Nhóm chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ hay tỷ lệ nội hoàn (IRR –

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 46 - 133)

6. Bố cục của luận văn

2.2.5. Nhóm chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ hay tỷ lệ nội hoàn (IRR –

Internal Rate of Retur).

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tài thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi (NVP = 0).

Để xác định IRR thƣờng sử dụng phƣơng pháp nội suy. Theo phƣơng pháp này cần tìm 2 tỷ suất chiết khấu r1 và r2 (r2>r1) sao cho ứng với r1 ta có NPV1>0; ứng với r2 có NPV2<0.IRR đƣợc xác định theo công thức sau:

IRR = r1 + NPV1 /NPV1 - NPV2 (r2 - r1) Trong đó:

R2 > r1 và r2 - r1 ≤ 5%

NPV1 > 0 gần 0 và NPV2 <0 gần 0

Là khoảng thời gian để hoàn trả vốn đầu tƣ ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm, thƣờng đƣợc tính bằng phƣơng pháp cộng dồn nhƣ sau: 0 n i  (W +D)iPV ≥Iv0 Trong đó:

W: Lợi nhuận thuần hàng năm D: Khấu hao hàng năm

CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Địa giới Quảng Ninh trải rộng từ kinh độ Đông 106025’ đến kinh độ Đông 108025’ và từ vĩ độ Bắc 20040’ đến vĩ độ Bắc 21040’. Bề ngang từ đông sang tây, khoảng dài nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng dài nhất là 102 km.

Quảng Ninh có khoảng hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chƣa có tên.

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái giáp huyện Phòng Thành và thành phố Đông Hƣng, tỉnh Quảng Tây với chiều dài 132,8km. Đôi bên có chỗ núi đồi và thung lũng nối liền (40,8km), còn phần lớn (92km) ngăn cách bởi sông suối, trong đó có đoạn thƣợng nguồn sông Ka Long và sông Bắc Luân.

Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lƣới đƣờng bộ, đƣờng sắt và cảng biển lớn đang đƣợc mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nƣớc ở phía Bắc (có thể cho cả các tỉnh Tây – Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lƣu kinh tế với các vùng khác trong cả nƣớc và với nƣớc ngoài, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nƣớc trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới.

* Địa hình

Vùng núi chia làm hai miền:

- Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Ðây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Ðại Sơn từ Trung Quốc, hƣớng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam.

- Vùng núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Ðông Triều.

Vùng trung du và đồng bằng ven biển:

Gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Ðó là vùng Ðông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hƣng, nam Tiên Yên, Quảng Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Ðó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hƣng (đảo Hà Nam), đông Yên Hƣng, Ðồng Rui (Tiên Yên), nam Quảng Hà, nam Móng Cái. tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhƣng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cƣ trù phú của Quảng Ninh.

Vùng biển và hải đảo:

Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nƣớc (2078/2779), đảo trải dài theo đƣờng ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn nhƣ đảo Cái Bầu, Bane Sen, lại có đảo chỉ nhƣ một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Ðồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng.

Điều kiện địa hình chủ yếu là núi đá là điều kiện khó khăn để phát triển hạ tầng mạng. Tuy nhiên đặc điểm đó cũng tạo nên những kỳ quan du lịch nổi tiếng

thế giới, mang lại thị trƣờng có nhu cầu từ khách du lịch khi tham quan Quảng Ninh, điều kiện rất thuận lợi để khai thác hiệu quả hạ tầng mạng.

*Khí hậu

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có bồn mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng nhiệt đới - gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mƣa, gió là gió đông bắc.

So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hƣởng gió mùa đông bắc mạnh hơn. Ðây là nơi "đầu sóng ngọn gió". Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thƣờng lạnh hơn từ 1 đến 30

C. Trong những ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Quảng Hà, nhiệt độ có khi xuống dƣới 0oC. Quảng Ninh cũng chịu ảnh lớn của báo tố. Bão thƣờng đến sớm (các tháng 6,7,8) và có cƣờng độ khá mạnh, nhất là ở vùng đảo và ven biển.

Khí hậu Quảng Ninh mang nét đặc trƣng của Việt Nam đó là độ ẩm cao, gây ảnh hƣởng nhiều đến tuổi thọ cũng nhƣ chất lƣợng thiết bị mạng. Ngoài ra có những vùng có khí hậu đặc biệt khắc nghiệt, gây ảnh hƣởng lớn cho công tác xây dựng và vận hành thiết bị mạng.

