Tình hình ứng dụng CNTT tại tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 133)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Tình hình ứng dụng CNTT tại tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phƣơng trong tỉnh luôn quan tâm đối với việc đầu tƣ, ứng dụng và

phát triển CNTT, các cấp lãnh đạo đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò của việc ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đắc lực trong việc bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển mạnh, chất lƣợng đảm bảo, toàn tỉnh đạt mật độ thuê bao điện thoại trên 166 thuê bao/100 dân; có 79.552 hộ gia đình có máy tính; 59.947 hộ có kết nối Internet băng rộng (theo phiếu thu thập số liệu về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng CNTT-TT tỉnh Quảng Ninh tháng 8 năm 2011). Nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đã đầu tƣ hạ tầng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, truyền hình cáp (tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 7.409 doanh nghiệp, có 3.758 doanh nghiệp kết nối internet chiếm 51%. Tổng số máy vi tính của các doanh nghiệp 107.430 máy vi tính), tăng mức độ cạnh tranh mang lại lợi ích cho ngƣời dân sử dụng dịch vụ. Mạng cáp quang đƣợc xây dựng đến 181/186 xã, phƣờng, thị trấn (theo số liệu cuộc điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe nhìn năm 2010) đạt tỉ lệ 97,3%, (còn lại 5 xã gồm: Phú Hải, Cái Chiên thuộc huyện Hải Hà, Cẩm La, Tiền Phong thuộc huyện Yên Hƣng, Thanh Lân thuộc huyện Cô Tô do địa hình phức tạp và là xã đảo nên việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn) chất lƣợng đƣờng truyền ngày càng cao; thông tin liên lạc luôn thông suốt, phục vụ tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phục vụ yêu cầu phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai và cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân trong tỉnh.

Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể chính trị, các doanh nghiệp đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, 100% các cơ quan nhà nƣớc của tỉnh đã có mạng LAN (tổng số máy vi tính trong các cơ quan nhà nƣớc của tỉnh là 8.885, trong đó có 8.157 đƣợc kết nối mạng internet chiếm 92%).

Mạng Truyền số liệu chuyên dùng đã đƣợc triển khai đến các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Nhiều CSDL quan trọng trên các lĩnh vực bƣớc đầu đã đƣợc xây dựng, đƣa vào khai thác, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý của các cấp uỷ, chính quyền trong tỉnh; 18/20 sở, ban, ngành và 14/14 Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều đã triển khai phần mềm quản lý hồ sơ công việc. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng của các đơn vị còn nhiều hạn chế; cổng thông tin của tỉnh đã cung cấp 1457 thủ tục hành chính công; 100 % các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố đều có kênh thông tin thành phần trên Cổng điện tử; ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá thƣơng hiệu của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ ngày càng rộng rãi.

Nguồn nhân lực về CNTT ngày càng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. 100% cán bộ công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện đều có trình độ cơ bản về CNTT. Hầu hết các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc của tỉnh đều có cán bộ chuyên trách về CNTT. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chuyên về CNTT của tỉnh đã đƣợc mở rộng về quy mô, tăng cƣờng về cơ sở vật chất, củng cố chất lƣợng đội ngũ giảng viên, giáo viên.

Công nghiệp CNTT đã đƣợc quan tâm phát triển với các loại hình cung cấp dịch vụ CNTT, nghiên cứu sản xuất phần mềm và dịch vụ nội dung số. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 330 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ điện tử, viễn thông và CNTT (có 24 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, gia công, cung cấp sản phẩm/dịch vụ phầm mềm, 25 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, lắp ráp, cung cấp sản phẩm/dịch vụ phần cứng - điện tử, 09 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ nội dung số....).

Công tác quản lý nhà nƣớc về CNTT đƣợc tăng cƣờng; môi trƣờng pháp lý và hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng và phát triển CNTT ngày càng hoàn thiện.

