Thực tiễn của Trung Quốc

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 26 - 31)

Tại Trung Quốc, chính sách điều hành lãi suất nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung được điều hành bởi PBOC.

- Mục tiêu của chính sách lãi suất

Lãi suất là một công cụ cơ bản nhất của chính sách tiền tệ mỗi quốc gia. Do vậy, mục tiêu chính sách tiền tệ cũng chính là mục tiêu chính sách lãi suất theo đuổi. Ở Trung Quốc, chính sách tiền tệ được sử dụng nhằm mục tiêu ổn định giá cả là hàng đầu.

- Các công cụ của chính sách lãi suất

Đối với Trung Quốc, việc xây dựng hệ thống lãi suất NHTW, cải thiện cơ chế hoạt động của chính sách lãi suất và tăng cường định hướng lãi suất thị trường của lãi suất NHTW là điều kiện tiên quyết đối với NHTW trong việc thực thi có hiệu quả chính sách điều hành lãi suất trong quá trình cải cách lãi suất. Cải cách lãi suất ở Trung Quốc được thực hiện trên cơ sở thị trường, lãi suất được tự do hóa từng bước thông qua việc tự do hóa (1) Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng; (2) Lãi suất thị trường trái phiếu; (3) Lãi suất huy động và cho vay của các TCTD đối với nền kinh tế.

Tự do hóa lãi suất trên thị trường liên ngân hàng: từ 1996, lãi suất thị trường liên ngân hàng được tự do hóa, tất cả các hoạt động cho vay liên ngân hàng được tổ chức thông qua một hệ thống mạng liên ngân hàng thống nhất, lãi suất thị trường liên ngân hàng được tự do hóa, mức lãi suất do các bên tự quyết định theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.

Tự do hóa lãi suất của các trái phiếu: PBOC cho rằng thị trường trái phiếu là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính và việc tự do hóa lãi suất thị trường trái phiếu đã tạo thành một bước tiến quan trọng trong cải cách toàn diện lãi suất theo thị trường.

Tự do hóa lãi suất cho vay và lãi suất huy động:

Trung Quốc đang thực hiện cơ chế trần lãi suất tiền gửi và sàn lãi suất cho vay để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính. Các mức lãi suất trần tiền gửi và sàn cho vay chuẩn được điều chỉnh linh hoạt để đạt được sự cân bằng trong và ngoài nước. Việc quản lý sàn lãi suất cho vay chủ yếu nhằm 2 mục tiêu chính (i) Hạn chế hạ thấp lãi suất kiểm soát tăng trưởng tín dụng khi nền kinh tế phát triển quá nóng; (ii) Hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD lớn với các TCTD nhỏ. Việc áp dụng trần lãi suất huy động nhằm hai mục tiêu chính (i) Lãi suất tiền gửi không được tăng cao quá mức làm hạn

chế tiêu dùng gây ra tình trạng dư cung. (ii) Hạn chế sự dịch chuyển vốn giữa các NHTM.

Hiện PBOC thực hiện công bố các mức lãi suất huy động và cho vay chuẩn với nhiều kỳ hạn khác nhau như lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn 3, 6, 12 tháng, 2 năm, 3 năm và 5 năm, lãi suất cho vay thời hạn 6 tháng, 1 năm, 1-3 năm, 3-5 năm và trên 5 năm để làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay.

- Diễn biến lạm phát và lãi suất

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, nền kinh tế Trung Quốc đã 3 lần đối mặt với mức lạm phát tăng cao, đó là các năm: 2003-2005; 2007-2008 và 2010- 2011. Trong các giai đoạn này, PBOC đã sử dụng chính sách lãi suất khá thận trọng để kiềm chế lạm phát.

Hình 3. Lạm phát của Trung Quốc từ tháng 1/2000 đến tháng 1/2014

(Nguồn: www.tradingeconomics.com)

Giai đoạn 2003 - 2005

Theo số liệu của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, tỷ lệ lạm phát trong tháng 7 và tháng 8 năm 2004 đã tăng lên 5,2%, mức cao nhất trong vòng 7 năm kể

từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Đứng trước nguy cơ lạm phát gia tăng, PBOC đã tập trung vào điều chỉnh kinh tế vĩ mô nhằm hạn chế sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế ngay từ nửa cuối năm 2003. Từ tháng 9/2003 đến ngày 25/4/2004, PBOC đã 3 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD. Với 3 lần điều chỉnh, mỗi lần điều chỉnh với biên độ tăng thêm 0,5%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD của Trung Quốc đã tăng từ 6%/năm lên 7,5%/năm. Song song với việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD, PBOC cũng đã yêu cầu các NHTM phải hạn chế các khoản cho vay, đặc biêt là những khoản tín dụng dành cho lĩnh vực bất động sản và công nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, PBOC vẫn duy trì mức lãi suất cơ bản ở mức thấp nhất là 5,31%/năm. Đến tháng 3/2005, lạm phát đã có xu hướng giảm xuống.

