Tải trọng tác dụng
2.7.2. Thí nghiệm xác định độ ổn định Hveem
a) Nội dung (nguyên lý) thí nghiệm:
Thí nghiệm được thực hiện trên mẫu hình trụ tròn có đường kính D = 101.6mm, chiều cao H=63.5mm chế bị theo phương pháp Hveem hoặc khoan về từ hiện trường.
Mẫu sau khi được bảo dưỡng trong tủ sấy ở nhiệt độ 60±3oC trong khoảng thời gian từ 3ữ4 giờ, được lấy ra và đặt vào vị trí thí nghiệm.
Ra tải cho mẫu để tạo ra một áp lực hông ban đầu tác dụng lên mẫu là 34.5kPa. Sau đó cho máy nén hoạt động, tác dụng tải theo phương dọc trục mẫu với tốc độ không đổi là 1.3 mm/phút. Ghi lại độ lớn của áp lực hông ứng với thời điểm tải trọng thẳng đứng tác dụng lên mẫu đạt 13.4 kN, 22.3 kN và 26.7 kN.
Ngay sau đó, giảm tải tác dụng lên mẫu theo phương dọc trục xuống còn 4.45 kN, áp lực hông hông tác dụng lên mẫu xuống còn 34.5 kPa.
Dùng bơm thuỷ lực quay tay để tăng dần áp lực hông tác dụng lên mẫu. Đếm chính xác số vòng quay để áp lực hông tác dụng lên mẫu tăng từ 34.5kPa đến 690 kPa, từ đó tính được chuyển vị tương ứng.
Độ ổn định Hveem là một giá trị không có thứ nguyên và được xác định theo công thức : ) 14 . 2 ( 222 . 0 . 2 . 22 + − = h v h P P D P S Trong đó :
+ D : Chuyển vị tương ứng với số vòng quay để áp lực hông tác dụng lên mẫu tăng từ 34.5 kPa đến 690 kPa.
+ Pv : áp lực tác dụng lên mẫu theo phương dọc trục (thường lấy Pv =2.76 MPa ứng với tải trọng tác dụng lên mẫu là 22.3kN).
+ Ph : áp lực hông tác dụng lên mẫu ứng với thời điểm xác định Pv.
b) ý nghĩa sử dụng:
Độ ổn định Hveem của bê tông nhựa được sử dụng để:
− Đánh giá chất lượng của bê tông nhựa.
− Thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp Hveem.
c) Nhận xét, đánh giá:
Đây là thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện. Hiện nay ít được sử dụng.