* Môi trƣờng pháp lý:

Năm 2011, UBND Tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo mãnh mẽ việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc và đã ban hành các văn bản chỉ đạo, ƣu tiên bố trí nguồn lực cho CNTT, bao gồm:

- Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 11/5/2011 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc tỉnh Quảng Ninh.

- Quyết định 1842/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2015.

- Kiện toàn lại tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh.

- Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tập đoàn FPT, các ngành, địa phƣơng của Tỉnh xây dựng Quy hoạch Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh.

* Hạ tầng kỹ thuật

Đến nay, 100% sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; 46,2% số xã đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN), 92% máy tính trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc kết nối Internet. 100% cán bộ cơ quan Nhà nƣớc đã đƣợc trang bị máy tính.

Trung tâm tích hợp dữ liệu của Tỉnh sau khi nâng cấp giai đoạn I đã đi vào hoạt động ổn định đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống thông tin của tỉnh hoạt động nhƣ: Cổng thông tin điện tử, Hệ thống thƣ điện tử, Hệ thống số hóa, Dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, Altas điện tử Quảng Ninh, CSDL Doanh nghiệp; kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của Đảng, Nhà nƣớc tới các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh...

Các CSDL chuyên ngành đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng trong năm 2011 nhƣ: CSDL Atlas điện tử; CSDL Doanh nghiệp; CSDL hộ tịch tƣ pháp và nhiều CSDL đang đƣợc đầu tƣ nhƣ: CSDL quản lý Y tế; CSDL đất đai Thành phố Uông Bí; CSDL quản lý tổng thể bệnh viện đa khoa khu vực Bãi cháy.

Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến phục vụ giao ban điện tử đã đƣợc triển khai tại 49điểm trên địa bàn tỉnh. Năm 2011, thực hiện chƣơng trình Nông thôn mới, Tỉnh đã ƣu tiên xây dựng Hội nghị truyền hình trực tuyến tại 23 xã cho các địa phƣơng nhƣ: Thành phố Uông bí và Huyện Tiên Yên. Bên cạnh đó Tỉnh cũng đang đầu tƣ xây dựng 01 điểm cầu hội nghị truyền hình trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông để phục vụ cho các cơ quan tại Trụ sở Liên cơ quan số 2 nâng tổng số điểm cầu lên thành 73 điểm.

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng 2011 và kế hoạch UNCNTT 2012)

3.3.1. Ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng và Nhà nƣớc

*Cơ sở hạ tầng CNTT trong các cơ quan Đảng.

Hạ tầng CNTT trong các cơ quan Đảng tỉnh Quảng Ninh đã đƣợc trang bị tƣơng đối đồng bộ. Đến nay, mạng tin học các Ban của Đảng, các Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ trang bị đƣợc 50 máy chủ, 417 máy trạm các loại, các thiết bị mạng (Switch, Router, Modem) và các thiết bị khác (máy in, UPS, scanner, thiết bị lƣu trữ chuyên dụng,…), xây dựng đƣợc 21/21 đơn vị có mạng nội bộ kết nối với mạng diện rộng của Đảng, các Ban của Đảng kết nối với Văn phòng Tỉnh uỷ qua hệ thống cáp quang.

Bảng 3.1: Hạ tầng phần cứng CNTT tại các cơ quan Đảng Tên đơn vị hành chính Tổng số máy Có kết nối WAN Có mạng LAN Có kết nối Internet Văn phòng tỉnh uỷ 59 Có Có Có Ban tổ chức tỉnh uỷ 15 Có Có Không UB kiểm tra tỉnh uỷ 16 Có Có Có Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ 14 Có Có Có Ban Dân vận tỉnh uỷ 15 Có Có Có Đảng uỷ CQDC Đảng tỉnh 18 Có Có Có Các Đảng bộ trực thuộc 26 Có Có Thành uỷ Hạ Long 23 Có Có Có Thị uỷ Cẩm Phả 24 Có Có Có Thị uỷ Móng Cái 26 Có Có Có Thị uỷ Uông Bí 23 Có Có Có Huyện uỷ Đông Triều 21 Có Có Có Huyện uỷ Yên Hƣng 27 Có Có Có Huyện uỷ Hoành Bồ 22 Có Có Có Huyện uỷ Vân Đồn 19 Có Có Có Huyện uỷ Cô Tô 16 Có Có Không Huyện uỷ Ba Chẽ 16 Có Có Có Huyện uỷ Tiên Yên 20 Có Có Có Huyện uỷ Bình Liêu 23 Có Có Có Huyện uỷ Đầm Hà 21 Có Có Có Huyện uỷ Hải Hà 23 Có Có Có