3.1.2. Khái quát về đặc điểm KT-XH của tỉnh

3.1.2.1. Về phát triển kinh tế và các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ: vụ:

(1) Kinh tế duy trì mức tăng trƣởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nƣớc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) ƣớc đạt 14.920 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ (năm 2010 tăng 12,3%). Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tuy chƣa đạt kế hoạch đề ra (KH tăng 13%), song đây cũng là mức tăng cao so với nhiều tỉnh, thành phố khác. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực: giảm tỷ trọng

ngành nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

(2) Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trƣởng đều, nhƣng chƣa đạt mức tăng theo kế hoạch đề ra, hoạt động xây dựng tiếp tục phát triển.

Do những yếu tố tác động khách quan của nền kinh tế, ngành công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao, sức mua của nền kinh tế thấp, một số mặt hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm.

Một số sản phẩm chủ lực đều tăng so với cùng kỳ, có sản phẩm tăng cao và vƣợt kế hoạch nhƣ: điện sản xuất ƣớc vƣợt 3,22 tỷ kwh, tăng 59,1% CK; sản xuất than tuy có nhiều khó khăn, nhƣng phát triển ổn định, sản lƣợng sản xuất năm 2011 tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản tiếp tục đƣợc quan tâm tập trung chỉ đạo: Tỉnh quán triệt và kiên quyết dừng, hoãn, giãn tiến độ đối với các dự án, công trình chƣa thực sự cấp bách, hoặc không có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch để tập trung ƣu tiên bố trí cho các dự án, công trình có khả năng hoàn thành sớm, các công trình cấp bách, quan trọng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011. Do vậy, nguồn vốn đầu tƣ năm nay đƣợc bố trí tập trung và hiệu quả, nhất là đối với các công trình đảm bảo an sinh xã hội nhƣ: hệ thống kênh mƣơng, hồ đập, điện, nƣớc, trƣờng học, trạm y tế…

(3) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vƣợt qua đƣợc khó khăn và đạt mức tăng trƣởng khá:

- Trồng trọt: diện tích gieo trồng đạt 98,6% so cùng kỳ, nhƣng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt cả năm ƣớc đạt 237.521 tấn, tăng 2% (ƣớc tăng 4.731 tấn) so cùng kỳ; năng suất lúa, ngô bình quân cả năm đều tăng hơn cùng kỳ.

- Chăn nuôi: do ảnh hƣởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài ngay từ đầu năm, nên số lƣợng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm.

- Lâm nghiệp: công tác trồng mới rừng tập trung năm 2011 đạt 11.121 ha tăng 3% so với kế hoạch; công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng hiện có đạt 100% kế hoạch giao.

- Thủy sản: do giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh nhƣ điện, xăng dầu, thức ăn nuôi thủy sản, nên tổng sản lƣợng thủy sản ƣớc thực hiện cả năm giảm hơn so với cùng kỳ, ƣớc đạt 83.011 tấn, bằng 99,8% CK. Giá trị thuỷ sản xuất khẩu ƣớc đạt 24,8 triệu USD, tăng 10,8% so cùng kỳ.

(4) Các ngành dịch vụ: do chịu ảnh hƣởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế; sản lƣợng của các ngành sản xuất chính sụt giảm, kéo theo sự tác động ảnh hƣởng có tính chất lan truyền từ thu nhập đến tiêu dùng và kích cầu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, thêm vào đó là lạm phát, giá cả tăng cao, các hoạt động kinh tế cửa khẩu không ổn định do chính sách biên mậu của nƣớc bạn luôn thay đổi. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ƣớc đạt 31.632 tỷ đồng, bằng 95,3% kế hoạch và tăng 26,6% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2011 ƣớc tăng khoảng trên 15% so với cùng kỳ.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ƣớc đạt 2.433 triệu USD, bằng 100% KH và tăng 10,1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 1.883 triệu USD, tăng 12,1% cùng kỳ.

- Hoạt động du lịch đảm bảo duy trì mức tăng trƣởng. Tổng lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh ƣớc đạt trên 6 triệu lƣợt khách, bằng 111,1% kế hoạch, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 2,3 triệu lƣợt. Tổng doanh thu từ du lịch ƣớc đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cùng kỳ.

- Hoạt động ngân hàng tăng trƣởng ổn định, chất lƣợng tín dụng tốt. Tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng dự kiến năm 2011 đạt 56.000 tỷ, tăng 16,3% so với 31/12/2010, trong đó: vốn huy động tại địa phƣơng ƣớc đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 17,7% cùng kỳ.

