Phát triển thị trường tài chính thứ cấp

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 70 - 71)

LSTCK và LSTCV là hai công cụ lãi suất công bố của NHNN. LSTCK và LSTCV phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động nắm giữ và mua bán các giấy tờ có giá và các khoản vay của các NHTM và các TCTD. Việc phát triển thị trường tài chính thứ cấp là điều kiện cần để NHNN thực hiện các chính sách lãi suất hiệu quả bằng hai công cụ này. Trên thực tế, NHNN quy định LSTCV làm lãi suất trần và LSTCK làm lãi suất sàn cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất cho vay của các NHTM. Tuy nhiên, NHNN chưa kiểm soát hoàn toàn được tổng hạn mức chiết khấu và tổng hạn mức nên hiệu quả của hai loại lãi suất khi được sử dụng.Mặt khác, xét đến vai trò kiểm soát cung tiền thông qua hoạt động chiết khấu của NHTM, LSTCK và LSTCV cũng chưa thực sự hiệu quả. Bởi vì, các NHTM và các TCTD, đặc biệt là các NHTM nhỏ thường không nắm giữ nhiều các giấy tờ có giá để tham gia giao dịch hoặc đem đi chiết khấu tại NHNN.Ngoài ra, kết quả mô hình định lượng đã cho thấy, mức độ hiệu quả trong kiềm chế lạm phát của hai công cụ LSTCK và LSTCV cao hơn so với công cụ LSCB và lãi suất cho vay trên thị trường. Điều này khẳng định, LSTCV và LSTCK đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát lạm phát. Việc phát triển thị trường tài chính thứ cấp sẽ nâng cao hiệu quả của

hai công cụ này trong mục tiêu kiểm soát lạm phát của NHNN. Như vậy, trong khi thị trường thứ cấp chưa phát triển ở Việt Nam, hiệu quả của LSTCK và LSTCV là chưa cao đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Phát triển thị trường tài chính thứ cấp không chỉ nâng cao tính hiệu quả của hai công cụ LSTCV và LSTCK trong kiểm soát lạm phát mà còn phát huy vai trò của nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở trong kiểm soát lạm phát.

Để phát triển thị trường tài chính, (1) NHNN cần hoàn thiện chính sách tỷ giá và ngoại hối; (2) hoàn thiện khung pháp lý về giao dịch công cụ phái sinh; (3) đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để kinh doanh các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối. Thứ nhất, việc hoàn thiện chính sách tỷ giá và ngoại hối sẽ tạo niềm tin cho các NHTM tiến hành nắm giữ và giao dịch các giấy tờ có giá và các sản phẩm phái sinh khác trên thị trường thứ cấp. Thứ hai, việc hoàn thành khung pháp lý về công cụ phái sinh, trước hết cần xuất phát từ những quy tắc cơ bản cho phép các NHTM thực hiện quyền chọn giữa ngoại hối và VND. Đồng thời, xây dựng khung pháp lý về phát hành và giao dịch các công cụ phái sinh. Thứ ba, đào tạo cán bộ kinh doanh công cụ phái sinh trên thị trường thứ cấp là việc đào tạo về kỹ năng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để dự báo biến động của thị trường nhằm sử dụng công cụ phái sinh hiệu quả.

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 70 - 71)