuất phát từ nguyên nhân này, NHNN đã sử dụng đồng thời các công cụ lãi suất (LSCB, LSTCV, LSTCK, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở) với nghiệp vụ thị trường mở và quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kết quả là, cung tiền đã giảm nhanh và lạm phát theo đó cũng giảm xuống rất mạnh. NHNN cũng có thể sử dụng kết hợp giữa chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá thả nổi để nâng cao vai trò kiểm soát lạm phát của chính sách lãi suất.

Thứ hai, Chính phủ và NHNN cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát. Trong đó, chính sách tiền tệ cần được kết hợp với chính sách tài khóa một cách thống nhất. Trong trường hợp sử dụng chính sách lạm phát mục tiêu, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt (nâng lãi suất, hạn chế cung tiền), Chính phủ không nên sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng. Vì việc áp dụng chính sách tài khóa đối nghịch có thể hạn chế rất lớn hiêu quả của việc thực hiện mục tiêu lạm phát. Thay vào đó, chính sách tiền tệ cần được điều hành chủ động, linh hoạt và thận trọng; chính sách tài khóa thắt chặt, kết hợp

hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm đạt mục tiêu về lạm phát thông qua mục tiêu trung gian là kiểm soát tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế, các loại lãi suất thị trường, tín dụng và tính thanh khoản trong nền kinh tế.

Thứ ba, để các chính sách lãi suất phát huy tác dụng trong kiểm soát lạm phát, các NHNN phải tác động tới các NHTM. Việc đảm bảo hài hòa và đồng nhất các hoạt động của NHNN và NHTM là vô cùng quan trọng. Đối với công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHNN cần căn cứ vào tình hình tín dụng và thanh khoản của các NHTM để quy định mức dự trữ hợp lý. Việc quy định mức dự trữ quá lớn có thể sẽ hạ nhanh lạm phát, tuy nhiên cũng có thể sẽ làm các NHTM ngưng hoạt động. Đối với các loại LSTCK, LSTCV và nghiệp vụ thị trường mở, NHNN cần xem xét khả năng nắm giữ các giấy tờ có giá của các NHTM. Riêng đối với các công cụ lãi suất, khi quy định mức trần, mức sàn lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các NHTM, NHNN cần chú ý đến những NHTM có khả năng tín dụng trung bình. Bởi vì, nhóm các NHTM này thường có số lượng lớn nhất, tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế sẽ nhiều nhất; đồng thời, chính sách không gây chênh lệch quá nhiều giữa những ngân hàng có khả năng tín dụng tốt và kém.

KẾT LUẬN

Chính sách lãi suất có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát trong cả ngắn hạn và dài hạn. Thực tế đã cho thấy, trong giai đoạn 2000 – 2013, nhiều lần nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với lạm phát.Để kiểm soát lạm phát, NHNN đã sử dụng nhiều công cụ như: chính sách lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kết quả là, lạm phát được kiềm chế nhưng chưa được kiểm soát. Cụ thể, trong những giai đoạn 2004 – 2006 khi lạm phát được kiềm chế, ngay sau đó lạm phát lại bùng nổ giai đoạn 2007 – 2009. Sau khi quay trở lại mức độ nghiêm trọng của lạm phát còn lớn hơn giai đoạn trước đó. Điều tương tự tiếp tục xảy ra trong giai đoạn 2010 – 2013. Như vậy, ngoài những tác động của sự bất ổn kinh tế thế giới, nguyên nhân nội tại của lạm phát Việt Nam là sự điều hành chính sách lãi suất nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung của NHNN và Chính phủ chưa hoàn toàn hiệu quả. Đề tài “Tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát” đã nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013. Kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất, đề tài đã làm rõ cơ chế tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát thông qua việc nghiên cứu các khái niệm về lãi suất, chính sách lãi suất, tỷ giá và các cơ chế truyền dẫn của chính sách lãi suất đến lạm phát của các nhà nghiên cứu trước đó. Đồng thời, xuất phát từ thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới, đề tài đã rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc điều hành chính sách lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát.

Thứ hai, đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng điều hành chính sách lãi suất và thực trạng lạm phát của Việt Nam và sử dụng mô hình định lượng VAR để lượng hóa tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát, thông qua những kết quả đó, đề tài đánh giá những thành tựu và hạn chế của việc điều hành chính sách lãi suất nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.

Thứ ba, với kết quả thu được trong bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới và kết quả nghiên cứu thực trạng của việc điều hành chính sách lãi suất với

mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, đề tài đề xuất một số giải pháp thực tiễn để nâng cao vai trò kiểm soát lạm phát của chính sách lãi suất.

Bài nghiên cứu của nhóm tác giả, đã giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, do những hạn chế về phạm vi nghiên cứu, đề tài chắc chắn có những thiếu sót nhất định. Nhóm tác giả hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của các thầy, cô và bạn đọc để nhóm tác giả hoàn thiện thêm những hiểu biết về chủ đề nghiên cứu. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt

 Đào Văn Hùng et. al (2013), lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với mục tiêu phát triển bền vững.

