Đỉnh núi thường là những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau. Diện tích các đỉnh núi không lớn, trên dưới 1ha.
Thảm thực vật ưu thế là cây bụi có cây gỗ.
Cây gỗ có chiều cao 5-6m, đường kính 10-12cm, cây phân cành thấp, tán thưa, mật độ 200-300cây/ha, độ tàn che 0,1-0,2. Thành phần gồm các loài thuộc họ Hồi (Illiacae), Hoa hồng (Rosaceae), Re (Lauraceae), Đỗ Quyên (Ericaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), ...
Ảnh 12: Thảm cây Trúc lùn trên đỉnh núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ảnh 13: Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi
Tầng cây bụi cao 1-2m có độ tàn che 0,8-0,9. Thành phần gồm Đỗ quyên
(Vaccinium, Rhododendron), Chòi mòi (Antidesma), Thau kén (Helicteres), Trúc lùn (Pseudosasa), Lụi (Licuala), Huyết giác (Dracaena), Cò ke (Grewia), Đậu
(Flemingia sp.).... (xem ảnh 12 và 13).
Trên thảm thực vật này có nhiều loài Lan thuộc chi Eria, Bullbophylum, Flickengenia... (ảnh 14).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.6. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ trực thuộc quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn. Ban quản lý Khu Bảo tồn có một Hạt kiểm lâm quản lý diện tích 14.772ha, địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn. Hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn thuộc huyện Bạch Thông nằm cách xa văn phòng Khu bảo tồn về phía Tây, trên địa bàn có một Trạm kiểm lâm số 03 tại xã Vũ Muộn với 05 kiểm lâm viên. Trong những năm qua, mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, song do đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn nên sức ép đến tài nguyên rừng ở đây vẫn rất lớn. Số hộ nghèo chiếm trên 50%, trong đó có đến 23% hộ đói. Chủ yếu là dân tộc thiểu số như Nùng, Tày và Dao. Tệ nạn phá rừng xảy ra hết sức phức tạp, chức năng nhiệm vụ thẩm quyền của ban chưa đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
Kết quả điều tra cho thấy sự tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn là rất lớn, điều đó đã ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học, làm suy giảm tài nguyên rừng. Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn hai xã so với trên toàn Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ từ năm 2009 đến năm 2010 là 24/302 vụ. Loại hình vi phạm chủ yếu là khai thác, buôn bán và vận chuyển lâm sản trái phép, có 8 vụ liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép trong khu bảo tồn. Hình thức xử lý chủ yếu là tịch thu tang vật và xử lý hành chính. Qua trao đổi với lãnh đạo ban quản lý Khu Bảo tồn thì được biết trong những năm gầy đây tình hình vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng có chiều hướng giảm, nhưng tính chất vụ việc vẫn còn cao và các thủ đoạn của bọn lâm tặc thì ngày càng tinh vi, phức tạp.
Để điều tra sự tác động của con người lên tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn, chúng tôi tiến hành điều tra chủ yếu dựa vào các dấu hiệu chính: Chặt cây, đốt phát quang, khai thác các LSNG, dấu vết động vật nuôi thả rông, kết quả được tổng hợp như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.15: Thống kê sự tác động của con người trên các tuyến điều tra
Số lần đo Khoảng cách (m) Chặt cây Đốt phát quang Dấu vết ĐV nuôi Khai thác LSNG 1 2000 3 3 3 3 2 2000 2 3 3 3 3 2000 3 2 2 2 4 2000 3 3 3 3 5 2000 3 2 3 2 6 2000 2 3 3 3 7 2000 3 2 4 3 8 2000 3 2 2 2 9 2000 2 2 3 3 10 2000 2 3 2 2 Tổng 26 25 28 26 Trung bình 2,6 2,5 2,8 2,6
Kết quả điều tra trên 2 tuyến khảo sát với 10 điểm đo như sau: sự tác động của con người tới Khu Bảo tồn là rất lớn và thường xuyên. Cụ thể là các hiện tượng: Dấu vết tác động của vật nuôi 2,8 điểm, chặt cây 2,6 điểm, phát đốt quang 2,5 điểm, khai thác lâm sản ngoài gỗ 2,6. Các loại gia súc như Trâu, Bò, Dê được người dân thả dông nhất là những tháng công việc đồng áng nhàn rỗi nên được thả vào rừng. Chặt cây phục vụ cho sản xuất và sinh kế là công việc diễn ra thường xuyên của người dân (làm nhà, chuồng trại, củi đun, cọn nước...) và khai thác đem bán trái phép, nhất là các loại gỗ được thị trường ưa chuộng như Đinh, Nghiến,... Đốt phát quang là việc làm thường xuyên hàng năm của người dân đối với các diện tích gần các khu dân cư (nhất là đối với những thôn sống trong vùng lõi của Khu bảo tồn) thời gian hoạt động này diễn ra là vào những tháng mùa làm nương rẫy hay phát dọn quang để khai thác vận chuyển lâm sản. Lâm sản ngoài gỗ tại khu vực trước đây có số lượng lớn nhưng hiện nay gần như đã cạn kiệt, vì các loại LSNG được người dân khai thác hết mỗi khi gặp chúng hay trong các mùa sinh trưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một số tác động gây suy thoái ĐDSH
Kết quả điều tra ở các thôn bản cho thấy: nhóm tuổi từ 25-50 tuổi tác động nhiều nhất tới tài nguyên rừng vì đây là lực lượng lao động chính. Có tới trên 60% các hộ thường xuyên có người vào rừng khai thác tài nguyên rừng. Tình hình khai thác vận chuyển lâm sản trên địa bàn ngày càng tinh vi và phức tạp, do đó rất khó khăn trong việc giám sát. Tuy nhiên thật khó xác định được số lượng người vào rừng mỗi ngày, mức độ khai thác là bao nhiêu, số lượng loài bị khai thác.
