E. coli
3.5. KIỂM TRA HOẠT TÍNH KÍCH THÍCH SỰ TĂNG SINH DÒNG TẾ BÀO
3T3 CỦA FGF-2 TÁI TỔ HỢP
Dòng tế bào 3T3 đƣợc nuôi cấy tiền tăng sinh trong môi trƣờng DMEM + FBS 10% trong 3 ngày, sau đó tiến hành nuôi cấy thử nghiệm trong môi trƣờng DMEM có bổ sung dịch đồng nhất tế bào BL21(DE3)/pET-FGF đƣợc cảm ứng bằng IPTG để biểu hiện FGF-2, mẫu chứng dƣơng là FGF-2 chuẩn (Sigma), mẫu chứng âm là môi trƣờng DMEM không bổ sung FGF-2 và môi trƣờng DMEM có bổ sung dịch đồng nhất tế bào BL21(DE3)/pET-FGF không đƣợc cảm ứng biểu hiện FGF-2.
Sau 1 ngày, quan sát hình thái tế bào (Hình 3.14) cho thấy tế bào đang phát triển mạnh, đều, mật độ dày ở các giếng có bổ sung mẫu chứa FGF-2 tái tổ hợp giống với trạng thái tế bào ở các giếng có bổ sung FGF-2 chuẩn. Trong khi đó, ở các giếng không bổ sung FGF-2, tế bào ít và chết nhiều.
Hình 3.14. Ảnh hưởng của mẫu FGF-2 tái tổ hợp lên trạng thái tế bào 3T3. A, Mẫu chứng âm không bổ sung FGF-2; B, Mẫu chứng dương FGF-2 chuẩn 40ng/ml; C, Mẫu dịch đồng nhất tế bào BL21(DE3)/pET-FGF, IPTG (-); D, Mẫu dịch đồng nhất tế bào BL21(DE3)/pET-FGF, IPTG (+).
Bổ sung dung dịch Cell counting kit (1:10) vào các giếng trên đĩa thí nghiệm, ủ ở 37o
C trong 1 giờ. Chúng tôi quan sát sự đổi màu dịch tế bào trong các giếng và đo mật độ quang ở 450nm. Kết quả (Hình 3.15) cho thấy so với mẫu chứng âm (không bổ sung FGF-2), ở giếng có bổ sung mẫu chứa FGF-2 tái tổ hợp, tế bào phát triền và tăng sinh với mật độ dày (OD450=3,938). Kết quả này tƣơng tự với các giếng có bổ sung FGF-2 chuẩn (OD450=4,160).
Hình 3.15. Ảnh hưởng của mẫu FGF-2 tái tổ hợp lên sự tăng sinh của tế bào 3T3.
A B
Nhƣ vậy protein FGF-2 dạng tan thu nhận từ tế bào chất E. coli có khả năng kích thích tăng sinh dòng tế bào 3T3.
CHƢƠNG IV.