Học tập kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 124 - 133)

6. Bố cục của luận văn

4.2.9.Học tập kinh nghiệm quốc tế

- Triển khai các hoạt động tìm hiểu thực tế mô hình phát triển Chính phủ điện tử thành công tại các nƣớc.

- Đào tạo chuyên gia phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam. - Phát triển các hệ thống thông tin lớn trong Chính phủ điện tử ở Việt Nam

4.3. Một số kiến nghị với các cấp các ngành có liên quan

Mặc dù đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong phạm vi của luận văn này tôi xin nêu một số kiến nghị đối với các cấp ngành có liên quan nhƣ sau:

- Năm 2011 tỉnh đã triển khai thêm 23 điểm cầu hội nghị truyền hình trực tuyến tại các xã của UBND Thành phố Uông Bí và UBND huyện Tiên Yên và một điểm tại Sở Thông tin và Truyền thông với chất lƣợng HD và công nghệ hiện đại, nâng tổng số điểm hội nghị truyền hình của Tỉnh lên 73. Trong thời gian tới để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành nhanh chóng, hiệu quả và chất lƣợng cao hơn yêu cầu phải nâng cấp 49 điểm cầu đã có, đầu tƣ thêm khoản 57 điểm cầu tại các xã, phƣờng, thị trấn, trong đó trung bình 2 xã (gần nhau về địa lý) sẽ sử dụng chung 1 điểm cầu, nhằm tăng hiệu quả đầu tƣ, tiết kiệm chi phí.

- Về nhận thức: các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, trƣờng học, bệnh viện... tuy cơ bản đã hiểu rõ vai trò quan trọng của CNTT&TT, nhƣng triển khai vẫn còn lúng túng ( trong việc lựa chọn phƣơng án đầu tƣ, bố trí nguồn lực ..); phần lớn vẫn ở trạng thái tự phát, nhỏ lẻ, cần việc gì thì ứng dụng CNTT cho việc đó,

chƣa tiến hành một cách bài bản, chuyên nghiệp, chủ động ứng dụng CNTT để tiết kiệm chi phí, quảng bá, tăng khả năng quản lý, làm gia tăng lợi nhuận... Bởi vậy, UBND tỉnh, các sở, ngành cần đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về CNTT&TT cho cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động trong tỉnh; đồng thời cần hoạch định chiến lƣợc và có những chính sách phù hợp để triển khai xây dựng các công trình ứng dụng CNTT một cách đồng bộ hơn trong toàn tỉnh.

- Về thủ tục hành chính: Đề án 30 về cải cách hành chính của Tỉnh đang đƣợc triển khai giai đoạn 3 – đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc – nhƣng đến nay quy trình nghiệp vụ tại các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố vẫn chƣa thống nhất. Điều này làm trở ngại cho việc triển khai ứng dụng CNTT vào việc cung cấp các dịch vụ công cấp 3 trở lên. Do đó, cần thống nhất giữa các sở, ngành để thủ tục hành chính thực sự đơn giản hơn.

- Về nguồn nhân lực: nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan, đơn vị còn thiếu về số lƣợng, hạn chế về chất lƣợng; đặc biệt là thiếu cán bộ lãnh đạo CNTT và cán bộ quản lý CNTT có chuyên môn cao. Nhân lực CNTT làm việc trong các cơ quan Nhà nƣớc vẫn chƣa đƣợc hƣởng các chế độ đãi ngộ phù hợp. Thiết nghĩ ngoài những chính sách thu hút nhân tài mà Tỉnh đang thực hiện, cần có nhiều hơn những chính sách nhƣ: đƣa cán bộ, công chức của Tỉnh đi đào tạo nƣớc ngoài về CNTT để học tập, cập nhật những tiến bộ khoa học mới nhất của Thế giới.

- Về kinh phí đầu tƣ: chi phí cho hoạt động CNTT của các cơ quan Nhà nƣớc vẫn ở mức thấp, đặc biệt là đối với các huyện, do vậy việc đầu tƣ ứng dụng CNTT vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu yêu cầu. Để góp phần phát triển CNTT theo định hƣớng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030, các cấp có thẩm quyền nên chăng nên cân đối nguồn kinh phí để các dự án ứng dụng CNTT trong tỉnh có thể phát triển hoàn thiện.

- Về cơ chế chính sách: nên có những cơ chính sách riêng đối với cán bộ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực CNTT để thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao vào làm việc trong cơ quan Nhà nƣớc.

4.3.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông

Ban hành những quy định phù hợp để các đơn vị cấp dƣới dễ dàng áp dụng, sử dụng phục vụ tốt nhất cho việc đƣa ngành Thông tin và Truyền thông của đất nƣớc lên một tầm cao mới.

