6. Bố cục của luận văn
1.1.4. Vai trò của CNTT
Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT-TT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ƣu việt này của CNTT-TT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tƣ duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con ngƣời.
CNTT với một thành quả là mạng Internet đang mang lại cho thế giới loài ngƣời một thành quả mới là sự công bằng, đó là công bằng về thông tin. Công bằng thông tin đƣợc thể hiện cả hai chiều, đó là mọi ngƣời đều có khả năng lấy đƣợc thông tin hữu ích cho mình và mọi ngƣời đều có khả năng đƣa thông tin của mình ra thế giới một cách bình đẳng, cho dù ngƣời đó ở giữa thành phố New York phồn vinh hiện đại hay một làng quê xa xôi hẻo lánh nhất Việt Nam.
Chủ đầu tƣ
Tổng thầu thực hiện toàn bộ dự án
Công nghệ thông tin (CNTT) là động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và kích thích tăng lực đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế quốc dân của mỗi nƣớc nói riêng. Theo tính toán của IDC, doanh thu của thị trƣờng sản phẩm và dịch vụ CNTT trên thế giới trong năm 2002 đã đạt trên 1.000 tỷ USD, dự báo đến năm 2005 doanh thu của thị trƣờng này sẽ đạt 1.400 tỷ USD.
Sự phát triển của CNTT đã tạo ra hàng loạt ngành nghề mới có giá trị gia tăng cao, đã đào tạo đƣợc hàng triệu nhân công CNTT có tay nghề cao; tạo ra nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nƣớc, từ thu thuế (nhiều chục tỷ USD mỗi năm).
Mặc dù gần đây có hiện tƣợng suy thoái kinh tế, nhƣng các doanh nghiệp CNTT vẫn giữ vai trò then chốt trong việc làm sống lại nền kinh tế của các quốc gia và đóng góp phần đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế trong 10 năm gần đây. Tiêu biểu là khu CNCN phần mềm tại TP Đà Nẵng.
1.1.5. Đặc điểm của hoạt động đầu tƣ các dự án công nghệ thông tin 1.1.5.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT
1.5.1.1.1. Nhân tố khách quan ảnh hƣởng tới chất lƣợng và hiệu quả của việc quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT
- Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố khách quan ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả của việc đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể, trong điều kiện thời tiết mƣa, bão, lũ lụt... dẫn đến hạ tầng của công trình bị hƣ hỏng, chất lƣợng đƣờng truyền kém.
- Tình hình biến động giá trên thị trƣờng làm ảnh hƣởng đến việc mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác đầu tƣ dự án.
1.5.1.1.2. Nhân tố chủ quan ảnh hƣởng tới chất lƣợng và hiệu quả của việc quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT
Các chủ thể tham gia dự án từ khâu chuẩn bị đầu tƣ đến kết thúc dự án (Chủ đầu tƣ, Tƣ vấn, Nhà thầu thi công...) cụ thể là:
- Công tác khảo sát thiết kế, lựa chọn giải pháp thiết kế, sử dụng công nghệ thi công.
- Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn, từ Tƣ vấn lập dự án, Tƣ vấn KSTK đến Tƣ vấn thẩm tra, Tƣ vấn giám sát, Tƣ vấn kiểm định chất lƣợng.
- Quy trình thiết kế, quy trình thi công chuyên ngành.
- Sự tuân thủ trong quá trình thi công và năng lực của nhà thầu. - Đầu tƣ thiết bị và công nghệ của các đơn vị.
- Quản trị tài chính.
- Chính sách quản trị nguồn nhân lực.
- Công tác quản lý, giám sát trong quá trình thực hiện. - Đấu thầu.
- Kinh phí bảo trì, duy tu, sửa chữa công trình.
1.1.5.2. Tầm quan trọng của dƣ̣ án ứng dụng CNTT trong việc xây dƣ̣ng Chính Quyền điện tử và phát triển KT-XH
CNTT đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đặc biệt là hoạt động quản lý nhà nƣớc. Nhận thức đƣợc lợi ích và tầm quan trọng của CNTT&TT trong việc duy trì và thúc đẩy sự phát triển bền vững; trong những năm vừa qua lĩnh vực CNTT nói chung và hoạt động ứng dụng CNTT nói riêng đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và ngày càng sâu rộng trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Ngày 22/9/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” trong đó nhấn mạnh “công nghệ thông tin và truyền thông là động lực quan trọng góp phần đảm bảo sự tăng trƣởng và phát triển bền vững của đất nƣớc, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân”.