+ Khai thác LSNG: Người dân khái thác các loài cây làm lương thực, thực phẩm, dược liệu... mục đích sử dụng chủ yếu làm thực phẩm, phục vụ cuộc sống hàng ngày hoặc để bán trên các chợ địa phương. Hoạt động này được diễn ra mạnh khi có các đợt thu mua của các lái buôn để bán sang Trung Quốc.
- Các loài LSNG được người dân khai thác, sử dụng làm thực phẩm: Ngót rừng, Măng, rau Dớn, hoa Chuối, Bứa, Bò khai, … lượng rau khai thác phục vụ gia đình không nhiều, chủ yếu là lấy măng. Măng được khai thác vào mùa xuân và mùa hè. Lượng măng vầu thu hái trung bình của một người lớn 5- 10kg/người/ngày (giá bán dao động 8.000-15.000đ/kg). Lượng khai thác măng nứa trung bình 15-20kg/người/ngày (giá bán 5.000- 12.000đ/kg). Vào mùa măng, trong các gia đình người nào có thời gian là đi lấy măng, từ khoảng 9 tuổi là trẻ em đã bắt đầu biết đi lấy măng (trẻ em lấy được khoảng 1-2 kg/người/ngày) và ngày nào cũng đi lấy. Măng khai thác dùng làm thức ăn hằng ngày của người dân và mang ra chợ bán. Hoạt động khai thác măng có ảnh hưởng mạnh tới tài nguyên rừng, với cường độ khai thác như vậy thì khả năng tái sinh của rừng không thể đáp ứng được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phòng hộ của rừng. Đây là nguồn thực phẩm rất thiết thực đối với người dân ở đây, khi mà thói quen trồng rau trong vườn nhà chưa được phổ biến.
- Săn bắt động vật hoang dã: với truyền thống đồng bào dân tộc trong Khu bảo tồn thường sử dụng các loại vũ khí tự chế và một số loại bẫy để ngăn các loài thú trước sự phá hoại mùa màng của chúng. Các công cụ này được chuyển sang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mục đích khác như sử dụng để săn bắt nhưng loài động vật hoang dã trong rừng đem bán cho các quán hàng ăn có nhu cầu tiêu thụ, một phần ít phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của gia đình. Hiện nay các hoạt động săn bắt động vật hoang dã đã được kiểm soát thông qua việc vận động người dân thu đổi các loại súng săn, súng tự chế, kiểm tra các tụ điểm buôn bán động vật hoang dã nhưng trong thực tế những hoạt động này vẫn còn tồn tại với các hình thức tinh vi, phức tạp hơn, khó kiểm soát. Để lý giải cho điều này chúng ta nhận thấy: Do lợi nhuận thu được từ hoạt động này lớn, biện pháp xử lý chưa chặt chẽ và nghiêm minh, người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại động vật hoang dã.
- Khai thác cây cảnh: Việc thu các loại cây cảnh có giá trị cao tại Khu bảo tồn vẫn xẩy ra thường xuyên và chưa được giám sát chặt chẽ. Các loài cây cảnh được chú ý tới nhiều nhất phải kể đến là các loài lan, tại khu vực Khu bảo tồn có rất nhiều loài lan quý được người dân khai thác mang bán trên thị trường.
