Chỉ số hình thành nên môi trường dịch vụ logistics chỉ số LPI 1 Khái quát về chỉ số LP

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa sự hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics (Trang 26 - 28)

2.4.1 Khái quát về chỉ số LPI

Chỉ số LPI (Logistics Performance Index) được gọi là chỉ số năng lực logistics. Theo công bố của WB, chỉ số LPI của một quốc gia được đo lường dựa trên các tiêu chí chính hình thành nên môi trường dịch vụ logistics, qua đó giúp các nhà hoạch định chính có một cách nhìn nhanh về môi trường dịch vụ logistics của quốc gia, nhận ra được những thách thức, cơ hội để phát triển ngành dịch vụ logistics.

Chỉ số LPI là công cụđịnh chuẩn của WB đểđo lường sự phát triển về môi trường dịch vụ logistics của các quốc gia, cho phép so sánh sự phát triển môi trường dịch vụ logistics giữa các quốc gia trên thế giới (WB, 2010. Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh: Ngành Logistics trong nền kinh tế toàn cầu”)[23].

Chỉ số LPI được WB công bố lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2007 dựa trên cuộc khảo sát năm 2007 và lần thứ hai vào tháng 1 năm 2010 dựa trên cuộc khảo sát năm 2009 trong báo cáo “Kết nối để cạnh tranh: Ngành Logistics trong nền kinh tế toàn cầu” (Connecting to Compete: Trade Logistics in the Global Economy). Chỉ số LPI được nghiên cứu bởi các nhà kinh tế học của WB với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, các công ty logistics quốc tế lớn trên thế giới và các đối tác hàn lâm. Nghiên cứu được thực hiện theo chu kỳ hai năm một lần để nâng cao độ tin cậy của các tiêu chí hình thành nên chỉ số LPI và để xây dựng được một tập hợp dữ liệu có thể so sánh giữa các quốc gia.

Kể từ khi ban hành vào năm 2007, chỉ số LPI và các chỉ tiêu chí hình thành nên môi trường dịch vụ logistics đã được chấp thuận nhanh chóng, được các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu sử dụng. Việc công bố chỉ số LPI vào năm 2007 và 2010, WB đã giúp các quốc gia nhận thức rõ ràng được tầm quan trọng của việc tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và ngành logistics, tập trung chú ý đến ngành logistics mang tính thương mại toàn cầu, đóng vai trò như một chất xúc tác tạo ra diễn đàn đối thoại giữa chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và DN về các biện pháp để giải quyết các điểm hạn chế của logistics, tiến hành các cải cách chính sách trong nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng liên quan đến ngành tạo điều kiện cho thương mại và vận chuyển

quốc tế phát triển cũng như hợp tác trong khu vực và hợp tác đa phương để thoát khỏi “vòng luẩn quẩn bất lợi về logistics”.

™ Các tác giả chính

Bản báo cáo năm 2007 do ba thành viên là Jean-Francois Arvis, Monica Alina Mustra và John Panzer trực thuộc WB chủ trì nghiên cứu với sự cộng tác của hai giáo sư là Lauri Ojala và Tapio Naula thuộc trường kinh tế Turku, Phần Lan.

Bản báo cáo năm 2010 do hai thành viên là Jean-Francois Arvis, Monica Alina Mustra trực thuộc WB chủ trì nghiên cứu với sự cộng tác của giáo sư Lauri Ojala thuộc trường kinh tế Turku, Phần Lan và hai cố vấn làm việc cho WB là Ben Shepherd và Daniel Saslavsky.

™ Đối tượng tham gia khảo sát

Khảo sát chỉ số LPI được dựa vào khảo sát trực tuyến. Gần 800 chuyên gia logistics của các công ty logistics quốc tế ở 130 quốc gia đã tham gia vào cuộc khảo sát LPI năm 2007. Gần 1000 chuyên gia logistics của các công ty logistics quốc tế ở 130 quốc gia đã tham gia vào cuộc khảo sát LPI năm 2009, tăng 25% so với năm 2007.

Đối tượng tham gia khảo sát ở các quốc gia có thu nhập trung bình là 45% và ở các quốc gia có thu nhập thấp là 10%, còn lại là ở các quốc gia có thu nhập cao.

Các công ty lớn chiếm khoảng gần 45% câu trả lời gồm các hãng giao nhận kho vận đa quốc gia (34%), các hãng chuyển phát nhanh toàn cầu (11%). Và 55% còn lại là câu trả lời của các hãng giao nhận kho vận có quy mô nhỏ và vừa.

Có sự tham gia của các thành viên cấp cao am hiểu về logistics của các công ty trong việc đánh giá môi trường logistics ở các quốc gia khác nhau. Các câu trả lời khảo sát của các quan chức cấp cao (35%), các nhà quản lý khu vực hoặc quốc gia (25%), các nhà quản lý phòng ban (24%), các đối tượng tham gia trực tiếp các hoạt động logistics (16%).

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa sự hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường dịch vụ logistics của nhà cung cấp dịch vụ logistics (Trang 26 - 28)