Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa sự hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics (Trang 38 - 42)

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài, chương 3 sẽ trình bày thang đo sử dụng cho nghiên cứu, tiến độ thực hiện nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và kế hoạch phân tích dữ liệu thu thập được.

3.1 Thiết kế nghiên cứu 3.1.1 Quy trình nghiên cứu 3.1.1 Quy trình nghiên cứu

- Thảo luận nhóm - Phỏng vấn thử

-Phân tích Cronbach alpha

- Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Phân tích hệ số tương quan

-Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội

-Kiểm định các giả thuyết Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Cơ sở khoa học các nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics Nghiên cứu định tính Điều chỉnh thang đo Nghiên cứu định lượng (Bảng câu hỏi khảo sát) Kết quả nghiên cứu và giải pháp Mục tiêu nghiên cứu

3.1.2 Thang đo sử dụng cho nghiên cứu

Sử dụng thang đo Likert 7 điểm, với 1 điểm là hoàn toàn không hài lòng, 7 điểm là hoàn toàn hài lòng.

3.1.3 Thang đo môi trường dịch vụ logistics

Thang đo môi trường dịch vụ logistics được xây dựng dựa trên nền tảng thang đo chỉ số năng lực logistics – chỉ số LPI theo nghiên cứu của Jean-Francois Arvis, Monica Alina Mustra và các cộng sự (2007, 2009) được WB công bố vào năm 2007 và 2010[22][23]. Tuy nhiên, để cho phù hợp với môi trường dịch vụ logistics tại Tp.HCM trong giới hạn phạm vi hàng hóa vận chuyển bằng container đường biển. Sau khi thảo luận nhóm, thang đo môi trường dịch vụ logistics được điều chỉnh lại như sau (kết quả thảo luận nhóm xem phụ lục 1.3):

Nhân tố độ hiệu quả của quy trình thông quan gồm 8 biến quan sát. Nhân tố năng lực và chất lượng dịch vụ logistics gồm 6 biến quan sát. Nhân tố sự thuận lợi của việc sắp xếp chuyển hàng đi với giá cạnh tranh gồm 7 biến quan sát. Nhân tố chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải gồm 6 biến quan sát. Nhân tố khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gởi gồm 6 biến quan sát. Nhân tố sự giao hàng đúng lịch gồm 5 biến quan sát. (Chi tiết xem bảng 3.2)

3.1.4 Thang đo sự hài lòng của nhà cung cấp dịch vụ logistics

Thang đo sự hài lòng dựa trên nghiên cứu của Lassar (2000)[15] gồm 3 biến quan sát. (Chi tiết xem bảng 3.2)

3.1.5 Tiến độ thực hiện nghiên cứu

Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu

STT Dạng Phương pháp Kỹ thuật sử dụng Thời gian Địa điểm

1 Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm 10/2011 Tp.HCM 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp, gởi bảng câu hỏi qua thưđiện tử. 11/2011 đến tháng 3/2012 Tp.HCM

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: định tính (nghiên cứu sơ bộ) và định lượng (nghiên cứu chính thức).

™ Phương pháp nghiên cứu định tính Thảo luận nhóm

Nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo. Công cụ để thu thập dữ liệu định tính là dàn bài thảo luận nhóm (Dàn bài thảo luận nhóm xem phụ lục 1.1, kết quả thảo luận nhóm xem phụ lục 1.3).

Để thu thập dữ liệu định tính, dàn bài thảo luận nhóm được thay thế cho bảng câu hỏi chi tiết. Dàn bài thảo luận nhóm gồm hai phần chính. Phần thứ nhất giới thiệu mục đích và tính chất của việc nghiên cứu. Đây là phần tạo nên không khí thân mật ban đầu và đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của dự án. Phần thứ hai bao gồm các câu hỏi gợi ý cho việc thảo luận để thu thập dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, trang 75)[12].

Nhóm thảo luận gồm 10 người, là những chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực logistics. Nghiên cứu này để bổ sung và điều chỉnh thang đo môi trường dịch vụ logistics. Thang đo này dựa trền nền tảng nghiên cứu của Jean-Francois Arvis, Monica Alina Mustra và các cộng sự (2007, 2009) được WB công bố vào năm 2007 và 2010[22][23].

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Sau khi thảo luận nhóm, bảng câu hỏi khảo sát sẽđược phỏng vấn thử 10 người để xem mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi. Mười người được chọn để phỏng vấn là những người đang công tác trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Sau đó, bảng câu hỏi khảo sát được điều chỉnh trước khi gởi đi khảo sát chính thức. (Bảng câu hỏi khảo sát xem phụ lục 1.4).

™ Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gởi bảng câu hỏi qua thưđiện tử. Nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết. Công cụ để thu thập dữ liệu định lượng là bảng câu hỏi sau khi đã được điều chỉnh lần cuối.

Bảng câu hỏi là công cụ để thu thập dữ liệu định lượng. Bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng thường rất khác nhiều về mặt cấu trúc so với dàn bài thảo luận nhóm dùng trong nghiên cứu định tính. Một bảng câu hỏi tốt phải có đầy đủ các câu hỏi mà nhà nghiên cứu muốn thu thập dữ liệu từ các trả lời và phải kích thích được sự hợp tác của người trả lời (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, trang 100)[12].

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.

3.3 Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu

Thông tin được thu thập bằng hai cách. Cách thứ nhất là phát bảng câu hỏi khảo sát tận nơi các công ty kinh doanh dịch vụ logistics. Sau đó chờ thu lại trực tiếp sau mỗi lần phát ra. Cách thứ hai là gởi bảng câu hỏi qua thưđiện tử và chờ phản hồi thông tin.

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Phương pháp thuận tiện là một phương pháp chọn mẫu thuộc phương pháp chọn mẫu phi xác suất thường dùng trong nghiên cứu thị trường. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, trang 62-63)[12].

Phương pháp phân tích được sử dụng để rút trích nhân tố là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983)[25] Để đạt được kích thước mẫu, 240 bảng câu hỏi đã được gởi đi phỏng vấn.

3.4 Kế hoạch phân tích dữ liệu 3.4.1 Mã hóa các thang đo 3.4.1 Mã hóa các thang đo

Bảng 3.2: Mã hóa các thang đo

STT Mã hóa Diễn giải

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa sự hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)