- Mục tiêu chính sách lãi suất
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra với xuất phát điểm từ khủng hoảng ở Thái Lan. Nguyên nhân chính là trong một thời gian dài (chiến tranh thế giới thứ hai -tháng 6 năm 1997) Thái Lan đã duy trì chế độ tỷ giá cố định. Đứng trước tình hình này, Thái Lan đã chuyển hướng mục tiêu của chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng theo mục tiêu tiền tệ. Theo đó, BOT thực hiện kiểm soát cung tiền trong nước bằng cách lập trình tài chính để đạt được mục tiêu ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát.
- Công cụ của chính sách lãi suất
Công cụ chính sách: Công cụ chính sách mà BOT sử dụng để điều tiết lạm phát, ổn định giá cả là lãi suất mua lại song phương 1 ngày còn gọi là lãi suất chính sách. Lãi suất chính sách được sử dụng nhằm đưa ra một tín hiệu chính sách tiền tệ rõ ràng, minh bạch, đồng thời cung cấp khuôn khổ cho một cơ chế truyền dẫn hiệu quả hơn. Sau khi ra quyết định lãi suất chính sách, trong cùng ngày, BOT sẽ dùng các nghiệp vụ thị trường mở để đưa lãi suất chính sách về mức mong muốn, duy trì thanh khoản trên thị trường tiền tệ ở mức nhất quán với lãi suất chính sách.
Về cơ chế truyền dẫn và độ trễ của chính sách tiền tệ: Sự thay đổi về lãi suất chính sách hoặc lượng tiền cung ứng sẽ ảnh hưởng đến 5 kênh truyền dẫn: Lãi suất thị trường, tín dụng ngân hàng, giá tài sản, tỷ giá và kỳ vọng; từ đó làm thay đổi tổng cầu trong và ngoài nước đối với hàng hoá và dịch vụ của Thái Lan, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trong nước và từ đó tác động đến lạm phát.
- Diễn biến lạm phát và lãi suất
Trong các công cụ dùng để lập trình tài chính, BOT chú trọng vào công cụ lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay luôn được duy trì ở mức cao2. Mức lãi suất cho vay được kiểm soát hàng ngày, hàng tháng, hàng quý để hạn chế sự biến động quá mức của lãi suất và tính thanh khoản trong toàn hệ thống ngân hàng. Phương thức quản lý lãi suất này đã giúp mức lạm phát giảm đáng kể. Năm 1998, lạm phát ở mức 8,0% và giảm nhanh chóng về mức 0,3% trong năm 1999.
Đến tháng 05/2000, mục tiêu quan trong nhất trong chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng của Thái Lan là ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát (BOT, 2000, đạo luật BE 2485). BOT đã đề ra chính sách lạm phát mục tiêu. Hệ quả của chính sách này chính là việc lạm phát luôn được duy trì ổn định ở mức thấp trong suốt giai đoạn 2000 – 2008. Mức lạm phát bình quân trong giai đoạn này phù hợp với kỳ vọng được BOT đưa ra trong Đạo luật BE 24853 là 2,8%. Tuy nhiên, chính sách lãi suất được BOT áp dụng là duy trì mức lãi suất cho vay cơ bản tương đối thấp và ổn định. Mức lãi suất cao nhất được áp dụng trong giai đoạn này là 7,8%/năm (năm 2000) và thấp nhất là 5,5%/năm (năm 2004). Mức lãi suất cho vay cơ bản thấp không có tác dụng nhiều trong việc thực hiện mục tiêu về lạm phát thấp của BOT. Vì vậy, song hành với chính sách lãi suất cho vay cơ bản thấp là các chính sách kiểm soát chặt chẽ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, LSTCV và LSTCK để duy trì mục tiêu lạm phát.
Mục tiêu về lạm phát trong đạo luật B.E 2485 được duy trì cho đến hết năm 2008. Sang năm 2009, đạo luật này đã được thay thế bằng Đạo luật B.E 2551. Mặc dù vẫn duy trì chính sách lạm phát mục tiêu, tuy nhiên BOT đã thu hẹp phạm vi của lạm phát mục tiêu từ 0,0% - 3,5% xuống 0,5% - 3,0% để giảm xác xuất của tình trạng giảm phát. Năm 2009, nền kinh tế Thái Lan xuất hiện giảm phát ở mức 0,85%. Nguyên nhân chính là do lãi suất trong năm 2009 ở mức thấp (5,9%) và thấp hơn năm 2008 là 1,2%. Với Đạo luật mới này, lạm phát của Thái Lan được duy trì ở
213,65%/năm vào năm 1997 và tăng lên 14,42%/năm vào năm 1998
mức ổn định thấp; đồng thời, mức lãi suất phù hợp tạo điều kiện tốt nhất cho tăng trưởng trong ràng buộc về lạm phát.