Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nghiên cứu về chỉ số năng lực logistics – chỉ số LPI của Jean-Francois Arvis, Monica Alina Mustra và các cộng sự (2007, 2009) được WB công bố vào năm 2007 và 2010 [22][23]. Theo đó, chỉ số LPI hình thành nên môi trường dịch vụ logistics gồm sáu nhân tố: độ hiệu quả của quy trình thông quan, chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải, sự thuận lợi của việc sắp xếp chuyển hàng đi với giá cạnh tranh, năng lực và chất lượng dịch vụ logistics, khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gởi, sự giao hàng đúng lịch.
Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu
Độ hiệu quả của quy trình thông quan (Customs)
Sự giao hàng đúng lịch (Timeliness)
Khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gởi (Tracking and tracing)
Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics (Logistics quality and competence) Chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến
thương mại và vận tải (Infrastructure)
Sự thuận lợi của việc sắp xếp chuyển hàng đi với giá cạnh tranh
(International Shipments) Sự hài lòng về môi trường
dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics H6 H5 H4 H3 H2 H1
Các giả thuyết
H1: Độ hiệu quả của quy trình thông quan được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng
đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics và ngược lại.
H2: Chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics và ngược lại.
H3: Sự thuận lợi của việc sắp xếp chuyển hàng đi với giá cạnh tranh được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics và ngược lại.
H4: Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics và ngược lại.
H5: Khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gởi được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ
logistics và ngược lại.
H6: Sự giao hàng đúng lịch được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics và ngược lại.
Tóm tắt chương 2
Chương hai đã trình bày cơ sở lý thuyết về môi trường dịch vụ logistics, thực trạng ngành logistics, nhà cung cấp dịch vụ logistics, cơ sở hạ tầng các cảng tại Tp.HCM và vùng phụ cận. Chương này cũng đã đưa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu.