hư hỏng của bê tông nhựa dưới tác dụng của độ ẩm c. Thí nghiệm mỏi Có thể thực hiện được 2 thí nghiệm sau: a. Thí nghiệm vệt hằn lún bánh xe b. Thí nghiệm đánh giá hư hỏng của bê tông nhựa dưới tác dụng của độ ẩm
Chỉ thực hiện được thí nghiệm sau:
a. Thí nghiệm vệt hằn lún bánh xe lún bánh xe
Trong khuôn khổ luận án này chỉ trình bày chi tiết về thiết bị cũng như
các phương pháp thí nghiệm được thực hiện trên thiết bị APA.
Hình 2.22. Thiết bị APA
Hình 2.24. Thiết bị FRT
2.8.1. Giới thiệu về thiết bị APA
APA là thiết bị được thiết kế để thí nghiệm các đặc trưng vệt hằn lún, đặc trưng mỏi của bê tông nhựa. Cơ chế hoạt động của thiết bị là mô phỏng hoạt động của bánh xe ô tô tác động lên mặt đường thông qua các bánh xe chuyển động có chu kỳ trên ống cao su áp lực tác động lên bề mặt của tập mẫu bê tông nhựa.
Các thông số cơ bản của thiết bị APA:
− Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 1800 x 1000 x 2000 mm
− Khối lượng: 1500 kg
− Điện năng: 220V, 60Hz, 40A
− Bể chứa nước ổn nhiệt: 132 lít Tính năng kỹ thuật của thiết bị APA:
− Nhiệt độ của buồng chứa mẫu và bể chứa nước từ 4ữ72oC, có bước điều khiển là 1oC.
− Có khả năng gia tải độc lập trên 3 bánh xe với tải trọng quy định.
− áp lực trong ống cao su có thể điều chỉnh và duy trì được ở mức quy định.
− Có khả năng thí nghiệm đồng thời trên ba mẫu dầm hoặc 6 mẫu hình trụ.
− Có thiết bị đếm chu kỳ, tự động dừng thí nghiệm khi đạt đến số chu kỳ thí nghiệm yêu cầu.
2.8.2. Các thí nghiệm trên thiết bị APA
2.8.2.1. Thí nghiệm vệt hằn bánh xe (AASHTO TP63)
Thí nghiệm được thực hiện ở điều kiện:
− Tải trọng tác dụng của bánh xe thí nghiệm là 578N; áp lực trong ống cao su là 896kPa.
− Nhiệt độ thí nghiệm lấy tương ứng với cấp nhựa sử dụng (theo tiêu chuẩn phân loại nhựa của Superpave).
Thí nghiệm được thực hiện trên 6 mẫu hình trụ có đường kính D=150mm, chiều cao H=75±2mm hoặc mẫu có đường kính D=150mm, chiều cao H=115±2mm hoặc trên 3 mẫu hình dầm có chiều rộng B=125mm, chiều cao H=75±2mm, chiều dài L=300mm. Nếu là mẫu hình trụ khoan về từ hiện trường, yêu cầu chiều cao tối thiểu H=50mm.
Đối với mẫu hình trụ chế bị trong phòng, có thể đầm nén bằng thiết bị đầm xoay SGC (Superpave Gyratory Compactor) hoặc thiết bị đầm rung (Vibratory Compactor), mẫu chế bị phải đạt độ rỗng dư bằng 4.0±0.5%.
Đối với mẫu hình dầm chế bị trong phòng, đầm nén bằng thiết bị đầm rung (Vibratory Compactor), mẫu chế bị phải đạt độ rỗng dư bằng 5.0±0.5%.
Trước khi thí nghiệm, mẫu được đặt trong tủ nhiệt ở nhiệt độ thí nghiệm trong khoảng thời gian 6 giờ. Sau đó đặt mẫu vào vị trí thí nghiệm, và cho thiết bị hoạt động với số chu kỳ bánh xe tác dụng lên mẫu là 8000. Sau khi kết thúc quá trình thí nghiệm, thiết bị sẽ tự động đo xác định chiều sâu vệt hằn bánh xe.