Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 33 - 79)

Từ thực tiễn của ba quốc gia ở trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc điều hành chính sách lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát:

-Để kiềm chế lạm phát cần phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và các chính sách tiền tệ nói riêng. Thực tiễn các nước cho thấy, chính sách lãi suất muốn phát huy tác dụng lớn trong việc kiềm chế lạm phát thì trong cơ chế tác động từ lãi suất đến lạm phát phải thông suốt. Chính sách lãi suất tác động đến cả tổng cung và tổng cầu thông qua các thành tố cơ bản là tiêu dùng của các hộ gia đình, đầu tư tư nhân, xuất khẩu ròng, chi phí vốn của các doanh nghiệp. Như vậy, những thay đổi trong chính sách về đầu tư, vay vốn, tỷ giá có tính quyết định đến sự hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát của chính sách lãi suất. Trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát, việc áp dụng một chính sách lãi suất cao kết hợp với việc nâng cao điều kiện vay vốn, điều chỉnh chính sách tỷ giá phù hợp với sự thay đổi trong chính sách lãi suất và quy định chặt chẽ về việc đầu tư và tái đầu tư của các doanh nghiệp và Nhà nước sẽ có tác dụng lớn trong việc kiềm chế lạm phát.

- Cần sử dụng đồng bộ các công cụ lãi suất khác nhau và kết hợp với các công cụ kháccủa chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát nhanh chóng và hiệu quả. Thành công trong việc kiềm chế lạm phát của Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan là việc kết các công cụ lãi suất khác nhau trong việc thực thi chính sách lãi suất. Công cụ cơ bản nhất là lãi suất cơ bản; ngoài việc nâng mức lãi suất cơ bản, các NHTM cần tác động đến các loại lãi suất khác như đặt mức trần và sàn cho lãi suất liên ngân hàng, quy định chặt chẽ về mức LSTCK và LSTCV. Bên cạnh các công cụ về lãi suất các NHNN có thể sử dụng thêm các chính sách hạn chế cho vay, đặc biệt đối với các ngành mà mức giá cả tăng mạnh; nâng cao mức dự trữ bắt buộc của các NHTM và sử dụng nghiệp vụ thị trường mở.

- Lạm phát và tăng trưởng có quan hệ ngược chiều trong ngắn hạn (Đào Văn Hùng, 2013). Việc kiềm chế lạm phát về mức nào và điều chỉnh mức lãi suất như thế nào

là yếu tố rất quan trọng. Lạm phát nên giảm về mức vừa phải để tạo điều kiện cho phục hồi kinh tế sau lạm phát. Việc nâng cao mức lãi suất nên theo lộ trình tăng dần mức lãi suất với biên độ vừa phải để nền kinh tế có thể thích ứng với sự thay đổi. Việc duy trì mức lãi suất cao nhất một thời gian để kiềm chế lạm phát là cần thiết và khi lạm phát đã tương đối giảm ổn định thì nền hạ dần mức lãi suất để tạo đà cho phục hồi kinh tế.

- Cần xác định rõ độ trễ trong chính sách lãi suất và chính sách tiền tệ để điều chỉnh mức lãi suất phù hợp, trong một khoảng thời gian phù hợp.

- Để thực hiện chính sách lãi suất kiềm chế lạm phát thành công, cần một số điều kiện sau: (1) mặt bằng giá cả trong nước có xu hướng ổn định cao, nếu một nước có tình trạng lạm phát cao và thường xuyên xảy ra thì không áp dụng được; (2) quốc gia phải có chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý; (3) đầu tư tư nhân và đầu tư của các doanh nghiệp nhạy cảm với lãi suất.

- Công bố số liệu và thông tin, chính sách thường xuyên, minh bạch , rỗ ràng, kịp thời, chính xác, nhất quán ra công chúng nhằm phát hiện ra những tín hiệu rõ ràng về định hướng chính sách và neo kỳ vọng lạm phát.NHNN phải có trách nhiệm giải trình cao và có uy tín, tín nhiệm đối với công chúng, có như vậy mới góp phần neo được kỳ vọng về lạm phát của công chúng. Chính sách phải dễ hiểu, rõ ràng, nhất quán, đáng tin cậy, đạt được sự đồng thuận cao. Sự minh bạch của quá trình ra quyết định và trách nhiệm giải trình về chính sách giúp gây dựng và củng cố uy tín và tín nhiệm của NHNN.