4.3.2. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Cân đối, bố trí nguồn vốn cho phát triển CNTT của tỉnh. Nhanh chóng trong công việc phê duyệt các quyết định để đầu tƣ các dự án CNTT nhằm nhanh chóng đƣa tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh mạnh về CNTT trong toàn quốc.

4.3.3. Đối với các sở, ban, ngành liên quan:

- Sở Thông tin và Truyền thông: tích cực nâng cao công tác truyền thông, tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT. Hƣớng dẫn và xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm.

- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ: bố trí nguồn vốn và hƣớng dẫn các đơn vị xây dựng cần thiết và sát với định hƣớng, chủ trƣơng của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ. Công tác thẩm định các dự án cần đƣợc ƣu tiên và đẩy nhanh hơn nữa.

- Sở Tài chính: cân đối, bố trí ƣu tiên nguồn vốn để tập trung cho sự phát triển CNTT cũng nhƣ tập trung nguồn lực cho việc xây dựng Chính quyền điện tử.

- Sở Nội vụ: tăng cƣờng đào tạo cho các cán bộ công chức,viên chức của toàn tỉnh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa trong việc sử dụng và vận hành chính quyền điện tử. Cần có cơ chế thu hút và có cơ chế riêng cho các cán bộ công chức, viên chức làm công tác về CNTT tại các cơ quan, đơn vị hành chính trong toàn tỉnh.

nghệ - CNTT vào trong từng lĩnh vực đời sống của xã hội và trong cộng đồng dân cƣ.

- UBND các huyện, thị xã, Thành phố và các Sở Ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh: đƣa ra các nhu cầu cần thiết của đơn vị về việc ứng dụng CNTT. Phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tƣ, Ban QLDA cung cấp các thông tin về ngành, địa phƣơng mình để đƣợc xây dựng các ứng dụng phù hợp nhất.

- Ban Quản lý dự án của Sở Thông tin và Truyền thông: thực hiện tốt nhiệm vụ triển khai dự án CNTT. Khẩn trƣơng, kịp thời thông báo khi có những vấn đền phát sinh khi triển khai dự án với Chủ đầu tƣ và UBND tỉnh để có những phƣơng án sử lý tốt nhất.

4.3.4. Đối với Ban quản lý dự án của các đơn vị

Thực hiện nhiệm vụ triển khai dự án tại các đơn vị. Thƣờng xuyên báo cáo với đơn vị quản lý cấp trên về tiến trình thực hiện của dự án.

Cần phải có các : phần mềm công cụ cho các chuyên viên của cơ quan chủ đầu tƣ, BQLDA để quản lý các thông tin dự án, danh mục công việc, tiến độ thực hiện, gói thầu, khối lƣợng thực hiện, tạm ứng, thanh toán...; phần mềm công cụ cho các chuyên viên cơ quan kế hoạch, tài chính để theo dõi và quản lý quá trình lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tƣ cho các dự án. Cần có giải pháp thích hợp cho cơ quan kế hoạch, CĐT để quản lý và khai thác CSDL thông tin đầu tƣ theo vòng đời dự án, nhằm tạo lập và hỗ trợ môi trƣờng làm việc, công tác, sử dụng thông tin làm cơ sở cho việc điều hành và ra quyết định đầu tƣ.

4.3.5. Đối với các đơn vị tƣ vấn

Thực hiện khảo sát số liệu theo đúng nội dung và khối lƣợng công việc đã thoả thuận và tuân thủ các quy định về việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam.

Bàn giao cho CĐT các báo cáo và các tài liệu với số lƣợng và thời gian theo quy định.

Có trách nhiệm hoàn thành đúng tiến độ và giao nộp các sản phẩm khảo sát.

4.3.6. Đối với các đơn vị triển khai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Triển khai đúng theo hƣớng dẫn của chủ đầu tƣ về trình tự thực hiện. Ứng dụng các sản phẩm CNTT vào đơn vị minh hợp lý.

Phần mềm công cụ cho các nhà thầu thi công; lập kế hoạch tổ chức thi công; quản lý vật tƣ, nhân lực; quản lý công trƣờng, các văn bản liên quan...;

Phần mềm công cụ cho các nhà thầu để lập các dự toán đấu thầu theo các tình huống khác nhau;

Phần mềm lập dự toán xây dựng công trình theo các phƣơng pháp và văn bản hiện hành;

Giải pháp tích hợp dùng cho các nhà thầu để trao đổi, tổng hợp dữ liệu liên quan đến quản lý dự án giữa các cấp, các phần mềm công cụ.

KẾT LUẬN

Hiện đại hóa và ứng dụng CNTT hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội khi Việt Nam hội nhập quốc tế và gia nhập WTO. Trong đó, ƣu tiên hàng đầu là đầu tƣ ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nƣớc. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT một cách tổng thể và hiệu quả trong các cơ quan Nhà nƣớc luôn đứng trƣớc những thách thức lớn với các yêu cầu, nhu cầu rất cao để phục vụ tốt nhất các nhiệm vụ chính trị cũng nhƣ các mục tiêu phát triển KT – XH.

Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT&TT của tỉnh Quảng Ninh đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý Nhà nƣớc và phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng CNTT – TT của tỉnh đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng, 100% cơ quan Nhà nƣớc cấp sở, ngành và UBND các huyện, thị đƣợc nối mạng TSLCD và kết nối Internet.

Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ các cơ quan Nhà nƣớc, cung cấp dịch vụ công cho ngƣời dân và doanh nghiệp .v.v., luôn đƣợc tỉnh quan tâm và phát triển đồng bộ. Các cơ quan Nhà nƣớc sử dụng rộng rãi các phần mềm ứng dụng dùng chung và phần mềm chuyên ngành; trên 1400 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và 2 đƣợc cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, một số dịch vụ công đã đạt mức độ 3. Đa số các sở, ban, ngành, huyện, thị có trang thông tin điện tử và đang từng bƣớc triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ công- một cửa điện tử. Những nỗ lực này đã phát huy hiệu quả thiết thực trong công tác hàng ngày tại các đơn vị, nâng cao năng suất, chất lƣợng công việc, mang nhiều thuận lợi đến cho ngƣời dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc cần phát huy, công tác quản lý dự án ứng dụng CNTT của Tỉnh Quảng Ninh vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót cần nhìn nhận một cách khách quan để tìm ra những giải pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh triển khai các dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thực hiện

mục tiêu, kế hoạch đề ra: xây dựng chính phủ điện tử để Quảng Ninh trở thành tỉnh mạnh về ứng dụng CNTT của cả nƣớc vào năm 2015.

Vận dụng lý luận quản lý dự án vào thực tế, luận văn đã đi sâu đã phân tích, đánh giá hiện trạng triển khai dự án đầu tƣ ứng dụng CNTTcủa tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế yếu kém trong quản lý dự án và nguyên nhân của yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án. Đồng thời luận văn đã đề xuất quan điểm, định hƣớng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu cùng các kiến nghị cụ thể. Thực hiện đồng bộ các nội dụng trên sẽ khắc phục những thiếu sót, hạn chế, đẩy nhanh ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh và góp phần tích cực vào quá trình phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông của Việt Nam trong thời gian tới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Quyết định 993/QĐ-BTTTT ngày 01/07/2011 công bố định mức tạm thời về chi quản lý dự án, chi tư vấn đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư 28/2010/TT-BTTTT ngày 13/12/2010 quy định nội dung giám sát thi công dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Thông tư 06/2011/TT-BTTTT ngày 28/02/2011 quy định về lập và quản lý cho phí đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin;

5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Thông tư 02/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 quy định nội dung giải quyết sự cố trong quá trình thực hiện đầu tư, bảo hành, vận hành các dự án ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

6. Chính phủ (2001), Nghị định số 55/ 2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet.

7. Chính phủ (2007), Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

8. Chính phủ (2009), Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về việc Quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

9. Cục ứng dụng công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nƣớc trong thời gian tới.

10. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIII nhiệm kỳ 2010-2015.

11. Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đặng Hữu (2002): Tổng quan sự phát triển kinh tế tri thức của một số nƣớc trên thế giới.

13. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử 2005, Hà Nội.

14. Quốc hội (2005), Luật đầu tƣ số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội.

15.Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin 2006, Hà Nội.

16. Huy Tài (2009), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2009 - 2010“, Báo Hải Quan - 2009, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Tổng cục Thống kê (2005), Số liệu kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Thu (2011) „“Chính quyền điện tử cấp địa phƣơng tại các nƣớc Châu Âu“, Cục ứng dụng công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông - 2011, Hà Nội.

19. Thủ tƣớng Chính phủ (2001), Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 về Chƣơng trình hành động triển khai chỉ thị số 58-CT/TW, Hà Nội.

20. Thủ tƣớng Chính phủ (2001), Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 về chiến lƣợc phát triển bƣu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, Hà Nội.

21. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định 1755/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đƣa Việt Nam trở thành nƣớc mạnh về CNTT.

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Quyết định 43/2008/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nƣớc;

23. Thủ tƣớng Chính phủ (2010), Quyết định 1605/2010/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015.

Tiếng Anh

24. James P. Lewis – Fundamentals of Project Management

25. Tom Lenahan – Turnaround, shutdow and outage Management, Elsevier – 2005. Website 26. www.mic.gov.vn 27. www.pcworld.vn 28. www.quantrimang.com 29. www.echip.com.vn 30. www.caohockinhte.com.vn 31. www.quangninh.gov.vn 32. www.baodautu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 124 - 133)