Chính sách lãi suất căn cứ vào độ trễ và phạm vi tác động

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 69 - 70)

Theo kết quả mô hình định lượng, độ trễ của công cụ lãi suất cho vay ngắn hạn là 4 tháng và có phạm vi tác động trong 11 tháng; độ trễ của công cụ LSCB là từ 4tháng và có phạm vi tác động là 12 tháng; độ trễ của công cụ LSTCV là 5 tháng và có phạm vi tác động trong 10 tháng (độ trễ tương ứng với khoảng thời gian từ lúc bắt đầu sử dụng công cụ lãi suất cho đến khi công cụ lãi suất cho hiệu quả lớn nhất trong việc kiểm soát lạm phát). Trong đó, mức độ tác động tới lạm phát lớn nhất là của công cụ LSTCK và LSTCV. Mức độ tác động của LSCB thấp hơn và của lãi suất cho vay là thấp nhất. Như vậy, trong ngắn hạn, các quy định của NHNN về mức trần và sàn đối với lãi suất cho vay đem lại hiệu quả nhanh hơn so vớicác loại lãi suất công bố. Xét về dài hạn, các công cụ lãi suất công bố lạicó mức độ tác động và phạm vi tác động lớn hơn.

Khi nền kinh tế đốimặt với lạm phát, NHNN nên ưu tiên sử dụng các quy định mức trần và sàn đối với lãi suất huy động, lãi suất cho vay và lãi suất thị trường liên ngân hàng để giảm lạm phát trong ngắn hạn. Đồng thời, NHNN cũng nên sử dụng

các công cụ LSTCV, LSTCK và LSCB là công cụ chính để kiểm soát lạm phát. Các công cụ này sẽ phát huy tác dụng lớn, đặc biệt trong dài hạn. Việc dự báo về biến động của lạm phát trong nền kinh tế cần được phát triển để áp dụng chính sách lãi suất hiệu quả và rút ngắn độ trễ của chính sách lãi suất.

Để thực hiện chính sách lãi suất căn cứ vào độ trễ và phạm vi tác động của các công cụ lãi suất NHNN cần đảm bảo một số điều kiện nhất định. Thứ nhất, NHNN nên thường xuyên nghiên cứu và dự báo về độ trễ của từng công cụ; bởi vì trong ngắn hạn, độ trễ của các công cụ là không cố định. Việc xác định gần sát với độ trễ của công cụ giúp cho việc xác định thời điểm sử dụng công cụ đó chính xác hơn. Thứ hai, rút ngắn các thủ tục hành chính trong quá trình ra quyết định để hạn chế độ trễ trong của các công cụ. Thứ ba, việc kết hợp các công cụ lãi suất để kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng trong kiểm soát lạm phát.

Một phần của tài liệu tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát (Trang 69 - 70)