Tổng 467 16 21 18

Kiến trúc mạng diện rộng của Tỉnh ủy:

Hình 3.1: Kiến trúc mạng diện rộng của Tỉnh ủy

Building Distribution/Access Catalyst 3560 2950 Core/Edge dis. IDS4240 Core Cisco 2821/ CallManager Express WAN module IPS4240 Dial - up Các đảng uỷ trực thuộc ServerFarm Catalyst 3560 Firewall ASA5520 Firewall, máy chủ dịch vụ UBND Catalyst 3560 NGN

Các quận, huyện, ban đảng

Kiến trúc mạng diện rộng của các huyện, thị, thành ủy:

Hình 3.2: Kiến trúc mạng diện rộng cuat các huyện, thị, thành ủy

Cat2960 Cisco 2801 WAN module NGN (Thành uỷ) Firewall, máy chủ dịch vụ Dial - up Các đảng uỷ Xã, phường

* Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng.

Hạ tầng CNTT trong các cơ quan Đảng của tỉnh đã đƣợc xây dựng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 06. Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng từng bƣớc đƣợc thực hiện có hiệu quả, góp phần đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, lề lối làm việc của cơ quan Đảng, qua đó cũng thể hiện quyết tâm

của Đảng bộ tỉnh trong việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cấp uỷ.

* Cơ sở hạ tầng CNTT tại các cơ quan quản lý Nhà nước

Trong những năm gần đây tỉnh đã có nhiều quan tâm chú trọng đến vị trí, vai trò của CNTT nhƣ kiện toàn tổ chức, bổ sung nhân sự..; tuy nhiên việc ứng dụng giữa các đơn vị thiếu sự đồng bộ và thiếu sự thống nhất.

Các sở, ban, ngành đã triển khai hệ thống mạng LAN nội bộ theo đề án 112 và đã cho kết quả khả quan trong việc ứng dụng CNTT vào xử lý công việc. An ninh mạng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đã có các thiết bị cơ bản đảm bảo an ninh mạng (firewall), thiết bị định tuyến (Router) và đã có 13 máy chủ đều để sử dụng các phần mềm ứng dụng.

Các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hầu nhƣ chƣa có thiết bị đảm bảo an ninh mạng. Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố dùng các thiết bị Switch, Hub để kết nối mạng LAN và modem ADSL Internet.

Hệ thống mạng diện rộng tỉnh Quảng Ninh (WAN) đang trong giai đoạn triển khai, sẽ tạo điều kiện để phát triển các ứng dụng CNTT cho hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc.

* Ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý Nhà nước

- Hệ thống thƣ điện tử của tỉnh đƣợc đƣa vào khai thác, phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin và chỉ đạo điều hành một cách có hiệu quả. Hiện nay đã có trên 6000 hộp thƣ điện tử tăng hơn 700 hộp thƣ so với năm 2010. 100% CBCC đã sử dụng hộp thƣ điện tử phục vụ cho công việc.

- Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đã đƣợc triển khai tại tại 18/20 các sở, ban, ngành; 14/14 Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay một số đơn vị chƣa thực sự

ứng dụng hoặc ứng dụng rất ít. Nguyên nhân do hệ thống vẫn còn 1 số lỗi và thiếu một số tính năng, chức năng. Năm 2011 Văn phòng UBND tỉnh đang nâng cấp và bổ sung thêm các chức năng của phần mềm.

- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh hoạt động ổn định, năm 2011 triển khai thêm 23 điểm tại các xã của UBND Thành phố Uông Bí và UBND huyện Tiên Yên và 01 điểm tại Sở Thông tin và Truyền thông, nâng tổng số điểm hội nghị truyền hình của tỉnh nên 73 điểm góp phần phục vụ công tác chỉ đạo điều hành nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.

- Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã đƣợc quan tâm đầu tƣ triển khai nhƣ: Atlas điện tử Quảng Ninh, CSDL Doanh nghiệp, CSDL Khoa học và Công nghệ. Trong năm 2011-2012 tiếp tục triển khai các CSDL lớn: CSDL quản lý Y tế, CSDL quản lý bệnh viện, CSDL Tài nguyên và Môi trƣờng, CSDL Đất đai TP Uông Bí, CSDL quản lý tàu thuyền…

- Hệ thống số hóa văn bản đã hoàn thành và đang đƣợc đƣa vào khai thác. Hiện nay, Chi cục Văn thƣ lƣu trữ - Sở Nội vụ đang phối hợp cùng 11 đơn vị trong Trụ sở Liên cơ quan số 2 tiến hành số hóa tài liệu. Trong năm 2011-2012 sẽ triển khai đến 28 đơn vị là các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3.3.2. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống văn hoá xã hội

* Cơ sở hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục.

Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đang rất đƣợc quan tâm. Nhiều đơn vị trƣờng học đã đƣợc đầu tƣ máy tính, kết nối mạng LAN, mạng Internet phục vụ cho việc giảng dạy môn tin học. Tuy nhiên đối với khối Tiểu học và THCS, số lƣợng trƣờng có máy tính chiếm tỷ lệ rất ít. Vì vậy trong thời gian tới phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển hạ tầng CNTT trong trƣờng học nhằm đƣa môn tin học vào giảng dạy trong nhà trƣờng.

Bảng 3.2: Số liệu khảo sát hiện trạng tại các đơn vị trường học TT Danh mục Đơn vị Trung học phổ thông THCS PTCS (Cấp I-II) Tiểu học Công lập Dân lập Tƣ thục 1 Tổng số trƣờng Trƣờng 33 21 7 139 52 164 2 Số trƣờng có dạy môn tin học % 100 33,33 27,34 5,77 3,05 3 Số trƣờng có phòng máy tính % 33 33,33 27,34 5,77 3,05 4 Số trƣờng có mạng LAN % 36,36 5 Số trƣờng có kết nối Internet % 100 14,29 7,19 Tỉnh hiện có 1 Đại học, 6 trƣờng Cao đẳng trong đó có 4 trƣờng đào tạo về CNTT, 3 trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp, 1 trung tâm Đào tạo Tại chức. Các trƣờng này hiện tại đã đƣợc đầu tƣ khá tốt về hạ tầng nhƣ đầu tƣ trang thiết bị máy tính, kết nối mạng LAN, mạng Internet.

Bảng 3.3: Số liệu khảo sát tại trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung tâm đào tạo ĐHTC

TT Danh mục Đơn vị Đại học Cao đẳng TCCN TTĐT ĐHTC 1 Tổng số trƣờng Trƣờng 1 6 3 1 2 Số trƣờng có đào tạo về CNTT % 0 4 3 Số trƣờng có mạng LAN và kết nối Internet % 100 100 100 100

* Ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 406 trƣờng THPT, THCS, PTCS và tiểu học, trong đó có 86 trƣờng đã đƣợc trang bị phòng máy tính đƣa môn tin học vào giảng dạy.

Trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp: 100% đã đầu tƣ trang thiết bị máy tính và bƣớc đầu triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác giảng dạy và quản lý giáo dục.

Theo khảo sát tại 37 đơn vị trong ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh, một số đơn vị đã triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động nhƣ: ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, ứng dụng. CNTT trong quản lý học sinh, quản lý thi, quản lý học phí, đào tạo và các phần mềm phục vụ công tác giảng dạy, phần mềm chấm thi trắc nghiệm, phần mềm EMIS, MISA....

Bảng 3.4: Thống kê phần mềm ứng dụng tại một số đơn vị trường học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)