Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã cao sơn và vũ muộn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 59 - 62)

Đây là kiểu rừng có diện tích lớn nhất tại khu vực nghiên cứu chiếm trên 40% tổng diện tích tự nhiên của khu vực nghiên cứu và được phân bố chủ yếu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái. Rừng nguyên sinh chưa bị tác động đều đạt từ trạng thái rừng IIIb trở lên (M>200m3

/ha).

Rừng có cấu trúc gồm 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ 1 tầng cây bụi và tầng thảm tươi.

Tầng A 1 (tầng nhô ): gồm những cây cao >30m, đường kính 70-80cm, nhiều cây đến trên 100 cm, mật độ 15-20 cây/ha, có tán đứt quãng không liên tục, độ tàn che 0,3-0,5. Các loài thường gặp gồm Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fragraeoides), Sâng (Pometia pinnata), Giổi (Michelia sp.), Gội (Aglaia dasyclada, Aglaia spectabilis), Quếch (Chisocheton paniculatus)...

Ảnh 1: Cây gỗ lớn (tầng A1) trong kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao dƣới 700m

Tầng A2 (tầng tán rừng): gồm những cây gỗ cao 20-25m đường kính 45-60cm, có tán khép kín với độ tàn che 0,8-0,9. Thành phần loài ưu thế gồm: Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Bồ hòn (Sapindus saponaria), Chắp (Beilschmeidia sp.), Sồi (Lithocarpus balansea, Lithocarpus corneus, Quercus bambusifolia), Thị (Diospyros

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cà lồ (Caryodaphnosis baviensis), Re (Cinnamomum bejolghota, Cinnamomum iners), Mò (Crytocarya infectoria), Nanh chuột (Crytocarya lenticellata), Kháo (Phoebe macrocarpa, Machilus thunbergii), Trâm (Syzygium), Sến mộc (Photinia benthamiana), Mán đỉa (Archidendron balansae), Vàng anh (Saraca dives),…

Tầng A3 (tầng dưới tán): Gồm các loài cây gỗ có chiều cao 10 – 15m, đường kính 25 - 30cm. Các loài thường gặp gồm: Tai chua (Garcinia cowa), Máu chó (Horsfieldia amygdalina, Knema pierei), Đại phong tử (Hydnocarpus kurzii), Mạy tèo (Streblus macrophyllu), Tèo nông (Streblus tonkinensis), Côm (Elaeocarpus), Ràng ràng (Ormosia), Trâm (Syzygium), Mán đỉa (Archidendron), Sồi (Quercus), Bời lời (Litsea)...

Tầng cây bụi: Cao 3-4m, có khi đến 6m, gồm những cây con của tầng cây gỗ và cây chịu bóng. Ở vùng chân núi thảm tươi thường dày rậm. Thành phần chính gồm các loài: Dóng xanh (Justicia vetricosa), Nóng (Saurauia napaulensis), Đu đủ rừng (Trevesia sphaerocarpa), Mua (Medinilla assamica, Medinilla bauchei), Ô rô (Streblus ilicifolia), Trầu không rừng (Piper gymnostachyum), Xương cá (Canthium diccocum), Lấu (Psychotria balansae, Psychotria montana, Psychotria reevesii), Móc câu đằng (Uncaria macrophylla), Bố dại (Corchorus aestuans), Gai (Boehmeria nivea), Han tím (Dendrocnide stimulans), Han trâu (Dendrocide urentissima ), Bọ mắn (Pouzolzia zeylanica), Bọ mắm lông (Gonostera hirta), Mía dò (Costus speciosus), Dứa dại (Pandanus sp.), Trôm (Sterculia sp.)... Ở vùng sườn núi do địa hình núi đá nên nhiều nơi hầu như không có cây, mà chỉ là những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau với một vài cây mọc lên từ các kẽ đá (xem ảnh 2).

Ảnh 2: Tầng cây bụi dƣới rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao dƣới 700m

Thảm tươi: Thay đổi rất khác nhau từ chân đồi lên sườn đồi. Ở chân đồi thường rậm với các loài thường gặp là thân thảo mọc trên mặt đất. Thành phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gồm: Bóng nước (Impatiens yerrucifer), Thu hải đường (Begonia balansaeana), Ri ta tim (Chirita lavandulacea), Rau tai voi (Lysionotus), Ráy leo lá lớn (Epipremmum geganteum), Ráy leo lá xẻ (Epipremmum pinnatum), Ráy leo (Pothos repens), Đuôi phượng (Rhaphidophora sp.), Cao cẳng lá dài (Ophiopogon longifolius), Cói lá dứa (Mapinia macrocephala ), Gai (Boehmeria nivea)... các loài dương xỉ thuộc chi Pteris, Asplenium, Aglaomorpha… Lên đến sườn đồi, thảm tươi thưa và nhiều nơi gần như không có cây mọc (ảnh 3).

Ảnh 3: Thảm tƣơi dƣới tán rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao dƣới 700m

Ngoài các tầng chính nêu trên, còn có hệ dây leo khá phát triển. Thường gặp các loài: Dây gắm (Gnetum latifolium), Lánh công (Fissistigma sp.), Dây dất (Fissistigma latifolium), Dây giom (Melodilus annamensis), Dây cáp (Capparis tonkinensis), Sống rắn (Acacia pennata), Trắc leo (Dalbergia stipulacea), Dây mật (Derris marginata), Dây cóc (Derris tonkinensis), Móc mèo (Mucuna pruiriens), Trôm leo (Byttneria aspera ), các loài thuộc chi Bauhinia, Caesalpinia, Duối leo (Trophis scandens), Ráy leo lá lớn (Epipremmum geganteum), Ráy leo lá xẻ (Epipremmum pinnatum), Đuôi phượng (Rhaphidophora decirsiva)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ảnh 4: Dây leo trong rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã cao sơn và vũ muộn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 59 - 62)