- Chú trọng công tác dự báo, có các mô hình dự báo và năng lực dự báo phát triển cao; cần có đội ngũ các nhà hoạch định chính sách có trình độ và nhạy bén với sự thay đổi của nền kinh tế nói chung và mối quan hệ lãi suất, lạm phát nói riêng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 2.1. Thực trạng và kết quả điều hành chính sách lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013

2.1.1. Thực trạng về điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2013 2000 – 2013

Hình 4: Diễn biến các loại lãi suất công bố của NHNN giai đoạn 2000 – 2013

(nguồn: NHNN)

Các mức lãi suất công bố (LSCB, LSTCK và LSTCV) có xu hướng biến động tương đối giống nhau trong giai đoạn 2000 – 2013. Trong đó, hai thời điểm lãi suất công bố đạt đỉnh là năm 2008 và 2011 tương ứng với thời gian đỉnh điểm của lạm phát. Để nghiên cứu cụ thể hơn diễn biến lãi suất, đề tài chia thành bốn giai đoạn chính: 0 2 4 6 8 10 12 14 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 % LSCB LSTCK LSTCV

Giai đoạn 2000 – 2003

Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam chịu áp lực chủ yếu từ giảm phát; lạm phát xuất hiện ở mức thấp, đặc biệt vào cuối năm 2003. Vì vây, nhiệm vụ của chính sách trong giai đoạn này là tăng khả năng huy động vốn và tín dụng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu trong giai đoạn này, NHNN đã sử dụng các công cụ chính là: lãi suất cơ bản; LSTCV và lãi suất thị trường mở. Trong đó, NHNH áp dụng cơ chế điều hành LSCB kèm biên độ. NHNN xác định và công bố LSCB hàng tháng để làm cơ sở cho các TCTD áp dụng lãi suất cho vay đối với khách hàng theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá mức LSCB và biên độ4 do Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ. Dựa vào mức LSCB và biên độ dao động do NHNN công bố, các NHTM được phép ấn định lãi suất cho vay bằng VND phù hợp với quy định. Đối với hình thức cho vay bằng ngoại tệ bắt đầu áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Bên cạnh sử dụng công cụ về LSCB, NHNN đã điều hành lãi suất bằng việc áp dụng kết hợp giữa trần lãi suất huy động và thỏa thuận mức lãi suất cho vay. Điều này được cụ thể qua quyết định số 546/2002 ngày 30/05/2002 của NHNN, quy định về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VND. Quy định này là một bước ngoặt lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ đã xóa bỏ biên độ khống chế lãi suất cho vay, cho phép các TCTD được tự thỏa thuận lãi suất cho vay bằn VND. Đầu năm 2003, NHNN áp dụng khung lãi suất thị trường liên ngân hàng; trong đó, LSTCV đóng vai trò lãi suất trần và LSTCK đóng vai trò lãi suất sàn.

Với các quy định chính sách lãi suất của NHNN, các mức lãi suất công bố và lãi suất thị trường giảm xuống để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó LSCB năm 2000 là 9% và giảm dần cho đến cuối 07/2002 còn 7,2%. Bắt đầu từ cuối năm 2002 và năm 2003, nền kinh tế có lạm phát nhẹ theo tháng. Mức lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng nhẹ lên 7,5% vào năm 2003.LSTCV cũng có những điều chỉnh tương tự như LSCB. Mức lãi suất giảm từ 5,4% năm 2000 xuống 4,8% đầu năm 2003. Đến

4Mức biên độ 0,3-0,5%/tháng

cuối năm 2003, mức LSTCV tăng lên 6,6% vào giữa năm 2003. Đối với LSTCK, sự điều chỉnh là không nhiều. Trung bình mức lãi suất này là 4,8% trong cả giai đoạn (nguồn: NHNN Việt Nam)

Giai đoạn 2004 – 2006

Ngay đầu năm 2004, lạm phát đã tăng lên và liên tục tăng theo các quý trong suốt giai đoạn 2004 – 2006. Trong bối cảnh nền kinh tế chịu áp lực của lạm phát, Chính phủ đã nêu rõ nhiệm vụ cấp thiết là kiềm chế lạm phát.

NHNN đã sử dụng linh hoạt cả ba công cụ chính là lãi suất cơ bản, LSTCK và LSTCV. Các loại lãi suất đều được điều chỉnh tăng liên tục để thích ứng với sự gia tăng của lạm phát. Lãi suất cơ bản tăng 0,75%; LSTCV tăng 1,5%; LSTCK tăng 1%. Trong đó, lãi suất cơ bản đạt mức cao nhất giai đoạn là 8,25% năm 2006; LSTCV là 6,5% năm 2006 và LSTCK là 4,5% năm 2006. Bằng việc điều chỉnh các mức lãi suất công bố của NHNN, lãi suất cho vay của thị trường đã tăng lên. Mức tăng của lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân toàn thị trường trong cả giai đoạn là 2,64% (từ 8,76% năm 2004 lên 11,4% năm 2006) (nguồn: NHNN Việt Nam).

Giai đoạn 2007 – 2009

Sau khi được kiềm chế năm 2006, lạm phát quay trở lại trong giai đoạn 2007 – 2009. Mức cao nhất mà lạm phát đạt tới là 3,19%/tháng ở tháng 05/2008. Trong giai đoạn này, mục tiêu của việc điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng là kiềm chế lạm phát năm 2008, khôi phục nền kinh tế sau lạm phát năm 2009 và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

NHNN đã phối hợp các công cụ lãi suất (lãi suất cơ bản, LSTCV, LSTCK, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở) với nghiệp vụ thị trường mở và quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Đối với công cụ lãi suất, NHNN đã áp dụng cơ chế điều hành LSCB bằng VND làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất cho vay bằng VND đối với khách hàng. Mở đầu cho giai đoạn áp dụng cơ chế điều hành lãi suất bằng LSCB, NHNN ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008. Thực hiện cơ chế điều hành LSCB, các NHTM ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% LSCB

do NHNN công bố trong từng thời kỳ. LSCB được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung - cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ, các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước. NHNN tiếp tục thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường: (1) trần là LSTCV, sàn là LSTCK5; LSCB và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này; (2) Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.