Giai đoạn 2007 – 2008

Năm 2007, CPI của Trung Quốc tăng 4,8% so với năm 2006, mức lạm phát cũng tăng nhanh và liên tực ngay từ những tháng đầu năm và đạt mức cao kỷ lục 8,74% vào tháng 1/2008 (đây là mức lạm phát cao nhất trong 11 năm kể từ tháng 5/1996). Nguyên nhân chủ yếu là do việc tăng giá lương thực và nhà đất. Nhóm lương thực thực phẩm đã tăng giá tới 18% trong khi các nhóm khác chỉ tăng khoảng 0,9%.

Đối phó với xu hướng tăng của lạm phát, từ năm 2007, PBOC đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt với các biện phát nới lỏng quy định giao dịch ngoại tệ, và đồng loạt điều chỉnh tăng các mức lãi suất, trong đó tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tới 10 lần, tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM tới 6 lần.

Từ tháng 1/2007 đến tháng 1/2008, mức lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng 4 lần từ 6,12%/năm lên 7,47%/năm. Tháng 5/2007, PBOC nới rộng biên độ giao dịch của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD. Theo đó, biên độ giao dịch mua bán USD được phép dao động trong khoảng 0,5% so với tỷ giá chính thức công bố hàng ngày. Tháng 9/2007, PBOC quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 12%/năm lên 12,5%/năm và tiếp tục tăng lên 13%/năm trong tháng 10/2007. Tháng 11/2007,

PBOC tiếp tục quyết định tăng thêm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lên 13,5%/năm; từ tháng 12/2007 tăng lên 14%/năm.

Nhờ nỗ lực của PBOC trong điều hành chính sách tiền tệ, mức lạm phát đã giảm nhanh. Đến tháng 12/2008, lạm phát đã giảm xuống mức 1,2%.

Giai đoạn 7/2010 – 2011

Ngay từ nửa cuối năm 2010 lạm phát ở Trung Quốc đã diễn biến hết sức phức tạp. Sang năm 2011, CPI liên tục tăng cao và đạt mức kỷ lục 6,5% vào tháng 7 - mức cao nhất trong vòng 37 tháng. Sau khi đạt mức kỷ lục trong tháng 7, CPI đã liên tục suy giảm và mức độ suy giảm ngày càng lớn. Mặc dù vậy, tính chung cả năm 2011 CPI vẫn tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 4%.

Trong suốt thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2011, do lạm phát diễn biến phức tạp và liên tục tăng cao, nhà nước Trung Quốc đã xác định duy trì ổn định cơ bản giá cả tổng thể bằng mọi cách - Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong điều tiết vĩ mô và cũng là nhiệm vụ cấp thiết nhất của công tác kinh tế Trung Quốc, đồng thời đã liên tục đưa ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát.

Chỉ tính từ đầu năm đến ngày 20/6/2011, Trung Quốc đã có 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào các ngày 20/1, 24/2, 25/3, 21/4, 18/5 và 20/6, mỗi lần thêm 0,5 điểm phần trăm. Sau điều chỉnh, tỷ lệ dự trữ ở các ngân hàng lớn lên tới 21,5% - mức cao nhất trong lịch sử, còn ở các ngân hàng nhỏ và vừa là 18%.

Về tăng lãi suất cơ bản, nếu như trong cả năm 2010 PBOC chỉ tăng lãi suất 2 lần thì chỉ riêng khoảng nửa năm đầu 2011 Trung Quốc đã có 3 lần tăng lãi suất, vào các ngày 9/2, 6/4 và 7/7/2011, mỗi lần tăng 0,25 điểm phần trăm. Sau 3 lần điều chỉnh, lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 1 năm là 3,5% và lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm là 6,56%.

Bắt đầu từ tháng 8/2011 do lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và tốc độ giảm ngày càng nhanh nên nhà nước Trung Quốc đã tạm thời không dùng đến các chính sách

tiền tệ. Đến tháng 11/2011, mức lãi suất giảm xuống 4,22%. Về cơ bản, lạm phát ở giai đoạn này đã được kiểm soát.

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)