- Thu hái cây thuốc: Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác, chế biến và sử dụng cây thuốc. Hiện nay những loài cây thuốc quý còn lại rất ít do diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, chúng chỉ còn tồn tại ở những khu rừng sâu, địa hình phức tạp. Do khai thác chủ yếu là tự phát, riêng lẻ nên khó có thể thống kê được khối lượng cụ thể, đặc biệt là rất khó quản lý. Hoạt động khai thác cây thuốc trở thành “chiến dịch” khi các tay buôn gom hàng bán cho Trung Quốc.
+ Khai thác gỗ: Theo phỏng vấn một số hộ để làm một ngôi nhà hoàn chỉnh cần khoảng 40 m3 gỗ tròn. Trước đây cột kèo xà nhà thường làm bằng các loại gỗ quý như Đinh, Trai, Nghiến, còn ván bưng được xẻ từ cây gỗ lớn như Dổi, De, Chò. Một lượng gỗ lớn được khai thác làm chuồng trâu, chuồng bò, cọn nước. Lợi dụng vào việc được khai thác gỗ sử dụng trong gia đình để hợp thức hóa việc khai thác trái phép, trước khi thành lập Khu bảo tồn thì hoạt động khai thác diễn ra mạnh mẽ, họ khai thác các loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao gây thiệt hại rất lớn tới tài nguyên rừng. Hiện nay do đã có sự phối kết hợp của các lực lượng liên ngành, tình trạng khai thác vận chuyển lâm sản có giảm, nhưng do lợi nhuận thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được từ việc buôn bán lâm sản rất lớn mà đời sống người dân lại nghèo đói nên sẽ rất khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng một cách bền vững. Thời gian khai thác diễn ra quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào những lúc nông nhàn.
Việc làm nhà bằng gỗ là một nét văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày. Hiện nay do dân số tăng nhanh, diện tích rừng có thể khai thác gỗ được chủ yếu là trong rừng đặc dụng chính vì vậy nét văn hoá đặc trưng này lại có trở ngại là ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài nguyên rừng của Khu bảo tồn.
+ Phát rừng làm nương rẫy thường gắn liền với hiện tượng cháy rừng, đa số nương rẫy của đồng bào dân tộc địa phương nằm ở chân các dãy núi đá gần khu dân cư thuộc đất của Khu bảo tồn, tuy ở các mức độ khác nhau nhưng còn phổ biến ở tất cả các khu vực có dân cư sinh sống. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên rừng của Khu bảo tồn. Khi phát rừng làm rẫy, người dân chưa biết hết được đâu là loài quý hiếm, bị đe dọa. Xã Cao Sơn hiện có 3 thôn bản sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn, các thôn bản sinh sống trong vùng lõi vẫn đốt, phát rẫy rất khó kiểm soát. Nếu phát hiện được cũng rất khó xử lý theo pháp luật vì do trình độ hiểu biết của họ rất thấp, do cuộc sống quá còn nhiều khó khăn vất vả, thậm trí còn không đủ tiền nộp phạt cho các sai phạm do chính họ gây ra.
+ Khai thác củi: Nguyên nhân dẫn đến khai thác củi là do củi là chất đốt quan trọng và không thể thay thế được bằng nguồn năng lượng khác của người dân địa phương. Tại hai xã Cao sơn và Vũ Muộn hầu hết các hộ đều là hộ nghèo nên ngoài củi ra họ không còn khả năng sử dụng các nguồn năng lượng đắt tiền khác như bếp ga, bếp than,... Trong thực tế, việc khai thác củi của người dân địa phương thường diễn ra liên tục quanh năm, họ chỉ chọn những cây trưởng thành và những cây cho gỗ tốt (loại gỗ đun cho ít than và than sau khi tàn có màu tro trắng xám) không tận dụng các loại củi khác (họ cho rằng củi không tốt nấu ăn sẽ không ngon). Khi đun thường đốt rất nhiều cây cùng một lúc và thường để lửa cháy cả ngày ngay cả khi không đun nấu, sử dụng bếp không có kết cấu giữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiệt. Hiện nay do lượng củi còn dồi dào nên người dân luôn khai thác và sử dụng tuỳ tiện chưa tính đến việc sử dụng hợp lý và cho tương lai lâu dài.
+ Thả rông gia súc: Đây là tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây, bên cạnh đó do chưa có quy hoạch cụ thể vùng chăn thả cũng là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động thả rông gia súc tự do tại khu vực địa phương. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của lớp cây con. Việc chăn thả diễn ra chủ yếu ở trong rừng xen kẽ một phần là núi đá vôi và núi đất. Số lượng gia súc trong khu vực là rất lớn Mặt khác, đã từ lâu việc thả rông gia súc là việc làm bình thường của người dân nên việc thay đổi thói quen này cần có thời gian dài.