Từ tháng 5 – 9/2008, để kiềm chế lạm phát, NHNN điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt, các mức lãi suất chủ đạo được điều chỉnh tăng, LSCB từ 12%/năm lên 14%/năm, LSTCV từ 13%/năm lên 15%/năm, LSTCK từ 11%/năm lên 13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 11,7%/năm lên 15%/năm. Từ tháng 10/2008 đến 7/2009, NHNN chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ thắt chặt để chống lạm phát sang nới lỏng nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế. LSCB được điều chỉnh giảm 7%/năm (từ 14% năm 2008 xuống 7% năm 2009); LSTCVgiảm 8%/năm (từ 15% xuống 7%);LSTCKgiảm 7% (từ 13% xuống 6%), lãi suất nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 15% xuống 7% (nguồn: NHNN Việt Nam)

Đối với các công cụ khác, NHNN cũng áp dụng trong thời kỳ này. Việc điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cụ thể trong Quyết định 187/2008/QĐ- NHNN; theo đó, NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%. Đến tháng 03/2008 NHNN ban hành quyết định 305 và 306/2008QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN để kiềm chế lạm phát.

Giai đoạn 2010 – 2013

Sau khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát ở Việt Nam năm 2008, Chính phủ đã thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ để kích cầu năm 2009. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho lạm phát xuất hiện trở lại đầu năm 2010.

Ngay đầu giai đoạn này, NHNN đã thay đổi nhiệm vụ của chính sách lãi suất, đó là chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt.

Ngoài việc sử dụng các công cụ lãi suất công bố (lãi suất cơ bản, LSTCV, LSTCK), NHNN còn có những quy định chặt chẽ về lãi suất thị trường. Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 quy định: lãi suất huy động được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% LSCB; lãi suất cho vay được thỏa thuận tuy nhiên đối với lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn bị khống chế không vượt quá 150% LSCB.Đến ngày 14/04/2010, NHNN ban hành thông tư số 12/2010/TT-NHNN cho phép được thỏa thuận mức lãi suất cho vay đối với tất cả các khoản vay, đồng thời lãi suất huy động vẫn được tự do thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% LSCB.

Về lãi suất cho vay, trong 6 tháng đầu năm 2011, lãi suất cho vay đã tăng lên nhanh chóng cùng với sự gia tăng của lãi suất huy động. Theo báo cáo của NHNN, lãi suất cho vay đầu năm ở mức bình quân 16,23%/năm (trong đó cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức 14-16%/năm; lĩnh vực phi sản xuất là 18-20%/năm). Trước tình hình lạm phát tăng nhanh, NHNN buộc phải thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ, khiến lãi suất ngày càng tăng cao. Vào tháng 05/2011, mức lãi suất cho vay trung bình ở mức 20%/năm, trong đó lãi suất cho vay tiêu dùng tại một số NHTM cổ phần đã lên tới 23-25%/năm. Lãi suất này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn.

Bảng 3. Lãi suất huy động và cho vay VND tháng 01/2011 đến 06/2011

(Đơn vị %/năm)

Bên cạnh việc điều chỉnh trực tiếp lãi suất thị trường, NHNN đã nâng lãi suất của các loại lãi suất công bố. Trong 6 tháng đầu năm 2011, NHNN đã bốn lần tăng mức LSTCV và hai lần tăng mức LSTCK. LSTCV và lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh tăng dần từ mức 11%/năm lên mức 14%/năm; LSTCK tăng dần từ mức 7%/năm lên 13%/năm; lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ mức 11%/năm lên mức 15%/năm.

Sang năm 2012, NHNN điều hành lãi suất bằng việc quy định trần lãi suất huy động cùng với sự kiểm soát gắt gao việc thực hiện quy định này. NHNN đã lần lượt triển khai các quy định áp dụng trần lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sau đó là đối với tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng (chỉ thả nổi lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên). Việc ổn định mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn, đã tạo điều kiện để NHNN áp dụng trần lãi suất cho vay đối với bốn nhóm đối tượng ưu tiên và kêu gọi các TCTD đưa lãi suất các khoản vay cũ về mức 15%/năm.

Trong tháng 9 và tháng 10/2012, lạm phát tăng trở lại và nguy cơ lạm phát trong năm 2013 vẫn tiềm ẩn, NHNN thận trọng trong điều hành lãi suất khi không tiếp tục giảm trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Tới tháng 11 và tháng 12/2012 khi các chỉ số về nền kinh tế cho thấy đã đạt được các điều kiện giảm lãi suất thì NHNN mới ban hành Thông tư 32/2012/TT-NHNN và Thông tư

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 33 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)