Sản xuất nông nghiệp trong khu vực chiếm tỷ trọng cao trên (80%), tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ, dịch vụ chậm phát triển.
Cây trồng chính là Lúa nước, Ngô, Khoai, Sắn, với các giống sẵn có ở địa phương, trình độ canh tác lạc hậu nên năng suất cây trồng thường không cao. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 583,5 tấn, bình quân lương thực đầu người là 250kg/năm.
Chăn nuôi đại gia súc có trâu, bò; gia cầm có lợn, gà, vịt. Ngoài việc cung cấp sức kéo, thực phẩm cho tiêu dùng của gia đình, một số hộ đã có thu nhập khá từ chăn nuôi.
Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là bảo vệ rừng. Trong khu vực hiện tượng đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản, săn bắn động vật rừng vẫn xảy ra. Công tác giao đất lâm nghiệp tại khu vực đã được thực hiện, tổng diện tích giao khoán là 95 ha phần diện tích được giao là vùng núi đất gần khu dân cư, còn lại những nơi cao, xa hiện vẫn do lực lượng Kiểm lâm quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hệ thống giao thông trong vùng khá thuận lợi, có đường tỉnh lộ 279 từ Ngân Sơn đi Na Rì dài 30,2km. Mạng lưới đường thiết kế hợp lý, chất lượng khá, đi lại thuận lợi. Nhưng ở nơi cao, xa, nhất là vùng núi đá thì hầu như không có đường giao thông đi lại, đây cũng là yếu tố thuận lợi cho công tác xây dựng và bảo vệ khu rừng.
Thủy lợi: Khu vực nghiên cứu phần lớn là diện tích núi đá vôi, nên rất ít sông suối và nước mặt, vì vậy công tác thủy lợi đã được quan tâm, giải quyết được một phần khó khăn về nước phục vụ sản xuất cho các khu vực thấp, đối với các thôn vùng cao vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nước thiên nhiên.
Về y tế: có trạm y tế tại trung tâm xã, các thôn bản có cán bộ y tế thôn bản, tuy nhiên trang thiết bị của cơ sở y tế còn thiếu và nghèo nàn, trình độ cán bộ y tế còn thấp nên không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân, bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt ở các thôn vùng sâu.
Các xã đều có trường cơ sở tiểu học, phòng học là nhà cấp III và cấp IV (các xã mới được đầu tư xây dựng theo chương trình 135) nhưng trang thiết bị và đồ dùng học tập còn thiếu, tỷ lệ học sinh tới trường học đạt 95 – 96%, chất lượng việc dạy và học chưa cao, trình độ học sinh còn thấp so với mức trung bình của khu vực, vẫn còn 15,2% dân số không biết chữ. Đây là một thách thức lớn trong công tác tuyên truyền chủ chương và chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
Cao Sơn và Vũ Muộn là hai xã vùng sâu vùng xa của huyện Bạch Thông, nên đời sống văn hóa xã hội của người dân còn thấp. Được sự quan tâm của nhà nước, các xã trong khu vực đều đã có điện lưới quốc gia, nhưng chỉ có số ít hộ gia đình có Tivi, Radio, phương tiện thông tin liên lạc còn thiếu thốn.