1.1.5.3. Nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nƣớc
Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nƣớc là vấn đề bức xúc trong tình hình hiện nay; có đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển thông tin, công nghệ thông tin mới làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ và phát triển kinh tế - xã hội; đóng góp trực tiếp và hiệu quả cho cải cách hành chính nhà nƣớc, cho sự phát triển đất nƣớc trong giai đoạn mới – khi cả nƣớc cùng toàn nhân loại đang bƣớc vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của kinh tế tri thức.
Thực hiện Luật Công nghệ thông tin, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc. Nghị định này quy định cụ thể về việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, cung cấp nội dung thông tin, phát triển nguồn nhân lực CNTT, đầu tƣ cho ứng dụng CNTT. Qua đó, Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTTtrong các cơ quan nhà nƣớc nhằm cải tiến và minh bạch các quy trình công việc, thủ tục hành chính. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho phép các cơ quan xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của riêng mình trong những năm gần đây. Nghị định đã giúp cho quá trình thu thập những yếu tố cần thiết và nền tảng pháp lý ban đầu cho việc xây dựng Chính quyền điện tử.
Ứng dụng tin học và CNTT trong quản lý hành chính nhà nƣớc góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nƣớc, các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử (Chính quyền điện tử); cải tiến quy trình công việc, thủ tục và chuẩn hóa nghiệp vụ; áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc, bao gồm các nội dung chủ yếu nhƣ: hệ thống thƣ điện tử; hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành và số hóa nguồn thông tin chƣa ở dạng số theo thứ tự ƣu tiên về thời gian và tầm quan trọng; tăng cƣờng sử dụng văn bản điện tử; phát triển và cung cấp thông tin trực tuyến phục vụ cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nƣớc; thông tin công khai về tuyển dụng, chế độ lƣơng, hƣu, bảo hiểm, khen thƣởng và kỷ luật. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng cũng cần tiếp tục xây dựng và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.
Bên cạnh đó, các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; các cuộc họp của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng với các cơ quan trực thuộc cần đảm bảo thực hiện từ xa; đồng thời giúp cho việc xử lý thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt cho tổ chức, ngƣời dân và doanh nghiệp..
1.1.5.4. Trao đổi thông tin phục vụ ngƣời dân và Doanh nghiệp
Việc ứng dụng CNTT trong kế hoạch xây dựng chính quyền điện tử góp phần phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp. Các dự án đƣợc triển khai nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nƣớc hoạt động công khai, minh bạch, phục vụ
tốt hơn ngƣời dân và doanh nghiệp. Hiện nay, hầu hết các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã có trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT đã bắt đầu đƣợc ứng dụng tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông của một số địa phƣơng.
Do đó, việc xây dựng các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp tại các địa phƣơng, đặc biệt là các hệ thống thông tin về dân cƣ, tài nguyên và môi trƣờng; ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh; phổ cập ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục, y tế; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh; bƣớc đầu ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, phạm vi ảnh hƣởng rộng, bao gồm: ứng dụng CNTT trong quản lý giao thông đô thị, ứng dụng CNTT trong công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, ứng dụng CNTT trong công tác dự báo thời tiết,… là rất cần thiết. Đồng thời là căn cứ nhu cầu quản lý thực tế, xây dựng các hệ thống thông tin quy mô quốc gia trên cơ sở kết nối, tổng hợp thông tin từ địa phƣơng các cấp.
Theo Đề án đã phê duyệt, đến năm 2020, Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nƣớc dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản đƣợc cung cấp trên mạng cho ngƣời dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng); 100% các ngành công nghiệp then chốt của đất nƣớc, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.
1.1.5.5. Điều hành hoạt động tác nghiệp của các cơ quan QLHCNN
Tính đến năm 2011, có 100% cơ quan cấp bộ, cơ quan ngang bộ đã vận hành và sử dụng mạng thông tin nội bộ (LAN) để gửi, nhận và lƣu chuyển thông tin cho các mục đích cụ thể , riêng biệt. Song song với việc sử dụng mạng thông
tin nội bộ, các cơ quan cũng đã chú trọng lắp đặt các hệ thống và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong quá trình trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khai thác và ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT trong quá trình điều hành hoạt động tác nghiệp của các cơ quan QLHCNN nhằm bảo mật các thông tin nội bộ trong chính phủ nhờ sƣ̉ dụng hệ thống tƣờng lƣ̉a , hệ thống phát hiện, phòng chống truy cập trái phép ; sƣ̉ dụng phần mềm quét , lọc thƣ rác trong hệ thống thƣ điện tƣ̉ sƣ̉ dụng tại cơ quan; hệ thống an toàn dƣ̃ liệu trong mạng cục bộ nhƣ tủ/băng đĩa/SAN/NAS.