Dương Tấn Diệp (2007), Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê

 Hoàng Công Gia Khánh (2010), cơ chế điều hành lãi suất tại một số nước và Việt Nam, Tạp chí Tài chính 02/2010

 Lê Thị Tuấn Nghĩa (2012), Khung chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2012 và những gợi ý chính sách

 Lê Vinh Danh (2005), chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương, Nhà xuất bản Tài chính, thành phố Hồ Chí Minh.

 Lê Vinh Danh (2006), tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

 Mai thu Hiền (2013), Chính sách tỷ giá hối đoái cho nền kinh tế chuyển đổi

Việt Nam, Nhà xuất bản Bách khoa – Hà Nội

 Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

 Nguyễn Hoài Bảo (2005), câu chuyện lạm phát ở Việt Nam: 2004 – 2005, Hội thảo hè 2005 “Tiếp tục đổi mới kinh tế và xã hội để phát triển”

 Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực tác động của chính sách tiền tệ của Việt Nam thông qua điều chỉnh bằng lãi suất.

 Nguyễn Mạnh Hùng (2008), điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá

 Nguyễn Ngọc Bảo (28/11/2011), Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đối với ổn định thị trường tiền tệ

 Nguyễn Thái Dung (2012), kiểm soát lạm phát bằng chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Ngoại Thương

 Nguyễn Thanh Nhàn, Phan Hoàng Yến và Bùi Thanh Phương (2011), Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011

 Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013), Nghiên cứu lạm phát của Việt Nam theo phương pháp SVAR, tập chí Phát Triển & Hội nhập, số 10 (20),

 Nguyễn Thị Quy (2010), Lạm phát và tác động của lạm phát tới doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

 Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011), Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010: phát hiện mới từ những bằng chứng mới, trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam (VEPR) và UNDP Việt Nam

 Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

 Sử Đình Thành et. al (2006), Nhập môn tài chính – tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

 Tô Thị Ánh Dương (2012), Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.

 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 năm 2010

 Luật NHNN Việt Nam số 06/1997/QHX năm 1997

 Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 năm 2010

 Luật NHTM Việt Nam số 46/2010/QH12 năm 2010

 Quyết định 168/2008/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh LSCB

 Quyết định 187/2008/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ của các NHTM

 Quyết định 305/2008/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN

 Quyết định 306/2008/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN

 Thông tư 07/2010/TT-NHNN về việc quy định các mức lãi suất trên thị trường

 Thông tư 12/2010/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay và lãi suất huy động trên thị trường

 Thông tư 32/2012/TT-NHNN về giảm mức trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay

 Thông tư 33/2012/TT-NHNNvề giảm mức trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay

 Báo điện tử Chính Phủ (2012), lạm phát năm 2012 dưới 7%, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Lam-phat-nam-2012-duoi-

7/201212/157615.vgp

 Trang web của NHNN:

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_cstt/laisuat/banglaisuat?_afrLoo p=696916394377300&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=rxfo3okfq_1#%40%3 F_afrWindowId%3Drxfo3okfq_1%26_afrLoop%3D696916394377300%26_afrWin dowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Drxfo3okfq_121

 Trang web của tổng cục thống kê:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=628&idmid=4

2. Tài liệu tiếng nước ngoài

 Alan S. Blinder (2000), Central banking in theory and practice, the MIT Press, London.

 Andrea Schaechter (2001), Implementation of Monetary Policy and the Central Bank’s Balance Sheet, IMF Working Paper, Washington DC.

 Dilek Teker, Elcin Aykac Alp and Oya Kent (2012), Long-run relation between interest rates and inflation evidence from Turkey, Journal of applied Finace and Banking, vol. 2, no. 6, P 41 – 45

 Ecrem Gul, Aykut Ekinci (2006), The causal relationship between nominal interest rates and inflation

 Jonh Maynard Keynes (1936), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ

 Matteo manera (2008), oil prices, inflation interest rate in a structural cointegrated VAR model for the G7 countries, Elsevier energy economics, Vol.30(3), P 856 – 888

 Michal Brzoza – Brzezina (2001), the relationship between real interst rate and inflation, Rearch Department, national Bank of Poland and Chair monetary policy

 Peter S. Rose và Paul Samuelson (1995)

 Tomas J.T. Balino et. al (1999), Monetary Policy in Dollarized Economies, Occasional Paper, Internationnal Monetary, Washington DC.

 William E. Alexander et. al (1995), The adoption of direct instrument of Monetary policy, Occasional Paper, Internationnal Monetary, Washington DC

Historical Inflation Rates: 1914 – 2014 (cập nhật ngày 18/3/2014), www.usinflationcalculator.com, ngày truy cập 04/04/2014

Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc

 BOT, 2000, đạo luật BE 2485

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)