- Dịch vụ bƣu chính, chuyển phát hoạt động ổn định; hàng hoá, bƣu phẩm, bƣu kiện, vật phẩm đƣợc chuyển, phát phục vụ nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển mạnh nhờ việc hoàn thành nâng cấp tuyến đƣờng huyết mạch đoạn Mông Dƣơng - Móng Cái và nâng cấp một số bến cảng thủy nội địa.

(5) Đầu tƣ phát triển: tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2011 ƣớc thực hiện đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của Tỉnh, cụ thể: vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc 288 tỷ chiếm 0,7%; vốn các doanh nghiệp nhà nƣớc (bao gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%; vốn dân cƣ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 8,1%.

Đến hết năm 2011, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho 3 dự án, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh lên 89 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 3,729 tỷ USD.

Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2011 khoảng 1.154 doanh nghiệp, bằng 85,48% so với năm 2010, tổng vốn đăng ký kinh doanh ƣớc đạt 9.380 tỷ đồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7.698 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 84.366 tỷ đồng.

(6) Thu chi ngân sách nhà nƣớc có nhiều cố gắng và đạt kết quả cao: Trƣớc những khó khăn trong năm 2011, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, Tỉnh đã tập trung bám sát các chỉ đạo của Trung ƣơng

và thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách, khuyến khích tạo nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ nhiệm vụ chi…Kết quả: tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 26.344 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa (phần cân đối ngân sách) ƣớc đạt 13.150 tỷ đồng, tăng 35% CK, tăng 32% dự toán (vƣợt thu trên 3.000 tỷ dành cho thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển); thu xuất nhập khẩu ƣớc đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 2,4% dự toán, các khoản thu đƣợc để lại quản lý qua ngân sách Nhà nƣớc 194,5 tỷ đồng, tăng 35% dự toán.

Tổng chi ngân sách địa phƣơng dự kiến đạt 12.579,4 tỷ đồng, bằng 146% dự toán. Trong đó chi đầu tƣ phát triển ƣớc đạt 6.336 tỷ đồng, chi thƣờng xuyên 6.412,9 tỷ đồng, đạt 119% dự toán. Về cơ bản, nhiệm vụ chi đã đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ HĐND tỉnh giao đầu năm và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh.

(7) Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới:

Đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy từ cấp tỉnh đến cấp xã, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đã bƣớc đầu tạo nhận thức và sự đồng thuận trong nhân dân. Đến nay, có 107/125 xã đã thông qua phƣơng án quy hoạch và 27/107 xã đã đƣợc phê duyệt quy hoạch. Tỉnh đã hỗ trợ 1.507 tỷ đồng vốn ngân sách tập trung đầu tƣ các công trình thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi, trƣờng học, nhà văn hóa thôn, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng nông thôn...

3.1.2.2. Tập trung chăm lo bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, góp phần thiết thực vào ổn định và cải thiện đời sống nhân dân: góp phần thiết thực vào ổn định và cải thiện đời sống nhân dân:

Mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, bất lợi, song với sự chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nên các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống dịch bệnh đƣợc quan tâm.

Các hoạt động văn hoá, tuyên truyền các sự kiện chính trị, xã hội đƣợc quan tâm tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh; tiếp tục triển khai nhiều hoạt động văn hóa, tăng cƣờng quản lý các lễ hội và tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Hoạt động thể thao tiếp tục đƣợc quan tâm nâng cao chất lƣợng, các hoạt động thể dục thể thao quần chúng đƣợc các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thƣờng xuyên tổ chức. Năm 2011, đã tổ chức 20 giải cấp tỉnh với trên 1000 VĐV, tham gia 8 giải thể thao phong trào toàn quốc đạt 32 huy chƣơng vàng, 10 bạc và 13 huy chƣơng đồng.

3.1.2.3. Khoa học công nghệ, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đạt đƣợc những kết quả tích cực:

Các hoạt động khoa học công nghệ tiếp tục đƣợc triển khai toàn diện và đạt đƣợc một số kết quả nổi bật. Đã triển khai 01 nhiệm vụ cấp nhà nƣớc, 33 nhiệm vụ cấp tỉnh và 6 nhiệm vụ cấp cơ sở.

Công tác tài nguyên và môi trƣờng tiếp tục đƣợc quan tâm thực hiện. Công tác kiểm tra quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đƣợc duy trì thƣờng xuyên, đã thực hiện tổng rà soát các dự án có sử dụng đất, các dự án, nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. Kiên quyết xử lý những đơn vị vi phạm, xử lý, giải quyết dứt điểm đối với những cơ sở gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 46 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)