Nhƣ vậy, có thể thấy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các bộ, cơ quan ngang bộ đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc của cán bộ, công chức. Ngoài ra, một số đơn vị tiêu biểu đã trang bị đƣợc cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở mức tiên tiến, hiện đại. Trong những năm qua, việc đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật CNTT ở các cơ quan nhà nƣớc tại các địa phƣơng đã đƣợc các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm. Các cơ quan, địa phƣơng, Sở, Ban, ngành đã trang bị máy tính và kết nối Internet cho cán bộ, công chƣ́c, viên chức phục vụ tác nghiệp trong hoạt động công việc. Song song với việc kết nối mạng Internet thì việc sử dụng hệ thống thƣ điện tử và hiệu quả sử dụng hòm thƣ điện tử phục vụ cho công việc của các cán bộ công chức, viên chức tại các cơ quan Nhà nƣớc chiếm một tỉ lệ cao. Ngoài ra, ứng dụng thƣ điện tử, công tác tin học hóa hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc qua mạng cũng đƣợc các Bộ, ngành cũng rất đƣợc quan tâm – chú trọng. Hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã đƣa các thông tin chỉ đạo , điều hành công việc lên môi trƣờng mạng và triển khai hệ thống quản lý văn bản trên môi trƣờng mạng Internet.
Trong công việc thƣờng nhật và các tác vụ chuyên môn, ứng dụng CNTT góp phần đảm bảo tính chính xác, tăng cƣờng tốc độ và hiệu quả xử lý công việc. Hiện nay, tại các bộ và cơ quan ngang bộ đã trang bị phần mềm và hệ thống CNTT để hỗ trợ xử lý công việc trong các lĩnh vực chuyên môn. Do hiệu quả
tích cực mà ứng dụng CNTT mang lại nên số lƣợng các đơn vị triển khai với mỗi ứng dụng nội bộ tƣơng đối cao.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, hầu hết các phần mềm ứng dụng đều đã và đang đƣợc triển khai tại ít nhất là khoảng 50% số tỉnh, thành trên cả nƣớc. Tƣơng tự nhƣ tại các bộ, cơ quan ngang bộ - hệ thống hiện có mức triển khai hạn chế nhất ở các tỉnh, thành trên cả nƣớc là hệ thống ứng dụng chữ ký số trong việc gửi/nhận văn bản và thƣ điện tử - mặc dù công nghệ này còn chiếm số lƣợng ít nhƣng đó cũng là một trong những đóng góp của CNTT trong hoạt động tác nghiệp tại các cơ quan QLHCNN.
1.1.5.5. Tạo ra kênh thông tin mới giúp ngƣời dân tham gia vào công tác xã hội
Sƣ̣ liên tục và rộng khắp trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển và ƣ́ng dụng CNTT phản ánh thực tế là CNTT và truyền thông chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong phát tri ển kinh tế - xã hội các cấp. Phát triển CNTT trở thành một trong nhƣ̃ng yếu tố thiết yếu tạo động lƣ̣c cho sƣ̣ phát triển bền vƣ̃ng. Đối với một số lĩnh vực trọng điểm phục vụ cộng đồng nhƣ y tế, giáo dục, tài nguyên môi trƣờng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, và đặc biệt trong ngành du lịch, ứng dụng CNTT đã tạo ra môi trƣờng hoạt động trực tuyến, cung cấp cho ngƣời dân dịch vụ công thuận tiện hơn từ đó tăng khả năng tiếp cận thông tin và tri thức, đóng góp vào sự tăng trƣởng, phát triển kinh tế, giảm khoảng cách xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Đồng thời, tạo thêm các kênh thông tin mới giúp cho ngƣời dân thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của mình (thông qua các diễn đàn trao đổi, đóng góp ý kiến, đề xuất cơ chế chính sách, chuyên mục hỏi đáp,…).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý triển khai dƣ̣ án ƣ́ng dụng CNTT ở một số đơn vị của Hà Nội
a. Một số kinh nghiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về kinh nghiệm triển khai dự án ứng dụng CNTT:
- Về mục tiêu, phạm vi dự án: Đây là yếu tố quan trọng nhất cần đƣợc xác định rõ ngay khi bắt đầu xây dựng dự án, nếu không nguy cơ thất bại dự án rất cao. Trong đó, cần lƣu ý các vấn đề:
+ Dự án không phải giải quyết tất cả các vấn đề, vì thời gian, kinh phí, nguồn lực cho dự án là giới hạn. Ranh giới của dự án đến đâu, những nội dung gì